Ung thư phổi giai đoạn IV: Điều trị và tiên lượng

ung thư giai đoạn 4 sống được bao lâu

Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV là giai đoạn ung thư đã lan đến các cơ quan khác, điều trị sẽ tập trung vào việc kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV là gì?

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở cả 2 giới, thống kê năm 2022 của Viện Ung thư Hoa Kỳ (NCI), ung thư phổi chiếm 12,4% số trường hợp ung thư mắc mới, gần 50% trong số đó phát hiện được khi bệnh đã ở giai đoạn IV. (1)

Giai đoạn IV là giai đoạn tiến triển nhất của ung thư phổi, khối u lan rộng, di căn đến phổi đối bên hoặc các cơ quan xa. Ung thư phổi giai đoạn IV có thể là ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) hoặc ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC). Đa số các trường hợp NSCLC tiên lượng khả quan hơn. Thông thường, khi nói đến ung thư phổi giai đoạn 4, có nghĩa là ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV.

Giải mã phân đoạn T, N, M trong ung thư phổi giai đoạn IV

Các giai đoạn ung thư phổi

Giai đoạn ung thư phổi được xác định dựa trên hệ thống phân đoạn TNM của Ủy ban Ung thư Hoa Kỳ (American Joint Committee on Cancer – AJCC) bao gồm 3 yếu tố chính: (2)

  • T (Tumor): Đánh giá khối tế bào ung thư hình thành đầu tiên trong phổi, hay còn gọi là u nguyên phát. Đánh giá T dựa trên 3 yếu tố sau:

    • Đo lường kích thước u theo đơn vị centimet (cm).
    • Mức độ xâm lấn của khối u vào các cấu trúc lân cận.
    • Số lượng u trong phổi.
    • Yếu tố T đi kèm một chữ số từ 1-4. Chữ số này biểu thị mức độ phát triển của khối u. Số lớn hơn tương ứng với mức độ phát triển nhiều hơn.
  • N (Node): Hạch bạch huyết (hay gọi tắt là hạch) là các cấu trúc nhỏ dạng bầu dục giúp cơ thể chống đỡ lại bệnh tật. Đánh giá yếu tố N dựa trên mức độ lan đến các hạch bạch huyết lân cận từ khối u nguyên phát. Yếu tố N đi kèm một chữ số từ 1-3. Chữ số này biểu thị mức độ lan rộng đến các hạch. Số lớn hơn tương ứng với mức độ lan rộng hơn.

  • M (Metastasis): Yếu tố M cho biết ung thư đã lan đến các cơ quan khác của cơ thể (còn gọi là di căn). Ung thư phổi thường di căn đến các cơ quan như: não, xương, tuyến thượng thận, gan, phổi đối bên…

Ở giai đoạn IV, ung thư đã di căn xa, ký hiệu là M1 với T bất kỳ và N bất kỳ. Tùy thuộc vào mức độ di căn, sẽ có phân loại M1a khi vị trí di căn xa vẫn giới hạn trong lồng ngực, M1b ung thư đã di căn đến 1 vị trí ngoài lồng ngực, M1c ung thư đã di căn đến hơn một vị trí ngoài lồng ngực.

Giai đoạn IV được chia thành IVA và IVB.

Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IVA

Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IVA có đặc điểm là khối u đã lan rộng trong phổi hoặc đến một cơ quan bên ngoài phổi, bao gồm các trường hợp T1-4 N1-3 M1a hoặc T1-4 N1-3 M1b. (3)

Giải mã phân đoạn T, N, M:

  • T1-4, N1-3, M1a:

    • T1-4: Khối u có kích thước bất kỳ.
    • N1-3: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết.
    • M1a:
      • Khối u đã di căn sang phổi đối bên.
      • Tế bào ung thư tìm thấy trong dịch màng phổi.
      • Tế bào ung thư tìm thấy trong dịch màng ngoài tim.
  • T1-4, N1-3, M1b:

    • T1-4: Khối u có kích thước bất kỳ.
    • N1-3: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết và cấu trúc lân cận.
    • M1b: Một khối u đã lan đến một hạch bạch huyết xa hoặc một cơ quan xa (ví dụ: não, gan, xương,…).
xem thêm  Tác dụng và an toàn của sự kết hợp giữa Tramadol và Paracetamol trong điều trị đau trong y học chăm sóc đặc biệt

Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IVB

Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IVB được xác định khi có hơn một vị trí di căn đến các hạch bạch huyết xa và/hoặc các cơ quan xa như não, gan, xương, tuyến thượng thận… Ở giai đoạn này, bệnh được xếp loại M1c, với T bất kỳ và N bất kỳ.

