[Giải đáp] Trẻ đi ngoài ra máu tươi cuối bãi là bệnh gì?

trẻ đi ngoài ra máu tươi cuối bãi

Một số người gặp tình trạng đi ngoài ra máu ở cuối bãi nhưng lại chủ quan nghĩ đây là biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý bởi đây là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm như viêm đại tràng, viêm hậu môn, trĩ,… Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này sẽ gây thiếu máu, suy giảm sức khỏe và gây mệt mỏi. Cùng Life-Space tìm hiểu kỹ về những thông tin có liên quan đến hiện tượng trẻ đi ngoài ra máu tươi cuối bãi trong bài viết bên dưới để tìm ra được nguyên nhân và cách điều trị kịp thời.

I. Tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi

Đi ngoài ra máu ở cuối bãi được hiểu là hiện tượng có dính máu ở cuối của bãi phân hay chảy máu sau khi đi cầu. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ ai và bất kỳ lứa tuổi, nhất là trẻ em.

Tùy theo tần suất gặp hiện tượng đi ngoài ra máu cuối bãi và lượng máu kèm theo nhiều hay ít mà nó được phân thành các mức độ như sau:

  • Mức độ nhẹ: Lượng máu ra ít, chỉ dính một lượng nhỏ ở cuối phân nên phải quan sát kỹ mới phát hiện được. Số lần xuất hiện tình trạng này cũng ít, có thể lâu lâu mới gặp hoặc gặp một vài lần rồi tự động hết.
  • Mức độ trung bình: Lượng máu bắt đầu tăng lên và có thể dính nhiều ở cửa hậu môn nên dễ phát hiện ra khi dùng giấy lau. Theo đó, tần suất xuất hiện cũng nhiều hơn và có thể liên tục, trong phân có thể kèm theo chất dịch nhầy màu trắng đục.
  • Mức độ nặng: Tần suất xuất hiện có thể trong mỗi lần đi ngoài cùng với lượng máu rất nhiều.
xem thêm  Cảnh giác viêm da cơ địa mùa hanh khô ở trẻ em

>>> Giải pháp tình trạng trẻ đi ngoài són nhiều lần trong ngày

II. Trẻ đi ngoài máu cuối bãi là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Táo bón

Táo bón là hiện tượng số lần đi ngoài trở nên ít đi, kèm theo đó là tình trạng phân bị khô cứng, phải rặn mạnh khi đi cầu. Việc ma sát mạnh giữa lớp niêm mạc hậu môn trực tràng với phân trong quá trình đi ngoài có thể gây tổn thương các tĩnh mạch và gây ra hiện tượng ra máu ở cuối bãi.

2. Bệnh Polyp đại trực tràng

Polyp trực tràng cũng là bệnh lý có biểu hiện đi ngoài ra máu cuối bãi, máu có thể xuất hiện ở dạng máu đóng cục hoặc máu tươi. Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng lâm sàng khác như đau quặn bụng, tiêu chảy, tắc ruột.

Đặc biệt, khi mắc bệnh polyp có thể tiến triển dạng ác tính và gây ra ung thư hậu môn, trực tràng. Do đó, bạn cần phải lưu ý với bệnh lý này nếu thường xuyên gặp các dấu hiệu kể trên.

3. Bệnh trĩ

Hầu hết các đối tượng mắc bệnh chủ yếu là dân văn phòng, trẻ em và phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng phải chịu nhiều áp lực dẫn đến căn phồng quá mức và xuất hiện búi trĩ.

Bệnh trĩ thường có 3 loại phổ biến thường gặp là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp đều có chung đặc điểm là ra máu khi đi ngoài. Tình trạng này có thể xuất hiện kể từ giai đoạn đầu của bệnh. Máu tươi có thể ra ở cuối bãi hoặc dính bên ngoài khuôn phân.

4. Viêm hậu môn

Mặc quần bó sát hoặc vệ sinh hậu môn không đúng cách,… là những điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn salmonella hay shigella tấn công vào bên trong vùng hậu môn. Chúng gây ra tình trạng viêm nhiễm ở lớp mô quanh vùng hậu môn và khiến cho khu vực này dễ bị rách, nứt khi đào thải phân ra ngoài và gây chảy máu ở cuối bãi.

5. Nứt kẽ hậu môn

Thông thường, những người bị táo bón lâu ngày sẽ xuất hiện tình trạng nứt kẽ hậu môn. Hiện tượng phân khô cứng kèm theo tác động của việc rặn mạnh mỗi khi đi ngoài gây tổn thương đến vùng hậu môn, từ đó tạo ra những vết nứt.

xem thêm  Mắt buồn nên kẻ mắt như thế nào để mắt sinh động hơn?

Khi bị nứt kẽ hậu môn, bệnh nhân thường sẽ có cảm giác đau, đặc biệt khi ngồi xổm. Việc đi ngoài cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến những vết nứt này và dẫn đến hiện tượng chảy máu ở cuối bãi hoặc xuất hiện máu ngoài khuôn phân.

