Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai: Nguyên nhân, biểu hiện & cách xử lý

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là thứ giúp họ phán đoán được bản thân có mang thai hay không. Tuy nhiên, có không ít chị em thắc mắc việc trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai? Vậy nguyên nhân này do đâu? Hãy cùng tìm lời giải đáp ngay trong bài viết sau đây nhé.

Trễ kinh là gì?

Về cơ bản, chu kỳ trung bình của một kỳ kinh thường là 28 – 30 ngày. Nếu chu kỳ này ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 32 – 35 ngày thì vẫn được xem là bình thường. Còn đối với chu kỳ kinh nguyệt vượt quá 35 ngày ở nữ giới, có thể xem đó là dấu hiệu trễ kinh (chậm kinh).

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai nguyên nhân do đâu?

Nếu không phải do mang thai, tình trạng trễ kinh còn xuất phát từ nhiều yếu tố khác. Điển hình như:

Do ảnh hưởng tâm lý

Khi các chị em đang trong thời kỳ căng thẳng, stress, mệt mỏi do công việc hoặc những vấn đề khác ảnh hưởng gây nên tâm lý không ổn định khiến mệt mỏi kéo dài thì cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn chậm kinh. Sự căng thẳng ảnh hưởng đến vùng tuyến yên – dưới đồi bị ức chế khả năng hoạt động khiến không tiết ra hormone nội tiết tố nữ làm chậm kinh nguyệt.

Bị bệnh phụ khoa

Khi các chị em bị viêm nhiễm phụ khoa cũng có thể mắc phải tình trạng chậm kinh. Nếu bệnh viêm nhiễm nghiêm trọng hơn sẽ còn gây viêm dính nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, vòi trứng, lạc nội mạc tử cung,… Do đó, để chắc chắn việc trễ kinh có dấu hiệu mang thai hay không, thì các bạn nên kiểm tra bằng que thử thai hoặc đi khám để biết chắc chắn hơn.

xem thêm  Cách trang điểm mắt tự nhiên, hút mọi ánh nhìn

Rối loạn tuyến giáp

Tuyến giáp đóng vai trò hết sức quan trọng vào sự điều hòa quá trình trao đổi chất cơ thể và có vai trò điều hòa kinh nguyệt. Khi tuyến giáp bị rối loạn, vận hành không tốt thường sẽ gây nên hiện tượng trễ kinh ở phụ nữ.

Đa nang buồng trứng

Chứng bệnh đa nang buồng trứng ở phụ nữ thường gây nên rối loạn nội tiết tố, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình rụng trứng. Từ đó, khiến cho kinh nguyệt không đồng đều, thường xuyên bị chậm.

Sử dụng nhiều chất kích thích

Khi các chị em sử dụng quá nhiều các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, caffeine,… Sẽ là một trong những tác hại ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt của mình. Hơn nữa, nếu chế độ dinh dưỡng không khoa học cũng rất dễ gây nên tình trạng chậm kinh.

Tăng, giảm cân đột ngột

Việc tăng cân, giảm cân quá đột ngột thường gây nên mất cân bằng hệ tiết tố, dẫn đến tình trạng trễ kinh nên sẽ không liên quan tới việc mang thai.

Tác dụng phụ của thuốc

Nếu các chị em dùng quá nhiều thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai trong thời gian dài thì rất dễ làm rối loạn nội tiết tố, gây ức chế khả năng rụng trứng dẫn đến chậm kinh nhưng không phải dấu hiệu mang thai.

Thời kỳ mãn kinh

Trước mỗi thời kỳ mãn kinh thường hay có một khoảng chuyển tiếp được gọi chung là tiền mãn kinh. Cách để nhận biết dấu hiệu của quá trình này như sau:

  • Kinh nguyệt không ổn định, trễ kinh, không có kinh nhưng không phải dấu hiệu mang thai.
  • Lượng máu hành kinh không đều.
  • Thay đổi cảm xúc.
  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Khô âm đạo.
  • Giảm ham muốn tình dục.

Làm thế nào để biết trễ kinh nhưng không phải có thai?

