Tin tức: Điều cần biết về trẻ sơ sinh bị nấc và cách khắc phục

trẻ sơ sinh hay bị nấc

Những điều mẹ cần biết khi con bị nấc và cách khắc phục hiệu quả

Theo các bác sĩ, tình trạng nấc cụt xảy ra do có sự kích thích ở cơ hoành không được diễn ra một cách liên tục, đồng thời nắp thanh âm lúc này đã bị đóng lại một cách đột ngột. Tình trạng này xảy ra thường xuyên đối với trẻ dưới 1 tuổi.

Nguyên nhân gây nấc ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường bị nấc với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Mẹ cho bé sử dụng bình sữa không đúng cách: Điều này vô tình làm lượng khí vào dạ dày nhỏ của bé lớn, chịu đựng quá mức, gây kích thích khiến cơ hoành co thắt và tạo ra tiếng nấc.
  • Bé bị trào ngược dạ dày: Đây được đánh giá là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nấc, bởi các axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Sự thay đổi của nhiệt độ môi trường: Vì trẻ sơ sinh có sức đề kháng còn yếu, việc nền nhiệt thay đổi đột ngột sẽ khiến phổi của bé ít nhiều ảnh hưởng, từ đó tạo nên tiếng nấc.

Trên thực tế cho thấy có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc

Trên thực tế cho thấy có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc. Ngoài ra, trẻ bị nấc còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như: Không may mắc phải bệnh hen suyễn, dị ứng thời tiết hay môi trường sống bị ô nhiễm,…

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị nấc có gây nguy hiểm gì không chắc chắn là điều mà các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Tình trạng nấc cụt ở trẻ thường xuất hiện và kéo dài trong thời gian ngắn, thường là vài phút. Tuy nhiên, điều mẹ lo lắng là sự nấc đó có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe bé cũng như gây nôn trớ lượng thức ăn vừa nhập vào hay không.

xem thêm  Trẻ sơ sinh: Lựa chọn đúng nhiệt độ phòng

Theo các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, trẻ bị nấc là một trong những phản ứng bình thường, mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trường hợp bé xuất hiện những cơn nấc dài và lâu, mẹ nên chủ động tìm cách giúp bé giảm đi những cơn nấc này. Bởi nếu nấc quá lâu, bé sẽ có cảm giác khó chịu và buồn nôn, gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình hô hấp.

Trẻ sơ sinh bị nấc là một trong những phản ứng hết sức bình thường mà mẹ không cần lo lắng

Trẻ sơ sinh bị nấc là một trong những phản ứng hết sức bình thường mà mẹ không cần lo lắng

Mách mẹ các mẹo nhỏ để chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Để có thể chấm dứt tình trạng nấc cụt gây khó chịu cho trẻ nhỏ một cách nhanh chóng, hiệu quả mẹ hãy thử tham khảo một số thủ thuật dưới đây:

  • Cho bé nghỉ ngơi: Nếu bé đang bú sữa mẹ mà bỗng dưng bị nấc, mẹ hãy dừng việc cho bé bú lại và để bé nghỉ. Điều này không chỉ giúp làm giảm cơn nấc hiệu quả mà còn giúp bé không bị sặc sữa.
  • Mẹ cho bé ợ hơi: Ợ hơi sẽ giúp bé giải tỏa được cơn nấc bằng cách mẹ xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng của bé.
  • Bịt lỗ tai hoặc đôi cánh mũi bé: Mẹ có thể sử dụng tay để bịt nhẹ lên lỗ tai bé, thao tác này cần thực hiện trong vòng 30 giây. Ngay sau đó, mẹ hãy thả tay, cùng với đó là bịt miệng trẻ. Thực hiện liên tục động tác này từ 10 cho đến 15 lần sẽ làm cho cơ hoành bị căng tránh sự co lại, giúp làm ngưng sự nấc.
  • Thay đổi tư thế bình sữa: Khi thấy con bị nấc khi đang bú bình, mẹ nên chủ động thay đổi ngay tư thế của bình sữa. Điều này sẽ làm cho không khí không thể vào trong phổi của bé yêu.
xem thêm  Hiểu đúng về sàng lọc ung thư tuyến giáp