6. Bệnh viêm đại tràng

Đại tràng có thể viêm nhiễm do sự xâm nhập của vi khuẩn, lạm dụng rượu bia và thức ăn cay nóng hay sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài,…

Đi cầu xuất hiện máu ở cuối bãi là biểu hiện đặc trưng của chứng viêm đại tràng. Máu có thể xuất hiện ở dạng đỏ tươi hoặc máu đen ở ngoài khuôn phân, ở cuối bãi hoặc có thể trỗn lẫn trong chất thải khiến phân có màu đen.

7. Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là căn bệnh do vi trùng amip gây ra. Bệnh gây nhiễm trùng ở ruột kéo theo tình trạng tiêu chảy và ra máu cuối bãi khi đi ngoài. Ngoài ra, kiết lỵ còn có những triệu chứng như sốt nhẹ, đau bụng và cảm giác đi tiêu xong vẫn còn phân.

>>> Gợi ý thực đơn 1 ngày cho bé 8 tháng đảm bảo dinh dưỡng

III. Tình trạng đi cầu ra máu cuối bãi có gây nguy hiểm không?

Nếu tình trạng đi cầu ra máu cuối bãi không xảy ra thường xuyên, lâu lâu mới bị và hệ tiêu hóa hoạt động tốt, sức khỏe không bị ảnh hưởng thì bạn không cần phải lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra ở mức độ nặng và kéo dài gây, mất nhiều máu, cơ thể suy nhược, đầu óc kém tập trung, hay choáng váng, xanh xao thì tốt nhất nên thăm hỏi ý kiến của bác sĩ. Bởi đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của các vấn đề về sức khỏe mà bạn cần được điều trị sớm.

IV. Nên làm thế nào khi đi ngoài ra máu cuối bãi?

1. Thăm khám bác sĩ và tìm hướng điều trị

Nếu gặp hiện tượng đi ngoài ra máu cuối bãi, việc đầu tiên bạn cần làm là sắp xếp thời gian thăm khám bác sĩ và tìm ra phương pháp điều trị sớm nhất. Đặc biệt, nếu tình trạng này xảy ra với tần suất cao và thường xuyên trong thời gian dài.

Hiện tượng đi ngoài bị ra máu ở cuối bãi có thể được điều trị bằng một trong hai phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Bác sĩ cũng có thể thăm khám và sau đó kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm cùng thuốc nhuận tràng hay thuốc làm bền tĩnh mạch tùy thuộc vào triệu chứng và bệnh lý mà bạn mắc phải.

xem thêm  8 Cách Làm Ngũ Cốc Giảm Cân Tại Nhà Đơn Giản Nhất

Ngoài ra, nếu bạn mắc phải các bệnh như polyp hậu môn trực tràng, bệnh trĩ hay viêm đại tràng thì có thể được chỉ định qua phương pháp phẫu thuật.

2. Sử dụng các bài thuốc dân gian

2.1. Sử dụng rau diếp cá

Rau diếp cá được nhiều người biết tới với khả năng giúp sát trùng, ngăn ngừa táo bón và làm bền tĩnh mạch nên có thể áp dụng để hỗ trợ khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi do bệnh trĩ gây ra.

Bạn có thể sử dụng một nắm rau diếp cá kết hợp cùng với muối, sau đó giã nát và đắp vào hậu môn từ 1 – 2 lần mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn sống lá diếp cá hoặc phơi khô nấu thành nước và uống hằng ngày đều có thể mang lại hiệu quả rất tốt.

2.2. Sử dụng vỏ cây hồng

Để hỗ trợ điều trị tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi, dân gian thường sử dụng vỏ cây hồng đem phơi khô, sau đó tán thành bột mịn và pha chung với nước vo gạo để uống. Thực hiện đều đặn mỗi ngày và liên tục trong 2 tuần sẽ thấy tình trạng bệnh tiến triển tích cực hơn.

2.3. Sử dụng cây nhọ nồi

Trong y học cổ truyền, cỏ nhọ nồi được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị chứng đi ngoài ra máu cuối bãi do viêm hậu môn, bệnh trĩ hay viêm đại tràng gây ra.

Mỗi ngày, bạn nên lấy 1 nắm lá cỏ nhọ nồi đem rửa sạch rồi lọc lấy nước cốt để uống. Trường hợp nếu bạn bị nứt kẽ hậu môn hay bệnh trĩ thì có thể giữ lại bã và đắp trực tiếp lên vùng hậu môn trong vòng khoảng 30 phút.

3. Xây dựng lối sống khoa học giúp giảm đi ngoài ra máu cuối bãi

Bạn có thể tuân thủ theo các vấn đề dưới đây để khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi.

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm có tính mát, các loại rau củ quả có chứa nhiều chất xơ trong thực đơn mỗi ngày.