Tin tức: Trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

viêm tiểu phế quản bội nhiễm

1. Tổng quan về bệnh

Trước khi tìm hiểu về cách điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm, hãy cùng tìm hiểu tổng quát về căn bệnh này.

Tình trạng bội nhiễm là gì?

Bội nhiễm là hiện tượng xuất hiện chủng virus hoặc vi khuẩn mới. Hay nói cách khác, nếu bạn đã từng bị nhiễm trùng nhưng bây giờ lại xuất hiện thêm một nhiễm trùng khác ngay tại vị trí cũ thì được gọi là hiện tượng bội nhiễm. Bội nhiễm là xuất hiện thêm một hay nhiều vi khuẩn, virus mới bên cạnh bệnh lý chính.

Khi gặp tình trạng bội nhiễm, công cuộc điều trị sẽ khó khăn hơn do vi khuẩn hoặc virus đó có thể có khả năng kháng thuốc. Khi bị viêm tiểu phế quản, bạn thường có các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, ho khan, ho có đờm hoặc sốt. Nếu không điều trị dứt điểm có thể khiến vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm. Viêm tiểu phế quản có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn.

Tình trạng bội nhiễm sẽ khó khăn hơn trong việc điều trị vì virus có thể kháng thuốc

Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ

Hầu hết trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm bắt nguồn từ viêm nhiễm từ đường hô hấp trên. Viêm nhiễm sau đó sẽ lan xuống phế quản, phế cầu, liên cầu,… Khi bị bệnh, trẻ có thể bị phù nề ống thở khiến chất nhầy tiết ra nhiều hơn, cản trở việc lưu thông của không khí nên trẻ rất dễ bị khó thở.

xem thêm  Tiêm phế cầu có sốt không? Chăm sóc trẻ để giảm sốt ra sao?

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ là do virus bào hô hấp gây ra. Cũng có một số trẻ là do nhiễm trùng từ môi trường, khí hậu làm hình thành virus. Dù là nguyên nhân nào hay do virus nào gây ra, nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm thì chúng sẽ nhanh chóng xâm nhập đường hô hấp gây viêm tiểu phế quản bội nhiễm.

Triệu chứng mắc bệnh ở trẻ

Mẹ cần theo dõi những triệu chứng của trẻ để kịp thời có những phương pháp chăm sóc cũng như quan sát trẻ bị ảnh hưởng như thế nào. Khi bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm, trẻ thường có những triệu chứng như ho, đau rát họng, khó thở, sổ mũi, khó thở, có sốt nhẹ. Một số trẻ có thể bị viêm tai giữa.

Trẻ thường ho nhiều khi bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Ngoài ra, trẻ có thể có những triệu chứng nguy hiểm hơn như nôn ói thường xuyên, thở gấp, thở khò khè, hôn mê, da tái, người mệt mỏi, hoạt động chậm, đôi khi còn bị co giật. Lúc này nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra để tránh những hậu quả nghiêm trọng.

2. Trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm có thể dẫn đến biến chứng gì?

Nếu để những triệu chứng viêm tiểu phế quản bội nhiễm kéo dài ở trẻ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, mẹ cần theo dõi sức khỏe của con thật kỹ đến tránh những biến chứng xấu do viêm tiểu phế quản bội nhiễm gây ra.

Biến chứng ban đầu

  • Ngừng hô hấp: Biến chứng này rất phổ biến ở trẻ sinh non, hoặc những trẻ khoảng 44 tuần tuổi.
  • Xẹp phổi: Hầu hết trẻ mắc bệnh này đểu gặp biến chứng xẹp phổi, nhất là trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Tràn khí màng phổi và khí trung thất: Biến chứng này thường ít xảy ra hơn, chỉ khoảng dưới 6% trẻ gặp phải.
  • Mất nước: Ở giai đoạn đầu, trẻ thường gặp biến chứng này. Lâu dần có thể bị rối loạn tuần hoàn.
  • Co giật: Hiện tượng này xuất hiện do thiếu oxy hoặc do virus xâm nhập vào bên trong gây bệnh lý về não.
  • Tử vong: 79% trẻ dưới 12 tháng tuổi tử vong do mắc viêm phế quản bội nhiễm. Nếu trẻ bị mãn tính có thể làm giảm chức năng của tim, phổi.
xem thêm  Nhiễm liên cầu khuẩn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng

Mất nước là biến chứng khá phổ biến khi trẻ mắc viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Biến chứng lâu dài

  • Nếu trẻ phục hồi thì hầu hết ít có di chứng để lại. Khoảng 40% trẻ bị khò khè đến năm 5 tuổi và chỉ khoảng 10% trẻ trên 5 tuổi gặp hiện tượng này.
  • 30% trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm gặp tình trạng hen phế quản.

3. Điều trị và ngăn ngừa

Dù trẻ em hay người lớn bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm thì cách điều trị vẫn là sử dụng kháng sinh. Ngoài ra, để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh, mẹ có thể thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc ăn uống cho trẻ.

Điều trị tại nhà

  • Vệ sinh vùng mặt để tránh vi khuẩn xâm nhập, nhất là vệ sinh răng miệng, rửa mặt bằng nước ấm. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt và mũi cho trẻ mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước giúp làm giảm chất nhầy, việc thở dễ dàng hơn.
  • Nghỉ ngơi nhiều: Sức đề kháng của trẻ còn yếu nên rất cần nghỉ ngơi để hồi lại.

Vệ sinh mặt cho trẻ để hạn chế vi khuẩn xâm nhập

  • Dùng máy làm ẩm: Khi bé ngủ, mẹ có thể đặt máy làm ẩm không khí trong phòng để giảm khô da và hạn chế đờm tích tụ cho bé. Mẹ cũng có thể cho trẻ tắm dưới vòi hoa sen nóng để làm lỏng chất nhầy.
  • Không tự ý dùng thuốc: Dù dùng bất kỳ thuốc hay siro nào mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh hiện tượng tác dụng ngược.
xem thêm  17 Cách Làm Trắng Da Hiệu Quả Tại Nhà

Phòng tránh viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ

Để làm giảm nguy cơ trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

  • Cho trẻ tránh xa khói thuốc lá.
  • Tiêm chủng định kỳ ngừa bệnh cúm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh do siêu vi khuẩn cúm gây ra.
  • Rửa tay cho trẻ thật kỹ.
  • Đeo khẩu trang cho bản thân và trẻ nhỏ mỗi khi ra đường để hạn chế khói bụi, vi khuẩn, chất thải,…

Cho trẻ tiêm chủng định kỳ để hạn chế bệnh do siêu vi khuẩn cúm gây ra

Hy vọng qua những chia sẻ trên, bố mẹ đã có thêm thông tin cần thiết về tình trạng trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Viêm tiểu phế quản bội nhiễm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ. Vì vậy, hãy chủ động ngăn ngừa cho con của mình. Nếu còn những vấn đề thắc mắc về tình trạng này, hoặc cần đưa bé đi thăm khám, bố mẹ hãy liên hệ ngay với Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.