Mẹ hãy cho bé nghỉ ngơi và vận dụng các phương pháp dân gian để điều trị tình trạng nấc ở trẻ

Mẹ hãy cho bé nghỉ ngơi và vận dụng các phương pháp dân gian để điều trị tình trạng nấc ở trẻ

Ngoài những cách trên, các bậc phụ huynh cũng có thể chữa nấc cho bé theo một số phương pháp dân gian của ông bà ta thời xa xưa như: Sử dụng lá trầu không dán lên trán bé, dùng ngón tay kỳ nhẹ lên đôi môi của bé khoảng 60 cái,… Những cách này không chỉ đơn giản mà còn giúp đem lại hiệu quả cao.

Những việc mẹ không nên làm khi bé bị nấc

Tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh có thể được khắc phục bằng những mẹo nhỏ dân gian nêu trên. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ chưa có kinh nghiệm, mới sinh con đầu lòng nên tỏ ra vô cùng lo lắng trước tình huống này. Bên cạnh đó, việc chữa trị không đúng cách vô tình khiến bé bị nấc kéo dài, kèm theo các biểu hiện khác như nôn trớ. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không làm những điều sau đây khi con bị nấc:

  • Không kéo lưỡi của trẻ: Có khá nhiều bà mẹ mắc sai lầm khi kéo lưỡi của con để cải thiện tình trạng nấc. Điều này sẽ không thể làm giảm cơn nấc của bé mà còn khiến bé hoảng sợ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần cũng như sức khỏe của bé.
  • Không xóc bé: Khi thấy bé xuất hiện cơn nấc, điều tốt nhất là mẹ nên để bé nằm nghỉ ngơi, tránh sự rung lắc.
  • Không cho bé uống nước lạnh: Do là trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa còn chưa được ổn định nên mẹ không nên cho bé uống nước lạnh hoặc nước hoa quả để làm giảm cơn nấc.

Hãy là một người mẹ mẹ thông thái trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé phát triển toàn diện

Hãy là một người mẹ thông thái trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé phát triển toàn diện

Không phải tất cả mọi đứa trẻ đều sử dụng chung một phương pháp để điều trị tình trạng nấc. Mẹ nên chủ động thay đổi cách để có thể giúp bé nhanh chóng mất đi vấn đề này. Ngoài ra, cần giữ nhiệt độ trong phòng ổn định, thoáng đãng và lưu ý không để bé bị ảnh hưởng bởi sự chênh lệch của nền nhiệt.

xem thêm  Tin tức: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần? Những điều cần biết về sinh non

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề trẻ sơ sinh bị nấc. Hy vọng bài viết này phần nào đó sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng này cũng như trau dồi thêm kinh nghiệm cho các bậc phụ huynh. Nếu có thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe, bạn đọc vui lòng liên hệ qua đường dây 1900 56 56 56 để được các nhân viên y tế tại MEDLATEC tư vấn, hoặc đến trực tiếp các chi nhánh của Bệnh viện để được kiểm tra, thăm khám.

FAQs

Có thể chữa trị tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh không?

Có, tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh có thể được chữa trị thông qua các phương pháp dân gian và mẹo nhỏ như cho bé nghỉ ngơi, cho bé ợ hơi, bịt lỗ tai hoặc đôi cánh mũi bé, và thay đổi tư thế bình sữa.

Có nguy hiểm gì nếu bé bị nấc?

Tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu nấc kéo dài và bé có cảm giác khó chịu, có thể gây nôn và ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.

Conclusion

Trẻ sơ sinh bị nấc là tình trạng phổ biến và thường không đáng lo ngại. Bài viết này đã cung cấp cho mẹ những thông tin cần thiết về nguyên nhân gây nấc, cách khắc phục, và những việc mẹ không nên làm khi bé bị nấc. Một số mẹo nhỏ và phương pháp dân gian cũng đã được chia sẻ để giúp mẹ chăm sóc và giảm thiểu tình trạng nấc ở trẻ sơ sinh. Hy vọng rằng thông tin này sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh và giúp bé yêu khỏe mạnh.