Ung thư phổi có lây không? Bệnh có thể lây qua đường nào?

ung thư phổi có lây không

Ung thư phổi bắt đầu trong phổi, nhưng không lây từ người này sang người khác. Vậy ung thư phổi có lây không? Ung thư phổi lây qua đường nào? Chi tiết xem qua bài viết sau đây!

Ung thư phổi có lây không?

Ung thư phổi xuất hiện khi các tế bào trong phổi thay đổi và phát triển ngoài tầm kiểm soát. Những tế bào này tăng lên, tạo thành khối u và có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Ở Việt Nam, có khoảng hơn 26.000 người mắc ung thư phổi và hơn 23.000 trường hợp tử vong (thống kê đến năm 2020).

Hút thuốc gây ra phần lớn bệnh ung thư phổi – cả ở người hút thuốc và người tiếp xúc với khói thuốc thụ động. Nhưng ung thư phổi cũng xảy ra ở những người không bao giờ hút thuốc và những người không bao giờ tiếp xúc lâu với khói thuốc thụ động. Trong những trường hợp này, không có nguyên nhân rõ ràng của bệnh ung thư phổi.

Ung thư phổi bắt đầu trong phổi và lan đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác trong cơ thể. Khi các tế bào ung thư lây lan từ cơ quan này sang cơ quan khác thì được gọi là di căn. Ung thư phổi thường được nhóm thành hai loại chính: tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ (bao gồm ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào vảy). Những loại ung thư phổi phát triển và được điều trị khác nhau.

Một người bị ung thư phổi không thể “lây” cho người khác và ngược lại. Các tế bào ung thư từ người bị ung thư không thể sống trong cơ thể của một người khỏe mạnh khác. Hệ thống miễn dịch sẽ tìm và tiêu diệt các tế bào lạ, bao gồm cả tế bào ung thư từ người khác.

Ung thư phổi lây qua đường nào?

Theo BS.CKII Ngô Trường Sơn, Phó khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, có một số tình huống có thể khiến nhiều người nghĩ rằng ung thư đã lây lan từ người này sang người khác.

1. Nhiễm trùng làm tăng nguy cơ ung thư

Mặc dù người bệnh ung thư không lây nhiễm nhưng có một số vi trùng có thể đóng vai trò trong sự phát triển của một số loại ung thư. Điều này khiến một số người lầm tưởng rằng “ung thư đang phát tác”. Nhiễm trùng có liên quan đến ung thư bao gồm virus, vi khuẩn và ký sinh trùng.

2. Ung thư trong gia đình

Một số gia đình có nhiều người mắc ung thư phổi nhưng điều này không có nghĩa là các thành viên trong gia đình đã lây bệnh ung thư cho nhau. Lý do cho điều này, bao gồm:

  • Các thành viên trong gia đình có cùng gen với nhau.
  • Các thành viên trong gia đình có lối sống không lành mạnh giống nhau (ví dụ: chế độ ăn uống, sinh hoạt, thói quen hút thuốc…).
  • Các thành viên trong gia đình đã tiếp xúc với cùng một tác nhân gây ung thư.
xem thêm  Cách giảm ngứa khi bị dị ứng

3. Cụm ung thư

Một số người chỉ ra “cụm” bệnh nhân ung thư có tiếp xúc với nhau là bằng chứng cho thấy ung thư có thể lây lan. Nhưng các cụm hầu như không bao giờ phản ánh tỷ lệ ung thư cao hơn so với cộng đồng. Trong một số ít trường hợp có nhiều ung thư hơn trong một nhóm, thật khó để biết những yếu tố nào khác (như tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư và lối sống) có thể là nguyên nhân gây ra cụm ung thư.

4. Mắc ung thư trong quá trình cấy ghép nội tạng

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng ung thư có thể gặp ở những người được cấy ghép nội tạng. Điều này có thể là do các loại thuốc được dùng để giảm nguy cơ thải ghép nội tạng, chứ không phải ung thư lây lan từ nội tạng được hiến tặng. Bởi những loại thuốc này làm suy yếu hệ thống miễn dịch và có thể ngăn cơ thể tìm, tiêu diệt virus, tế bào dẫn đến ung thư.

Ung thư phổi có di truyền không?

Ước tính rằng 8% trường hợp ung thư phổi có liên quan đến khuynh hướng di truyền. Nguy cơ ung thư phổi có thể tăng lên nếu cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh. Mặc dù vậy, điều đó không đồng nghĩa là chắc chắn sẽ mắc bệnh nếu trong gia đình có người mắc bệnh.