Để biết chắc chắn bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai, dưới đây là một số biểu hiện để chị em tham khảo:

Không có máu báo thai

Trong quá trình trứng làm tổ, các mạch máu trong tử cung sẽ bị vỡ ra gây nên hiện tượng chảy máu âm đạo, còn được gọi là máu báo thai. Dấu hiệu nhận biết của máu báo thai là có màu hồng nhạt hoặc nâu sẫm, máu ra ít, chỉ 1-2 ngày. Cho nên, nếu như các chị em không gặp phải những dấu hiệu trên thì đây là biểu hiện của việc trễ kinh nhưng chưa có thai.

xem thêm  Cách massage mặt để trở nên tươi trẻ hơn

Không có các biểu hiện do thai nghén

Nếu trễ kinh nhưng không có một số triệu chứng thai nghén như ra máu báo thai, tăng cứng bầu ngực, buồn nôn, thay đổi vị giác, thì khả năng cao đó không phải là dấu hiệu bạn đang mang thai.

Que thử thai cho kết quả 1 vạch

Khi các chị em có thai, cơ thể sẽ tiết ra hormone beta hCG và công dụng của que thử thai là phát hiện ra chất này trong nước tiểu. Sau một thời gian bị trễ kinh, nhưng khi dùng que thử thai chỉ có một vạch, đồng nghĩa với việc bạn chỉ đang trễ kinh thông thường chứ không phải là dấu hiệu của việc mang thai.

Bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có nguy hiểm không?

Đối với tình trạng bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới đời sống, sức khoẻ của chị em. Chẳng hạn như:

Ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt

Hiện nay, hầu hết các chị em phụ nữ thường cảm thấy e ngại đi khám phụ khoa nhưng luôn lo sợ bản thân đang mắc phải các bệnh phụ khoa nghiêm trọng. Từ đó dẫn đến tình trạng stress, căng thẳng tạo ảnh hưởng xấu tới chất lượng đời sống sinh hoạt.

Ảnh hưởng sức khỏe

Một hệ quả dễ nhận biết nhất về việc trễ kinh nhưng không phải dấu hiệu mang thai thường hay mắc phải đó chính là suy giảm về mặt sức khỏe. Theo nhiều bác sĩ chuyên khoa cho hay, các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm vòi trứng,… luôn khiến cho phụ nữ có cảm giác mệt mỏi, khó chịu khiến đau vùng bụng dưới. Hơn nữa, nếu như không được chữa trị kịp thời thì rất dễ gây viêm nhiễm lan rộng, khiến cho các cơ quan khác xung quanh cũng bị ảnh hưởng dẫn đến suy yếu.

Tác động tới khả năng sinh sản

Nếu chị em bị rối loạn kinh nguyệt thường xuyên thì khả năng cao rất dễ bị hiếm muộn vô sinh cao. Việc trễ kinh sẽ khiến cho chị em rất khó để xác định ngày rụng trứng chuẩn xác, giảm khả năng thụ thai, nên khả năng có con trở nên khó hơn. Hơn nữa, bệnh phụ khoa sẽ còn làm giảm chức năng cơ quan sinh dục của bạn.

xem thêm  Công thức mặt nạ dưỡng da mật ong đơn giản tại nhà: Bí quyết làm đẹp từ nhà bếp

Khi bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai cần làm gì?

Nếu như bạn dùng que thử thai nhưng không nhận được kết quả 2 vạch, thì hãy đợi thêm ít ngày để kiểm tra lại. Nếu như đã chắc chắn được tình trạng trễ kinh không phải là biểu hiện mang thai thì bạn nên đi khám phụ khoa sớm nhất để phòng ngừa một cách kịp thời.

Tùy vào tình trạng của căn bệnh mà bạn có thể lựa chọn đến bệnh viện điều trị, uống thuốc kê đơn hoặc thay đổi lối sống lành mạnh (Lưu ý: việc điều trị và uống thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ). Đồng thời, các chị em nên lưu ý thêm những vấn đề sau:

  • Đảm bảo chế độ ăn uống dinh dưỡng đảm bảo khoa học.
  • Hạn chế tiếp xúc với những thực phẩm có khả năng gây hại như thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo, đồ ăn ngọt, đồ uống có cồn, caffeine.
  • Rèn luyện điều độ, nâng cao thể chất và tinh thần.
  • Duy trì cân nặng ổn định để có được một vóc dáng và sức khỏe tốt nhất.
  • Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng/ngày, ngủ sớm, ngủ sâu giấc.
  • Tạo tinh thần thoải mái tránh tạo áp lực gây căng thẳng cho bản thân.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc “trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai nguyên nhân do đâu?”. Hy vọng dựa vào những chia sẻ trên, chị em sẽ có thêm kinh nghiệm bảo vệ sức khoẻ của mình, cũng như có sự chuẩn bị tốt cho quá trình mang thai nếu có.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.