Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài: Nguyên nhân và cách giải quyết

trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều

1. Trẻ sơ sinh đi đại tiện bao nhiêu lần trong ngày

Để giải đáp được thắc mắc: trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài có nghiêm trọng không, trước tiên cha mẹ cần nắm được tần suất đánh hơi và đi đại tiện của trẻ.

Trẻ sơ sinh thường đi đại tiện bao nhiều lần/ngày là câu hỏi của nhiều phụ huynh

Trẻ sơ sinh thường đánh hơi dưới 10 lần/ngày, đây là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang hoạt động bình thường. Nếu trẻ sơ sinh đánh hơi quá nhiều lần trong ngày và có một số triệu chứng như: nôn trớ hoặc chướng bụng, cha mẹ cần chú ý theo dõi và cho bé đi khám càng sớm càng tốt. Các triệu chứng kể trên có thể cảnh báo hệ tiêu hóa của trẻ đang hoạt động kém hiệu quả và cần được chăm sóc đúng cách.

Thực tế, các bé sơ sinh dưới 6 tuần tuổi thường đi đại tiện nhiều lần trong ngày, trung bình từ 3 – 6 lần/ngày. Từ khoảng 2 tháng tuổi, tần suất đi đại tiện của trẻ bắt đầu giảm do hệ tiêu hóa bắt đầu ổn định hơn. Ở giai đoạn này, bé có thể đi ngoài 1 lần/ngày hoặc vài ngày mới đi đại tiện 1 lần. Đây là hiện tượng bình thường nên các bậc phụ huynh hoàn toàn yên tâm.

Bác sĩ cho biết tần suất đi đại tiện không chỉ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ mà còn tùy vào chế độ ăn của con. Ví dụ trẻ ăn sữa mẹ sẽ ít đi đại tiện hơn so với các bé dùng sữa công thức. Lưu ý, trẻ ăn sữa công thức rất dễ bị táo bón, đặc biệt là khi người mẹ pha sữa đặc hơn bình thường.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài

Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng khi phát hiện tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài. Để xử lý được tình trạng này, trước tiên chúng ta cần xác định nguyên nhân trẻ đánh hơi rất nhiều mà không hề đi ngoài, thực tế, tình trạng này thường do chế độ dinh dưỡng của trẻ có sự thay đổi.

xem thêm  Các Dấu Hiệu Nguy Hiểm Của Bà Mẹ Lúc Chuyển Dạ Và Khi Sinh

Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài có thể do nhiều lý do

2.1. Đối với trẻ bú sữa mẹ

Thông thường, khi ăn sữa mẹ, trẻ sơ sinh hiếm khi bị táo bón bởi vì thành phần của sữa mẹ khá dễ tiêu hóa. Từ khoảng 6 tuần tuổi, trẻ bú sữa mẹ có thể gặp phải tình trạng đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài. Nguyên nhân là do lượng sữa non – colostrum trong sữa mẹ giảm dần.

Colostrum trong sữa mẹ hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch của trẻ, đồng thời giúp các bé sơ sinh tiêu hóa dễ dàng hơn. Khi lượng colostrum giảm, trẻ sẽ gặp một chút khó khăn khi đi đại tiện, tuy nhiên đây không phải vấn đề đáng lo ngại.

2.2. Đối với trẻ ăn sữa công thức

Tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài xảy ra thường xuyên đối với các bé ăn sữa công thức. Khi bú bình, bé có nguy cơ nuốt phải không khí. Lượng không khí này thường tích tụ trong bụng của trẻ và gây tình trạng đánh hơi liên tục.

Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi đại tiện do ăn sữa công thức không phải vấn đề đáng lo. Chỉ khi con có nhiều triệu chứng bất thường đi kèm, ví dụ như táo bón, trẻ quấy khóc và thường xuyên bỏ bú, phân cứng và có màu sẫm bất thường thì cha mẹ nên cho bé đi kiểm tra sức khỏe.

3. Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều có phải vấn đề đáng lo không?

Nhìn chung, khi bé đánh hơi quá nhiều, cha mẹ hãy chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của con. Bởi vì đánh hơi nhiều là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề liên quan tới tiêu hóa, ví dụ như: đầy bụng, táo bón kèm theo một số triệu chứng như: nôn trớ, hay quấy khóc và bỏ ăn…

Cha mẹ nên cho con đi khám nếu con đánh hơi quá nhiều

Các vấn đề tiêu hóa ở trẻ sơ sinh nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của bé. Do đó, chúng ta không nên chủ quan khi thấy bé xì hơi quá nhiều lần trong ngày.

xem thêm  Loại Bỏ Khối U Quái Buồng Trứng Chứa Đầy Tóc, Răng... Cho Cô Gái 19 Tuổi

4. Một số lưu ý ba mẹ cần biết

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đang tò mò về cách xử trí khi trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài. Cha mẹ có thể thử thay đổi tư thế bú của con, điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, đồng thời lựa chọn loại sữa phù hợp (đối với trẻ ăn sữa công thức).

Để hạn chế tình trạng xì hơi ở trẻ sơ sinh, bác sĩ khuyến khích cha mẹ áp dụng phương pháp chườm ấm bụng cho con. Lưu ý chúng ta không nên dùng nước quá nóng, có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.

Massage giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn

Massage bụng cho trẻ sơ sinh cũng là một cách giải quyết tình trạng trẻ đánh hơi nhiều mà không đi đại tiện. Khi massage, máu lưu thông dễ dàng hơn, quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ, hạn chế tình trạng đầy hơi, khó chịu ở trẻ nhỏ. Nếu muốn massage bụng cho trẻ, cha mẹ nên lựa chọn thời điểm phù hợp, tránh massage khi con mới ăn no.

Vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi bú sữa cũng giúp giảm tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều mà không đi đại tiện. Tuy nhiên chúng ta cần tìm hiểu và thực hiện động tác vỗ ợ hơi đúng kỹ thuật, không để trẻ nôn trớ.

Đặc biệt, muốn cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài, cha mẹ nên tham khảo và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của bé. Cụ thể, cha mẹ có thể xem xét thay đổi loại sữa công thức phù hợp với trẻ, đồng thời tránh pha sữa đặc hơn so với quy định. Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, chúng ta nên bổ sung đủ nước cho cơ thể trẻ, nhờ vậy quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Lưu ý: cha mẹ không tự ý cho con uống thuốc hoặc các loại men tiêu hóa khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

xem thêm  Cảnh giác: Kháng sinh gây hỏng và xấu răng

Ba mẹ nên tìm hiểu và chọn sữa công thức phù hợp với trẻ

Mong rằng qua bài viết này cha mẹ đã giải đáp được thắc mắc: trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài có sao không? Chúng ta nên chủ động tìm cách cải thiện tình trạng trên, giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh bị táo bón, đầy bụng. Nếu tình trạng này không cải thiện và đi kèm với một số biểu hiện bất thường, ba mẹ nên cho bé đi khám tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm.

FAQs

  1. Trẻ sơ sinh đi đại tiện bao nhiêu lần trong ngày?
  • Trẻ sơ sinh thường đi đại tiện dưới 10 lần/ngày. Từ 6 tuần tuổi trở đi, số lần này sẽ giảm dần.
  1. Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều có phải vấn đề đáng lo không?
  • Đánh hơi quá nhiều có thể là dấu hiệu trẻ đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Cha mẹ nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của con.
  1. Có cách nào giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn?
  • Thay đổi tư thế bú, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, massage bụng và vỗ ợ hơi sau khi bú có thể giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn sữa công thức phù hợp cho bé.

Conclusion

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài. Đừng lo lắng, với sự chăm sóc đúng cách và sự giúp đỡ từ các bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn và đảm bảo sức khỏe toàn diện cho bé yêu của bạn.

Note: fim24h