Trẻ bị nôn không sốt ba mẹ nên làm gì? Nguyên nhân và cảnh báo

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài một cách đột ngột chắc hẳn sẽ làm các mẹ lo lắng và bối rối tìm cách xử lý đúng. Liệu rằng các triệu chứng trẻ bị nôn đi ngoài không sốt là do bệnh lý hay vì nguyên nhân nào khác, và có gây nguy hiểm cho trẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu về cách khắc phục vấn đề đáng lo này nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ nôn nhiều không sốt

Tình trạng nôn xuất hiện khi trẻ bị ngộ độc thức ăn hoặc do thuốc. Nôn sẽ giúp loại bỏ những chất gây hại ra khỏi cơ thể của trẻ. Thông thường, các bé sẽ có cảm giác buồn nôn và các mẹ hãy lưu ý nếu trẻ có dấu hiệu mệt mỏi thì đây là dự báo trẻ chuẩn bị nôn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài và cách xử lý sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi.

Đối với những bé dưới 12 tháng tuổi, mẹ sẽ không biết được tình trạng nôn của trẻ là do ăn uống hay bệnh gây ra. Vì thế, mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để kịp thời chẩn đoán và điều trị. Nếu trẻ nôn ói nhiều thì đây có thể là biểu hiện của tình trạng tắc ruột hoặc nhiễm trùng ruột.

Với những bé trên 12 tháng tuổi như trẻ 2 tuổi hay 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt thì nguyên nhân có thể là vì viêm dạ dày ruột do nhiễm siêu vi. Các triệu chứng này xuất hiện khá nhanh và sẽ biến mất từ 24 đến 48 giờ tiếp theo. Một lý do nữa khiến bé nôn nhiều nhưng không sốt đó là thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc bé vô tình cho đồ vật bị nhiễm khuẩn vào miệng.

Nôn do cảm lạnh

Trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài thường do cảm lạnh và cảm cúm gây ra. Thời tiết thay đổi sẽ khiến trẻ dễ bị ốm. Bên cạnh đó, cảm cúm là yếu tố gây ra tình trạng trẻ bị nôn. Khi bị cảm, dạ dày của bé luôn trong tình trạng co thắt vì xuất hiện những cơn ho và sổ mũi. Nếu ho nhiều cơ bụng sẽ cơ thắt đột ngột và tình trạng nôn ở bé sẽ xảy ra.

Bên cạnh dấu hiệu trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài, trẻ bị cảm lạnh còn có tình trạng mệt mỏi, quấy khóc và xuất hiện sổ mũi, hắt hơi, ho trong thời gian dài. Thông thường, tình trạng trẻ nôn vì cảm lạnh sẽ hết sau 7 đến 10 ngày nếu các mẹ chăm sóc bé đúng cách.

Nôn do rối loạn tiêu hóa

Ngộ độc thức ăn do nhiễm khuẩn hay rối loạn tiêu hóa cũng sẽ gây ra tình trạng trẻ bị nôn nhiều không sốt. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa đó là trẻ cảm thấy đau bụng và xuất hiện đi ngoài nhiều lần. Rối loạn tiêu hóa cũng xuất hiện nếu trẻ ăn phải các loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh, hay không bảo quản, chế biến đúng cách.

Viêm dạ dày ruột và ngộ độc thức ăn

Phụ huynh sẽ khó phân biệt giữa viêm dạ dày ruột và ngộ độc thức ăn vì nhiều triệu chứng tương đồng như nôn ói liên tục từ 5 – 10 phút/ lần trong 12 tiếng đầu tiên. Tuy nhiên, cha mẹ có thể dựa vào những khác biệt sau để xác định:

  • Nếu trẻ nhiễm viêm dạ dày ruột thì sẽ kèm sốt cao, đau bụng đột phát một cách bất ngờ. Tình trạng này sẽ kéo dài từ 12 đến 72 tiếng, theo sau là hiện tượng tiêu chảy.
  • Trong trường hợp chỉ liên tục nôn ói trong vòng 12 giờ mà không có dấu hiệu sốt thì có khả năng là ngộ độc thực phẩm, hiện tượng tiêu chảy có thể xảy ra hoặc không xuất hiện.
xem thêm  Đi tiểu ra máu ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu bao gồm tình trạng sốt cao trong nhiều ngày đi kèm nôn ói, đi tiểu cảm thấy rát hoặc nước tiểu có mùi lạ. Trường hợp trẻ nôn nhưng không sốt thì khả năng mắc bệnh lý này không cao.