Xem thêm:

  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 1
  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 2
  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3

Triệu chứng ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV

Các triệu chứng ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có thể thay đổi tùy theo vị trí của khối u và mức độ lan rộng của bệnh.

Bệnh nhân có thể gặp phải các tình trạng sau:

  • Mệt mỏi, suy nhược về thể chất và tinh thần;
  • Sụt cân;
  • Thay đổi cảm xúc, một số bệnh nhân cảm thấy ít hứng thú với những thứ trước đây từng rất yêu thích;
  • Các triệu chứng đau rất dữ dội và khó chịu;
  • Khó thở;
  • Khàn giọng;
  • Ho dai dẳng, ho ra máu;
  • Chảy máu;
  • Ngón tay dùi trống;
  • Tràn dịch màng phổi, viêm phổi;
  • Thay đổi vị giác, chán ăn, giảm cảm giác thèm ăn, khiến bệnh nhân ăn không ngon miệng và nhanh no hơn.

Ung thư phổi di căn đến các vị trí khác nhau có thể gây ra các triệu chứng khác nhau, cụ thể:

  • Khối u di căn đến gan sẽ gây đau ở vùng bụng bên phải, tràn dịch màng bụng, vàng da, ngứa…
  • Khối u di căn đến xương gây đau lưng, đau cột sống, gãy xương, tăng canxi máu…
  • Khối u di căn đến tuyến thượng thận với các triệu chứng thường không điển tính, nhưng bệnh nhân có thể có lượng hormone tuyến thượng thận thấp, chán ăn, buồn nôn, sụt cân…
  • Khối u di căn đến não gây đau đầu, nôn ói, suy giảm thị lực, co giật, yếu liệt tay chân…

Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV sống được bao lâu?

Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có tỷ lệ sống sau 5 năm trung bình 8%, cụ thể như sau: (4)

  • Giai đoạn IVA: Tỷ lệ sống còn sau 5 năm là 10%, thời gian sống trung bình là 11,4 tháng.
  • Giai đoạn IVB: Tỷ lệ sống còn sau 5 năm là 1%, thời gian sống trung bình là 6,3 tháng.

Theo dữ liệu từ chương trình SEER của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, ung thư phổi giai đoạn IV có tỷ lệ sống sau 5 năm trung bình 5,8%.

Tỷ lệ sống còn của bệnh ung thư phổi giai đoạn IV phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Tuổi tác: Yếu tố này ảnh hưởng đến cả quá trình bệnh tiến triển và tỷ lệ sống. Bệnh được chẩn đoán ở thời điểm trước 50 tuổi có khả năng sống cao hơn những trường hợp phát hiện bệnh ở tuổi trên 65. Thực tế, nhiều trường hợp bệnh nhân phát hiện ung thư phổi khi đã ngoài 70, vốn có sức khỏe tổng thể kém và đáp ứng với điều trị không thể như những bệnh nhân trẻ tuổi.
  • Giới tính: Ung thư phổi giai đoạn IV ở nam giới có tỷ lệ sống sau 5 năm là 5,6%, trong khi ở nữ giới là 8,6%.
  • Chỉ số đánh giá hoạt động cơ thể (chỉ số thể trạng): Chỉ số này được xếp trên thang điểm tăng dần từ 0-4, mức 0 có nghĩa là hoạt động bình thường và mức 4 là nằm tại chỗ. Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IV có chỉ số thể trạng từ 0-2 có khả năng sống lâu hơn những người có chỉ số từ 3-4.
  • Hút thuốc: Không bao giờ là quá muộn để ngừng hút thuốc. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học về Phổi tại Brazil, những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IV vẫn có thể tăng thời gian sống nếu bỏ thuốc lá trước khi điều trị.
  • Vị trí và loại ung thư phổi: Ung thư phổi không tế bào nhỏ có 3 dạng gồm ung thư biểu mô tuyến, ung thư tế bào vảy và ung thư tế bào lớn. Trong đó, ung thư biểu mô tuyến là loại ung thư phổ biến nhất và có tiên lượng khả quan nhất.
  • Bệnh đi kèm: Khoảng 75% bệnh nhân ung thư phổi tiến triển có một bệnh lý mạn tính đi kèm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và quá trình điều trị.
  • Đột biến gen: Một số loại đột biến gen EGFR, ALK, ROS1 có thể có các loại thuốc điều trị nhắm trúng đích hiệu quả, giúp cải thiện tỷ lệ sống so với những trường hợp không mang các đột biến này.
xem thêm  3 phương pháp điều trị u nang buồng trứng tiên tiến hiện nay

