1. Chảy máu cam là gì và nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ
Biết được chảy máu cam là gì và nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ sẽ giúp ba mẹ bình tĩnh hơn và can thiệp tình huống một cách chủ động.
Chảy máu cam là gì?
Chảy máu cam (hay còn gọi là chảy máu mũi) là hiện tượng các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ, gây chảy máu. Máu cam chỉ chảy trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó tự động ngừng chảy. Một số trẻ có thể bị chảy máu cam nhiều lần trong tuần, khiến bố mẹ lo lắng, thậm chí là hoảng sợ. Tuy nhiên, đây là tình trạng thường gặp ở trẻ từ 3 đến 10 tuổi, đặc biệt là ở những trẻ 2-3 tuổi.
Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam
Chảy máu cam có thể do nguyên nhân vật lý (nguyên nhân tại chỗ) hoặc nguyên nhân bệnh lý (liên quan đến vùng tai mũi họng). Bố mẹ cần biết chính xác nguyên nhân để có cách xử trí khi trẻ bị chảy máu cam phù hợp và an toàn.
- Thời tiết khô hanh, sử dụng điều hòa, máy lạnh, máy sưởi trong thời gian dài có thể làm mạch máu trong mũi bị vỡ, gây chảy máu.
- Trẻ ngoáy mũi quá sâu và mạnh, làm tổn thương các mạch máu trong mũi.
- Trẻ gãi, cào hoặc vô tình đưa (nhét) dị vật vào sâu trong mũi.
- Trẻ bị va chạm mạnh vào mũi trong quá trình vui chơi, chạy nhảy,…
- Trẻ hắt hơi và xì mũi quá mạnh.
- Vách ngăn mũi bị vẹo.
- Hiện tượng dị ứng, nhiễm trùng ở mũi, họng và xoang.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc xịt mũi.
- Các khối u (cả lành tính và ác tính) ở vùng tai mũi họng. Tuy nhiên, nguyên nhân này rất hiếm gặp.
- Gãy xương mũi, vỡ nền sọ do chấn thương cũng có thể gây chảy máu mũi. Trong những trường hợp này, cần tìm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức.
- Trẻ mắc một số bệnh liên quan đến huyết học như xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, các bệnh về máu gây giảm tiểu cầu (suy tuỷ xương, lơ xê mi cấp,…).
2. Những sai lầm cần tránh khi xử trí khi trẻ bị chảy máu cam
Tâm lý chung của hầu hết bố mẹ khi thấy con mình gặp những vấn đề bất thường về sức khỏe là lo lắng và mất bình tĩnh. Tuy nhiên, trong quá trình xử trí khi trẻ bị chảy máu cam, một số ba mẹ có thể mắc sai lầm, làm tình trạng thêm tồi tệ.
Cho bé nằm hoặc ngả đầu ra sau
Cho bé nằm xuống hoặc ngửa đầu ra phía sau là sai lầm phổ biến và cực kỳ tai hại mà nhiều bố mẹ mắc phải. Hành động này khiến máu chảy nhiều xuống cổ họng, làm bé khó chịu, ngạt và có thể sặc máu do máu chảy vào lỗ thông khí. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, hành động này có thể gây khó thở và ngộ độc máu.
Cầm máu bằng bông, gạc, giấy
Theo quán tính, khi thấy bé bị chảy máu cam, bố mẹ thường cầm máu cho con bằng cách lấy bông, gạc, giấy thấm và nhét vào mũi. Tuy nhiên, không ai có thể đảm bảo bông, gạc hay giấy thấm đều vô khuẩn. Do đó, khi những vật dụng này tiếp xúc với niêm mạc mũi, có thể gây nhiễm trùng.
Lạm dụng nước muối sinh lý
Nhiều người quan niệm nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên sẽ tạo độ ẩm cho mũi, giúp niêm mạc mũi không bị khô, và do đó, sẽ không bị chảy máu cam. Tuy nhiên, nhỏ muối sinh lý quá nhiều có thể tạo độ ẩm lúc đó, nhưng lâu dài lại làm mũi bị khô hơn do mũi phụ thuộc quá nhiều vào nước muối sinh lý.
3. Cách xử trí khi trẻ bị chảy máu cam đúng và an toàn
Khi trẻ bị chảy máu cam, ba mẹ có thể tự sơ cứu tại nhà bằng cách thực hiện theo các hướng dẫn sau:
- Giữ bình tĩnh cho con vì một số trẻ có thể sợ hãi, hoảng loạn và quấy khóc khi thấy máu chảy.
- Cho bé đứng hoặc ngồi ở tư thế thẳng, đầu hơi nghiêng nhẹ về phía trước.
- Rửa tay sạch sẽ và bóp phần nửa dưới của mũi. Giữ chặt như vậy trong khoảng 10 phút. Nếu bé lớn, bạn có thể hướng dẫn bé tự làm để bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
- Sau 10 phút giữ chặt mũi, thả tay ra và chờ đợi. Nếu máu ngừng chảy, cho bé nằm nghỉ (nên nằm nghiêng để tránh máu còn trong mũi và chảy xuống họng). Tuyệt đối không cho bé nuốt máu vì có thể gây sặc, nôn mửa, thậm chí là ngộ độc.
- Nếu máu không ngừng chảy, tiếp tục giữ chặt mũi và chờ đợi thêm 10 phút nữa. Trường hợp không thể cầm máu hoặc bé có các biểu hiện sau, cần cho bé nhập viện để được bác sĩ hỗ trợ:
- Máu chảy liên tục hơn 20 phút và diễn ra nhiều lần.
- Máu không chỉ chảy từ mũi mà còn chảy ra từ miệng khi bé ho hoặc nôn mửa.
- Bé chảy máu cam cùng với máu trong nước tiểu, phân.
- Bé chảy máu cam kèm xuất huyết dưới da (những vết bầm tím không rõ nguyên nhân trên cơ thể).
- Bé chảy máu cam nhiều lần và bị nghẹt mũi liên tục.
- Bé tái xanh, nhợt nhạt, đổ mồ hôi nhiều, không phản ứng, kém ăn, gầy yếu, hay nhức mỏi, nổi hạch, gan lách to,…
Nhìn chung, hầu hết trường hợp chảy máu cam ở trẻ là lành tính, ít nguy hiểm. Ba mẹ có thể áp dụng cách xử trí khi trẻ bị chảy máu cam ngay tại nhà để sơ cứu cho bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, ba mẹ cần theo dõi thêm và nếu thấy bất thường hoặc có nghi ngờ, cần cho con nhập viện để được khám và điều trị kịp thời.
FAQs
Q: Có thể ngửi nước muối sau khi trẻ bị chảy máu cam không?
A: Không nên ngửi nước muối sau khi trẻ bị chảy máu cam vì có thể làm mũi bị khô hơn.
Q: Tại sao cần giữ bé đứng hoặc ngồi ở tư thế thẳng khi xử trí khi trẻ bị chảy máu cam?
A: Đứng hoặc ngồi ở tư thế thẳng, đầu hơi nghiêng nhẹ về phía trước giúp máu không chảy vào cổ họng và làm bé khó thở.
Q: Khi nào cần đưa trẻ nhập viện khi trẻ bị chảy máu cam?
A: Cần đưa trẻ nhập viện nếu máu chảy liên tục hơn 20 phút và diễn ra nhiều lần, máu chảy từ miệng khi bé ho hoặc nôn mửa, bé chảy máu cam kèm xuất huyết dưới da, bé bị tái xanh, nhợt nhạt, không phản ứng và có các triệu chứng bất thường khác.