Tắc ruột

Tuy là bệnh lý hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm cho trẻ, cần được điều trị càng nhanh càng tốt nếu mắc phải. Triệu chứng của tắc ruột cụ thể là đau bụng dữ dội, đau bụng theo từng cơn hoặc liên tục, nôn ói, đau bụng nhưng không muốn đi ngoài, da nhợt nhạt hoặc ra nhiều mồ hôi. Nếu bắt gặp trẻ mắc phải những dấu hiệu này thì hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để tránh mọi rủi ro.

Hẹp phì đại môn vị

Trẻ mới sinh vừa 3 đến 5 tuần tuổi bất chợt gặp tình trạng buồn nôn, kéo dài liên tục trong ngày thì có thể là đây là dấu hiệu của chứng hẹp phì đại môn vị. Tình trạng nôn này sẽ lặp lại liên tục nhưng không có dấu hiệu sốt cao đi chung.

Vậy trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao? Dưới đây là một số lưu ý mà các mẹ nên biết để kịp thời xử lý nếu bé gặp phải tình trạng trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài nhé.

Bình tĩnh xử lý tình huống

Khi bé gặp phải tình trạng nôn, điều quan trọng mẹ nên làm đó là tìm khăn sạch và lau miệng cho trẻ. Không nên vội bế bé lên trong khi nôn vì cách làm này sẽ khiến trẻ có nguy cơ trào ngược vào phổi. Bé khi nôn sẽ có cảm giác sợ hãi, do đó các mẹ cần bình tĩnh để xử lý. Không nên hoảng loạn vì trẻ sẽ dễ rơi vào tình trạng quấy khóc và nôn nhiều hơn.

Các mẹ cũng nên lưu ý là giữ cho con nằm yên với tư thế kê cao đầu để tránh dẫn đến hiện tượng trào ngược. Nếu nhận thấy bé nôn nhiều thì mẹ cần cho bé nằm nghiêng một bên để bé hít thở không khí. Bên cạnh đó, nên vệ sinh cho bé sau khi nôn để tránh gặp phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Theo dõi tình trạng mất nước của trẻ

Nếu bé chỉ mất nước nhẹ thì mẹ có thể nhận thấy các dấu hiệu như môi hơi khô và trẻ luôn trong tình trạng cần uống nước. Mẹ cần lưu ý những biểu hiện mất nước nặng ở trẻ để đưa trẻ đến bệnh viện sớm để chữa trị. Ví dụ trẻ sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, môi khô, ngủ nhiều…

Bù nước cho bé

Khi nôn, bé sẽ mất một lượng nước lớn trong cơ thể và điều các mẹ nên làm đó là bổ sung nước cho bé. Mẹ có thể mua dung dịch bù nước (Oresol) và cho bé uống nếu con nôn nhiều. Đây là sản phẩm giúp bù nước, các chất điện giải cho bé. Nên lưu ý dung dịch bù nước này không có công dụng trị nôn ở bé nhưng giúp hạn chế tình trạng mất nước do tình trạng nôn gây ra. Mẹ không nên cho bé uống nước trái cây, nước khoáng có chất điện giải để bù nước vì có thể khiến tình trạng nôn của trẻ nặng hơn.

xem thêm  Nữ Sinh Cấp 3 ở Hà Nội Gặp Phải Bệnh Sùi Mào Gà

Đối với những bé mất nước nhẹ, khi cho trẻ Oresol các mẹ nên cho con uống theo từng ngụm nhỏ. Dung dịch này chỉ được uống tối đa trong vòng 4 giờ, nếu quá thời gian trên thì không còn tác dụng. Sau khi uống Oresol, các mẹ có thể cho bé ăn uống như bình thường.

Thay đổi chế độ ăn

Nếu trẻ bị nôn nhiều không sốt, mẹ chỉ cần thay đổi thức ăn cho trẻ để bé dễ tiêu hóa. Nếu thấy bé nôn nhiều, các mẹ không nên cho bé ăn bù, đặc biệt trong 24 giờ đầu tiên vì tình trạng nôn sẽ không được cải thiện. Chỉ nên cho con uống nước hoặc dung dịch bù nước để bổ sung chất điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ăn cháo và hạn chế các loại thức ăn có nhiều chất béo, dầu mỡ vì sẽ khó tiêu hóa.

