2 cách điều trị viêm teo niêm mạc dạ dày, chữa trị mất bao lâu?

viêm teo niêm mạc dạ dày

Phương pháp điều trị viêm teo niêm mạc dạ dày sẽ được chỉ định tùy vào nguyên nhân gây bệnh, nhưng chủ yếu là dùng thuốc. Bệnh lý này là một tình trạng tiền ung thư, cần được phát hiện và chữa trị sớm để tránh diễn tiến nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.

điều trị viêm teo niêm mạc dạ dày

Thế nào là viêm teo dạ dày?

Viêm teo dạ dày là một thực thể mô bệnh học đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính ở niêm mạc dạ dày, xảy ra khi các tế bào tuyến dạ dày được thay thế bằng biểu mô ruột, tuyến môn vị và mô sợi.

Nguyên nhân gây viêm teo dạ dày có thể do vi khuẩn Helicobacter pylori gây nhiễm trùng, các yếu tố môi trường không xác định, bệnh tự miễn dịch chống lại các tế bào tuyến dạ dày. Trong đó, viêm teo dạ dày liên quan đến Helicobacter pylori xuất hiện dưới dạng đa ổ, bao gồm cả hang vị và niêm mạc thân vị, đáy vị.

Viêm teo dạ dày tự miễn chỉ giới hạn ở thân vị và đáy vị nhưng người bệnh có thể bị thiếu máu ác tính do mất nhiều tế bào thành và xuất hiện kháng thể kháng yếu tố nội tại. Ngoài ra, những bệnh nhân bị rối loạn tự miễn dịch chẳng hạn như bệnh cường giáp tự miễn, suy giáp nặng, viêm tuyến giáp Hashimoto, suy tuyến cận giáp hoặc bệnh bạch biến cũng được xếp vào nhóm nguy cơ. Do tình trạng biểu mô bị mất nghiêm trọng, niêm mạc sẽ mỏng dần và mất các nếp gấp, làm tăng tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tuyến dạ dày, điển hình là ung thư biểu mô tuyến phát sinh ở các vùng dị sản dạ dày.

Viêm teo dạ dày liên quan đến Helicobacter pylori thường không có triệu chứng, nhưng có nguy cơ phát triển ung thư biểu mô dạ dày (nguy cơ này có thể giảm sau khi loại bỏ Helicobacter pylori). Ngoài ra, người bệnh bị viêm teo dạ dày mạn tính có lượng axit dạ dày thấp, gastrin trong máu cao, có thể dẫn đến tăng sản tế bào giống enterochromaffin (ECL) và khối u carcinoid.(1)

xem thêm  Tác dụng và đặc điểm của thuốc Ciprofloxacin 500mg | Mytour

bị viêm teo niêm mạc dạ dày

Cách điều trị viêm teo niêm mạc dạ dày

Sau khi chẩn đoán viêm teo dạ dày, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân viêm teo niêm mạc dạ dày để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Đối với viêm teo dạ dày liên quan đến Helicobacter pylori, mục tiêu điều trị nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh (vi khuẩn Helicobacter pylori), nhằm ngăn bệnh diễn tiến nặng hơn. Các phác đồ điều trị thường kết hợp các thuốc kháng khuẩn và chống tiết dịch như thuốc ức chế bơm proton (PPI), ranitidine bismuth citrate (RBC), hoặc bismuth subsalicylate. Tỷ lệ điều trị dứt điểm cao, dao động trong khoảng từ 80 – 95%.

Không tuân theo chỉ định của bác sĩ và tình trạng kháng kháng sinh là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Quá trình điều trị thường kéo dài trong vòng 10 – 14 ngày.

Đối với viêm teo dạ dày tự miễn, mục tiêu điều trị chính là khắc phục biến chứng của bệnh. Đặc biệt, ở những bệnh nhân bị thiếu máu ác tính, bác sĩ thường chỉ định bổ sung Vitamin B12, sắt…(2)

cách điều trị teo niêm mạc dạ dày

FAQs

Dưới đây là phần trả lời một số thắc mắc về viêm teo dạ dày, điều trị viêm teo niêm mạc dạ dày, người bệnh có thể tham khảo thêm để phát hiện và điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm về sau:

1. Viêm teo dạ dày có phải luôn là tiền ung thư?

Viêm teo dạ dày là tình trạng tiền ung thư. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều được điều trị hiệu quả khi phát hiện sớm, chưa đến 2% số ca bệnh diễn tiến thành ung thư.

