Tin tức

viêm da cơ địa trẻ em

1. Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là dạng bệnh da bị viêm xuất hiện tử nhỏ, với đặc trưng là da đỏ, khô, bong vảy, có thể chảy dịch và ngứa. Bệnh được chia thành hai cấp độ:

  • Viêm da cơ địa cấp tính: đặc trưng là các đám da đỏ, ranh giới không rõ, không có vảy da, có mụn nước và phù nề trên bề mặt da, có hiện tượng bong trợt da, chảy dịch và ngứa.
  • Viêm da cơ địa mãn tính: da dày thâm, ranh giới rõ, liken hóa, các vết nứt đau do gãi nhiều.

2. Bệnh viêm da cơ địa trẻ em – nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

2.1. Nguyên nhân khiến trẻ mắc viêm da cơ địa là gì?

Bệnh viêm da cơ địa chủ yếu xảy ra ở những trẻ có cơ địa dị ứng khi chịu sự tác động của các tác nhân gây kích thích ở bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Các tác nhân bên ngoài có thể do: virus, vi nấm, vi khuẩn, thời tiết, thức ăn, bụi phấn hoa,… Tác nhân bên trong cơ thể có thể là: bất thường miễn dịch, di truyền, tiền sử dị ứng, thần kinh,…

Vị trí thường chịu thương tổn do viêm da cơ địa ở trẻ

Các yếu tố góp phần là cho bệnh viêm da cơ địa trẻ em trở nên nặng hơn gồm:

  • Nóng do: lò sưởi, tắm nước quá nóng, dùng chất vải nóng, mặc quần áo dày,…
  • Khô do: gió quá nhiều, thời tiết hanh khô, dùng xà phòng,…
  • Ngứa do: cát, cỏ, lông động vật, nhãn mác quần áo,…
  • Nhiễm khuẩn hoặc virus.
  • Một số yếu tố khác: môi trường, hóa chất, tác nhân gây dị ứng,…
xem thêm  Chlorpheniramine (Clorphenamine)

2.2. Làm sao để nhận biết trẻ bị viêm da cơ địa?

Viêm da cơ địa trẻ em có thể dựa vào các tiêu chuẩn sau để nhận biết:

  • Viêm da mạn tính và hay tái phát.
  • Ngứa.
  • Thương tổn điển hình là chàm khu trú ở mặt, vùng duỗi (đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi). Còn trẻ lớn hơn dày da, lichen vùng nếp gấp.
  • Tiền sử cá nhân hay gia đình có bệnh cơ địa dị ứng như: hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa.
  • Các dấu hiệu khác như: khô da, chàm ở bàn tay, dị ứng thức ăn, ngứa khi ra mồ hôi,…

3. Điều trị và chăm sóc da cho trẻ bị viêm da cơ địa

3.1. Điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

  • Nguyên tắc

Việc điều trị viêm da cơ địa trẻ em dựa trên nguyên tắc chính: làm dịu, chống khô và nhiễm trùng da, chống viêm bên ngoài da và giảm ngứa. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng loại thuốc phù hợp.

Giảm ngứa là một trong những nguyên tắc cần đạt được khi điều trị viêm da cơ địa trẻ em

  • Phương pháp điều trị

Trẻ bị viêm da cơ địa sẽ được bác sĩ tư vấn cho bố mẹ để tránh chà xát, không gãi là một việc rất quan trọng. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ cho các loại thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa cho bệnh nhân. Việc bôi kem dưỡng ẩm là rất cần thiết vì nó vừa có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Ngoài ra, bố mẹ của trẻ cũng sẽ được tư vấn không cho trẻ dùng đồ len cũng như bố mẹ và người chăm sóc trẻ cần tránh dùng đồ len dạ khi tiếp xúc với trẻ.

xem thêm  Đau bụng sau quan hệ tình dục: Nguyên nhân và cách xử trí

Điều trị viêm da cơ địa cần rất cẩn trọng, có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh, đối với trẻ nhỏ là bố mẹ bệnh nhân. Tùy theo giai đoạn bệnh là cấp tính, bán cấp hay mạn tính mà cho thuốc bôi phù hợp.