Theo nghiên cứu, yếu tố di truyền có nhiều khả năng gây nguy cơ ung thư phổi cho những đối tượng:

  • Nữ giới
  • Người trẻ dưới 50 tuổi
  • Người không bao giờ hút thuốc

Các nhà khoa học đã xác định được một số đột biến gen nhất định (những thay đổi trong mã di truyền) có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Song điều này không có nghĩa là tất cả các đột biến gen liên quan đến ung thư phổi đều do di truyền. Một người có thể có các đột biến gen bẩm sinh hoặc đột biến gen mắc phải trong suốt cuộc đời do các yếu tố môi trường (hút thuốc, ô nhiễm…).

Nguyên nhân gây ung thư phổi

BS.CKII Ngô Trường Sơn cho biết, hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra khoảng 80 – 90% trường hợp ung thư phổi. Khi hít phải khói thuốc chứa chất gây ung thư, trong mô phổi bắt đầu có sự thay đổi ngay lập tức. Lúc đầu, cơ thể có thể sửa chữa nhưng sau nhiều lần tiếp xúc, các tế bào bình thường nằm trong phổi ngày càng bị tổn thương. Theo thời gian, tổn thương khiến các tế bào hoạt động bất thường và cuối cùng ung thư phát triển.

Các yếu tố nguy cơ ung thư phổi bao gồm:

  • Tiếp xúc với khói thuốc thụ động: Ngay cả khi không hút thuốc, nguy cơ ung thư phổi vẫn tăng lên nếu tiếp xúc với khói thuốc thụ động.
  • Xạ trị trước đây: Nếu đã trải qua xạ trị ở ngực cho một loại ung thư khác sẽ có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi.
  • Tiếp xúc với khí radon: Radon hình thành do sự phân hủy tự nhiên của urani trong đất, đá và nước, cuối cùng trở thành một phần của không khí hít thở. Mức radon không an toàn có thể tích tụ ở bất kỳ nơi đâu.
  • Tiếp xúc với amiăng và các chất gây ung thư khác: Nơi làm việc tiếp xúc với amiăng và các chất gây ung thư khác (asen, crom, niken) có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi, đặc biệt nếu là người hút thuốc.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi: Những người có cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con bị ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
xem thêm  Giải nhiệt trong người: Những gợi ý hữu ích

Phòng ngừa bệnh ung thư phổi bằng cách nào?

Theo BS.CKII Ngô Trường Sơn, không có cách nào ngăn ngừa ung thư phổi tuyệt đối, nhưng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh, nếu:

  • Ngưng hút thuốc: Không hút thuốc hoặc ngừng hút thuốc để giảm nguy cơ bị ung thư phổi (ngay cả khi đã hút thuốc trong nhiều năm).
  • Tránh hút thuốc thụ động: Nếu sống hoặc làm việc với một người hút thuốc, hãy khuyến khích họ bỏ thuốc lá. Hoặc ít nhất là yêu cầu họ hút thuốc bên ngoài. Đồng thời, cần tránh những khu vực có người hút thuốc như quán bar, nhà hàng.
  • Kiểm tra và kiểm soát mức radon trong nhà.
  • Tránh các chất gây ung thư: Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân khỏi tiếp xúc với hóa chất độc hại tại nơi làm việc. Nguy cơ tổn thương phổi do các chất gây ung thư tại nơi làm việc tăng lên nếu một người có hút thuốc.
  • Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại trái cây và rau quả: Đây là những nguồn thực phẩm giàu vitamin và chất dinh dưỡng. Tránh dùng liều lượng lớn vitamin ở dạng viên vì có thể gây hại.
  • Tập thể dục thường xuyên: Mỗi người nên vận động, tập thể dục 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần. Nếu không tập thể dục thường xuyên, hãy bắt đầu từ từ.

tập thể dục phòng ngừa ung thư phổi
Tập thể dụng thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh ung thư phổi.

Tầm soát sàng lọc ung thư phổi

Hiện nay, các bác sĩ sử dụng chụp cắt lớp vi tính liều thấp (LDCT) phổi để tìm ung thư phổi. Khi quá trình chụp LDCT hoàn tất, người bệnh có thể tiếp tục công việc hàng ngày của mình một cách bình thường. Các hình ảnh được tạo ra trong quá trình chụp được máy tính tổng hợp và được bác sĩ chuyên chẩn đoán ung thư phổi bằng các xét nghiệm hình ảnh đánh giát.