Cách chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV

Chụp CT Scan chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4

Hiện nay có các phương pháp chẩn đoán giai đoạn ung thư phổi gồm:

  • Nội soi phế quản: Đây là một thủ thuật sử dụng ống soi mềm có gắn camera giúp bác sĩ quan sát bên trong lòng đường dẫn khí của phổi. Nếu gặp tổn thương nghi ngờ, bác sĩ có thể lấy mẫu để xét nghiệm.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Kỹ thuật này nhằm đánh giá kích thước, vị trí của khối u trong phổi, mức độ xâm lấn các cơ quan lân cận, cũng như để phát hiện sự lan rộng của bệnh đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác.

BVĐK Tâm Anh TP.HCM trang bị hệ thống chụp CT hai đầu bóng 768 lát cắt – là một trong những hệ thống chụp CT hiện đại nhất hiện nay, tích hợp trí tuệ nhân tạo và bộ lọc tia Tin Filter, đem lại hình ảnh trực quan từ mọi góc độ và giảm thiểu lượng tia X sử dụng cho người bệnh, giảm tác dụng phụ gây ra trong mỗi lần chụp.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này để đánh giá các tổn thương trong não hoặc tủy sống nếu nghi ngờ ung thư đã lan tới.
  • Chụp PET-CT: Kỹ thuật này được áp dụng để đánh giá hoạt động của các tế bào ung thư trong cơ thể bằng cách sử dụng một chất phóng xạ. Các tế bào ung thư sẽ hấp thu nhiều chất phóng xạ hơn các tế bào bình thường và sáng hơn trên hình ảnh PET-CT.
  • Sinh thiết kim nhỏ (FNA = Fine Needle Aspiration): Bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút tế bào từ khối u hoặc hạch bạch huyết bằng kim nhỏ qua da dưới hướng dẫn siêu âm hoặc CT.
  • Sinh thiết mẫu mô: Kỹ thuật này giúp đánh giá đặc điểm tế bào ung thư. Mẫu mô có thể được lấy từ sinh thiết xuyên thành ngực, nội soi phế quản hoặc phẫu thuật. Sinh thiết tổn thương nghi ngờ có thể được tiến hành để xác nhận hay loại trừ khả năng di căn xa.
  • Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, thận, huyết học và các chất chỉ điểm ung thư như CEA, Cyfra 21-1.
  • Xét nghiệm các đột biến gen hoặc các protein bất thường trên tế bào ung thư phổi như EGFR, ALK, ROS1, PD-L1… Các xét nghiệm này có thể được làm trên mẫu sinh thiết phổi hoặc mẫu máu.