Các loại thuốc bôi thường được dùng để điều trị viêm da cơ địa trẻ em là:

  • Kem bôi dưỡng ẩm.
  • Thuốc tím metin với nồng độ 1%.
  • Thuốc bôi corticoid kết hợp acid salicylic.
  • Dung dịch milian.
  • Thuốc kháng sinh dạng mỡ chứa corticoid.
  • Thuốc kháng histamin dùng để bôi ngoài da.

Các loại thuốc chữa viêm da cơ địa trẻ em đường uống phổ biến gồm:

  • Thuốc kháng histamin thế hệ H1 đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ.
  • Thuốc kháng sinh dùng khi viêm nhiễm.
  • Thuốc corticoid đường uống chỉ được dùng dưới chỉ định của bác sĩ và dùng trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, nếu thấy cần thiết, một số trường hợp bác sĩ cũng có thể sẽ kê đơn bổ sung thuốc có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ.

3.2. Chăm sóc da cho trẻ bị viêm da cơ địa

Để chăm sóc da cho trẻ bị viêm da cơ địa đạt hiệu quả tốt nhất cần chú ý dưỡng ẩm và tái tạo nước cho da; giảm viêm và ngứa; bảo vệ da trước các tác nhân có hại đồng thời điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng.

Thường thì khi bị ngứa do viêm da cơ địa trẻ sẽ gãi và hành động này vô tình làm bệnh thêm nghiêm trọng, thậm chí còn gây nhiễm trùng. Để giảm ngứa cho trẻ cha mẹ có thể thực hiện một trong số các cách:

Da của trẻ bị viêm da cơ địa cần phải được dưỡng ẩm thường xuyên và đúng cách

  • Đắp ẩm hoặc băng ướt lên vùng da bị tổn thương vì viêm da cơ địa.
  • Đánh lạc hướng cho trẻ bằng các trò chơi khi cơn ngứa xuất hiện để tránh không cho trẻ gãi ngứa nhiều.
  • Luôn giữ vệ sinh tay và cắt sạch móng tay cho trẻ.
xem thêm  Trẻ sốt bao nhiêu độ thì nên uống thuốc?

Ngoài ra, tắm cho trẻ bị viêm da cơ địa cũng rất quan trọng bởi việc làm này nếu thực hiện không đúng có thể thúc đẩy bệnh trở nên nặng hơn. Vì thế, khi tắm cho trẻ cha mẹ cần lưu ý:

  • Không tắm bằng nước quá nóng vì nó khiến cho da của trẻ bị ngứa và khô hơn. Tốt nhất nên dùng nước ấm nhẹ không quá 30 độ C hoặc có thể mát hơn tùy theo thời tiết.
  • Chọn sữa tắm cho trẻ để thay thế xà phòng vì xà phòng khiến da bị khô nặng hơn. Có thể cho trẻ ngâm mình trong bồn tắm pha sữa tắm khoảng 15 – 30 phút để cấp ẩm thêm cho da. Tốt nhất nên cho trẻ tắm trước giờ đi ngủ khoảng 2 tiếng để trẻ có được giấc ngủ ngon.
  • Trẻ bị viêm da cơ địa bội nhiễm có thể dùng nước muối sinh lý 0.9% để tắm hoặc tuân thủ chỉ định từ bác sĩ.

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây đã giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về bệnh viêm da cơ địa trẻ em để biết cách phát hiện và chăm sóc tốt nhất cho con mình. Nếu cần được tư vấn kỹ hơn, quý khách hàng có thể gọi tới Tổng đài 1900 56 56 56, Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng lắng nghe và chia sẻ tới quý khách những thông tin hữu ích về vấn đề mà quý khách đang băn khoăn.

FAQs

Conclusion