Các kết quả tầm soát ung thư phổi có thể xảy ra, bao gồm:

  • Không phát hiện bất thường: Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một lần chụp khác sau một năm.
  • Nốt phổi: Ung thư phổi xuất hiện dưới dạng một đốm nhỏ trong phổi. Nhiều tổn thương phổi khác cũng trông giống như hình thái này, như sẹo do nhiễm trùng phổi hay khối u không ung thư (lanh tính). Trong các nghiên cứu, có đến một nửa số người được sàng lọc ung thư phổi có một hoặc nhiều nốt phát hiện trên LDCT. Hầu hết các nốt nhỏ sẽ được theo dõi trong lần khám sàng lọc ung thư phổi hàng năm tiếp theo. Trong một số trường hợp, kết quả có thể cho thấy cần chụp CT phổi khác sau vài tháng để xem nốt phổi có phát triển hay không. Các nốt phát triển có nhiều khả năng là ung thư.
  • Một nốt lớn có nhiều khả năng là ung thư: Vì lý do đó, người bệnh được thực hiện các xét nghiệm bổ sung như thủ thuật sinh thiết, chụp cắt lớp phát xạ positron…
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Xét nghiệm sàng lọc ung thư phổi có thể phát hiện các vấn đề về phổi và tim khác thường gặp ở những người hút thuốc trong thời gian dài, như khí thũng, xơ cứng động mạch ở tim…

chụp tầm soát ung thư phổi
Hệ thống chụp CT 768 lát cắt tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tầm soát, phát hiện ung thư phổi giai đoạn sớm.

Nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống chụp CT 768 lát cắt tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những thiết bị tiên tiến giúp tầm soát phát hiện ung thư phổi giai đoạn sớm. Với tốc độ chụp 458mm/s, độ phân giải 75ms, máy chụp có thể phát hiện những tổn thương kích thước cực nhỏ so với các phương pháp chụp CT liều thấp thông thường.

xem thêm  Các biểu hiện sau khi đặt thuốc phụ khoa

Ngoài ra, hệ thống chụp CT 768 lát cắt còn được trang bị thêm bộ lọc tia Tin filter giúp giảm thiểu liều tia X tác động đến cơ thể, an toàn cho người bệnh.

Ung thư phổi không lây nhưng có tính di truyền trong một số trường hợp và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi được coi là một yếu tố nguy cơ. Do đó, những người có thành viên gia đình từng mắc bệnh, hoặc có tiền sử hút thuốc lá, làm việc trong môi trường tiếp xúc amiăng và các chất gây ung thư khác (asen, crom, niken)… nên đi tầm soát ung thư phổi tại các cơ sở y tế. Việc phát hiện và điều trị ung thư phổi ở giai đoạn sớm cho tiên lượng sống còn cao.

FAQs

Q: Ung thư phổi có thể lây qua đường nào?

A: Ung thư phổi không lây qua đường nào từ người này sang người khác. Các tế bào ung thư từ người bị ung thư không thể sống trong cơ thể của người khỏe mạnh khác.

Q: Ung thư phổi có di truyền không?

A: Có khả năng ung thư phổi có liên quan đến yếu tố di truyền. Nguy cơ ung thư phổi có thể tăng lên nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh, nhưng không đồng nghĩa với việc chắc chắn mắc bệnh.

Q: Làm thế nào để phòng ngừa ung thư phổi?

A: Để phòng ngừa ung thư phổi, hãy ngưng hút thuốc, tránh hút thuốc thụ động, kiểm tra mức radon trong nhà, tránh tiếp xúc với các chất gây ung thư, chọn chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên.

Q: Cách nào để tầm soát sàng lọc ung thư phổi?

A: Tầm soát sàng lọc ung thư phổi thường sử dụng chụp cắt lớp vi tính liều thấp (LDCT) phổi để tìm ung thư phổi. Các kết quả tầm soát có thể không phát hiện bất thường, phát hiện nốt phổi, phát hiện một nốt lớn, hoặc phát hiện các vấn đề sức khỏe khác.

Conclusion

Ung thư phổi không lây qua đường từ người này sang người khác và không có tính di truyền nhất định. Hút thuốc và tiếp xúc với các chất gây ung thư là những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi. Tuy không thể ngăn ngừa ung thư phổi tuyệt đối, nhưng việc ngưng hút thuốc, tránh tiếp xúc với các chất gây ung thư, và thực hiện các biện pháp phòng ngừa có thể giảm nguy cơ mắc bệnh. Tầm soát sàng lọc ung thư phổi bằng chụp cắt lớp vi tính liều thấp (LDCT) phổi là một phương pháp hiệu quả để phát hiện ung thư phổi giai đoạn sớm.