Cách điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV

Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV sẽ tập trung kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Phương pháp điều trị được lựa chọn phụ thuộc vào một số yếu tố như: tình trạng lan rộng của bệnh, đột biến gen liên quan, tình trạng sức khỏe, các bệnh lý khác đi kèm…

Dưới đây là các biện pháp điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV: (5)

  • Hóa trị: Đây là phương thức điều trị ung thư bằng thuốc hóa chất. Hóa trị thường được tiến hành theo đợt, theo sau bằng một khoảng nghỉ, như vậy cơ thể có thời gian phục hồi chuẩn bị cho lần hóa trị kế tiếp. Hóa chất được truyền chậm qua tĩnh mạch, từ đó đi khắp cơ thể người bệnh. Hóa trị có thể được dùng kết hợp với các liệu pháp khác như xạ trị, liệu pháp miễn dịch…
  • Xạ trị: Đây là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao (tia xạ) để điều trị ung thư. Tia xạ làm tổn thương tế bào ung thư, khiến chúng ngừng sinh sản và chết đi. Xạ trị có thể được sử dụng theo nhiều cách khau, có thể xạ trị cho khối u tại phổi, cho u di căn đến các cơ quan khác như não, xương, tuỷ sống…
  • Liệu pháp nhắm trúng đích: Các thuốc nhắm trúng đích có thể nhắm vào một số đột biến gen nhất định của ung thư phổi, giúp làm chậm sự phát triển của khối u.
  • Liệu pháp miễn dịch: Chất ức chế chốt kiểm soát có thể giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và tấn công các tế bào ung thư phổi.
  • Chăm sóc giảm nhẹ: Tập trung vào việc giúp đỡ người bệnh giảm thiểu các triệu chứng của bệnh và tác dụng phụ từ các điều trị gây ra bằng cách sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống nôn, thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập vật lý trị liệu. Ngoài ra chăm sóc giảm nhẹ còn giúp khuây khỏa nỗi đau tinh thần, giảm căng thẳng và buồn phiền, giải tỏa những vấn đề về tâm lý xã hội và tâm linh cho người bệnh, hỗ trợ cho người chăm sóc và thân nhân của người bệnh.
xem thêm  Một Thanh Niên 27 Tuổi May Mắn Vượt Qua Nguy Hiểm Vì Đeo Nhẫn Tạo Khoái Cảm | fim24h

Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV

Chăm sóc và điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4

Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IV trải qua nhiều đau đớn về thể xác và tinh thần; cần có sự cảm thông và hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình và toàn thể xã hội.

Cuối cùng, thân nhân, những người trực tiếp chăm sóc người bệnh cũng trải qua những căng thẳng, lo âu, mệt mỏi về thể chất lẫn tinh thần. Cần chủ động giúp đỡ để họ có thể duy trì sức khỏe của bản thân và tiếp tục chăm sóc cho người bệnh.

Hiện tại chưa có phương pháp nào chữa khỏi ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV, nhưng những tiến bộ trong điều trị và chăm sóc giảm nhẹ giúp kéo dài thời gian sống cũng như cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Người bệnh nên lạc quan và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

FAQs

Q: Tại sao ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có tỷ lệ sống sau 5 năm thấp?

A: Ung thư phổi giai đoạn IV thường có tỷ lệ sống sau 5 năm thấp do bệnh đã di căn xa và lan rộng trong cơ thể. Điều này làm cho việc tiếp cận và điều trị khó khăn hơn, và mức độ lan rộng của bệnh ảnh hưởng xấu đến dự đoán tỷ lệ sống.

Q: Có cách nào để cải thiện dự đoán tỷ lệ sống cho người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV?

A: Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của người bệnh ung thư phổi giai đoạn IV bao gồm tuổi tác, giới tính, chỉ số thể trạng, hút thuốc, vị trí và loại ung thư phổi, bệnh đi kèm và các đột biến gen. Chăm sóc và điều trị kịp thời, cùng với hỗ trợ tâm lý và tình cảm từ gia đình và xã hội, cũng có thể giúp cải thiện chất lượng sống và tỷ lệ sống của người bệnh.

Q: Có phương pháp nào hiệu quả để tối ưu hóa điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV?

A: Phương pháp điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng lan rộng của bệnh, đột biến gen, tình trạng sức khỏe, và các bệnh lý khác đi kèm. Bác sĩ chuyên khoa có thể tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho từng trường hợp cụ thể.