2. Chữa viêm teo dạ dày mất bao lâu?

Quá trình điều trị Helicobacter pylori liên quan đến viêm teo dạ dày thường kéo dài từ 10 – 14 ngày. Một số trường hợp cần bổ sung vitamin B12 và/hoặc sắt kéo dài. Một tỷ lệ nhỏ người bệnh bị viêm teo dạ dày tiến triển có thể cần theo dõi bằng nội soi trong vòng từ 3 năm một lần. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày ở nhóm đối tượng này vẫn tương đối thấp.

3. Viêm teo niêm mạc dạ dày có tái phát không?

Nếu nguyên nhân gây viêm teo dạ dày là nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, sau khi điều trị, trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể bị tái nhiễm lại với vi khuẩn và vi khuẩn có thể tiếp tục làm viêm teo dạ dày.

xem thêm  Tăng sức đề kháng bằng các thực phẩm xung quanh ta

4. Làm gì để giảm viêm teo dạ dày bằng cách tự nhiên?

Không có cách làm giảm viêm teo dạ dày tự nhiên. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến khích nên thực hiện đồng thời các biện pháp sau trong quá trình điều trị để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh lý:

  • Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh
  • Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh theo hướng dẫn sau:
  • Tích cực bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: đậu, trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt
  • Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng axit thấp, đặc biệt là đậu và rau
  • Ăn thực phẩm ít béo: cá, thịt nạc, rau
  • Bổ sung các loại thực phẩm có chứa probiotic như sữa chua, dưa cải…
  • Tránh ăn các loại thực phẩm và đồ uống có khả năng làm trầm trọng hơn các triệu chứng viêm teo niêm mạc dạ dày như: thực phẩm có tính axit (cà chua, một số loại trái cây), thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên nướng, đồ muối chua, thức ăn cay, rượu bia, nước giải khát có ga, đồ uống chứa caffeine, các loại nước ép trái cây, trà
  • Tránh uống rượu và hút thuốc lá
  • Quản lý cảm xúc, tránh căng thẳng, có thể tham gia trị liệu tâm lý và thực hành thiền định nếu cần thiết.
  • Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của viêm teo dạ dày, đồng thời tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần tổng thể.
  • Uống trà thảo mộc

chữa viêm teo niêm mạc dạ dày

Phòng ngừa viêm teo niêm mạc dạ dày

Viêm teo niêm mạc dạ dày chủ yếu do nhiễm H. pylori gây ra. Do đó, mỗi người có thể chủ động phòng ngừa hiệu quả bằng cách sát khuẩn tay sau khi đi vệ sinh và thực hành các thói quen vệ sinh lành mạnh khác. Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh như ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn, bỏ rượu bia, thuốc lá… cũng là biện pháp hữu ích không nên bỏ qua.

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) thuộc Hệ thống BVĐK Tâm Anh là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng.

Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa – Nội khoa và Ngoại khoa Tiêu hóa – Gan Mật Tụy – Hậu môn trực tràng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, các phương pháp ngoại khoa tiên tiến được áp dụng trong các lĩnh vực Nội soi và Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, không để lại sẹo với các tên tuổi hàng đầu như TS.BS Đỗ Minh Hùng, TTƯT.TS.BS Phạm Hữu Tùng, BS.CKII Nguyễn Quốc Thái, TS.BS Trần Thanh Bình, ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân, BS.CKII Hồ Thị Bích Thủy, BS.CKI Đặng Lê Bích Ngọc; điều trị Gan Mật Tụy kỹ thuật hiện đại với TS.BS Phạm Công Khánh, BS.CKII Võ Ngọc Bích; thăm khám và tư vấn bệnh lý nội tiêu hóa với ThS.BS.CKII Lê Thanh Quỳnh Ngân, BS.CKI Huỳnh Văn Trung, BS.CKI Hoàng Đình Thành, ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc Bích, ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long; phẫu thuật trong điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng như ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, ThS.BS Ngô Hoàng Kiến Tâm, ThS.BS Nguyễn Thanh Biên…

xem thêm  Chăm sóc sức khỏe phụ nữ: Suy buồng trứng ở tuổi trẻ

Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp cũng dẫn đầu với các kỹ thuật hiện đại trong phẫu thuật nội soi ổ bụng với các tên tuổi chuyên gia như TTƯT.PGS.TS Triệu Triều Dương, ThS.BS.CKII Nguyễn Văn Trường, ThS.BS Lê Văn Lượng… Các chuyên gia thuộc lĩnh vực nội soi tiêu hóa tiêu biểu như TS.BS Vũ Trường Khanh, BSNT Đào Trần Tiến, BSNT Hoàng Nam, BS.CKII Bùi Quang Thạch…

Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Trên đây là tổng quan các thông tin liên quan đến các phương pháp điều trị viêm teo niêm mạc dạ dày. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích liên quan đến vấn đề điều trị và chăm sóc sức khỏe.