Hạn chế lây lan

Trong trường hợp bé bị nôn do nhiễm siêu vi, mẹ nên cẩn thận khi chăm sóc bé vì dễ lây lan tình trạng bệnh cho bản thân. Khi chăm sóc trẻ, cần thực hiện rửa tay thường xuyên, không cho trẻ ra ngoài cho đến khi tình trạng nôn hết hẳn sau 24 giờ kể từ lần nôn cuối.

Trẻ bị nôn bất thường là tình trạng nôn thường xảy ra ở trẻ do cơ quan tiêu hóa của bé chưa phát triển nên dễ kích thích mỗi khi ăn thức ăn lạ, hoặc do nhiễm khuẩn. Thông thường, mẹ sẽ không cần đưa bé đến gặp bác sĩ vì tình trạng này sẽ biến mất trong 24 giờ tiếp theo.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị nôn nhiều và thời gian dài hơn 24 giờ, luôn trong tình trạng đau bụng thì đây là báo hiệu nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Khi nhận thấy trẻ bị nôn đi ngoài không sốt thì không nên tự cho bé uống dung dịch bù nước vì mẹ sẽ không biết được tình trạng này đến khi nào mới kết thúc. Một dấu hiệu nữa mà các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt đó là sau khi nôn trẻ sẽ quấy khóc liên tục và khó dỗ cho trẻ ngủ. Cuối cùng, sau khi nôn nếu bé không ăn hoặc uống trong vòng vài giờ thì có thể đây là báo hiệu trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa.

Trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao?

Khi bị nôn liên tục, lúc này bé sẽ bị mất nước khá nhiều khiến môi bị khô và khát nước thường xuyên. Đây là những hiện tượng bình thường, các mẹ chỉ cần bù nước cho bé bằng cách sử dụng dịch Oresol pha theo tỉ lệ hướng dẫn trên bao bì. Ngoài ra, sẽ có những trường hợp thiếu nước nặng hơn như: Không đi vệ sinh trong vòng 6 tiếng, khóc không có nước mắt, mắt trũng,… Lúc này, các mẹ cần đưa bé đi khám ngay nhé. Về chế độ ăn cho bé, các mẹ nên chọn những món dễ tiêu hóa, chia nhỏ các cữ ăn ra và ăn uống theo nhu cầu của bé, không nên ép ăn quá nhiều. Sau bữa ăn hãy vận động nhẹ, đừng chọc bé khóc hoặc cười quá nhiều, vì sẽ dễ bị nôn.

Trẻ em từ 2 tuổi, 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt thì phải làm sao?

Nếu bé nhà bạn bị nôn nhiều lần nhưng không bị sốt thì hãy lưu ý những điều dưới đây nhé:

  • Nên bù nước cho trẻ kịp thời: Vì nôn nhiều lần sẽ gây ra tình trạng mất nước.
  • Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp: Nên chia nhỏ bữa ăn, không nên ép bé ăn quá nhiều trong một lần.
  • Sau khi bú, nên cho trẻ nằm đầu cao: Sẽ giảm tối đa tình trạng trào ngược.
  • Ngừa lây nhiễm: Đối với những trường hợp nôn do siêu vi, vi trùng sẽ rất dễ lây nhiễm thành dịch. Các mẹ cần cẩn thận khi chăm sóc trẻ, tránh nhiễm cho các thành viên trong gia đình.
xem thêm  Tê đầu ngón tay: Nguyên nhân và cách điều trị

Vì sao trẻ 4 tuổi, 5 tuổi bị nôn nhiều nhưng không sốt ?

Không tự nhiên mà trẻ nhà bạn bị nôn ói quá nhiều lần, dưới đây là những nguyên nhân mà bạn cần phải lưu ý nhé:

  • Dị ứng với thực phẩm: Khi gặp trường hợp này, trẻ sẽ nôn ra kèm với một số biểu hiện như: Phát ban đỏ, nổi mề đay, sưng môi, vòm miệng, sưng mặt,…
  • Viêm dạ dày: Lúc này, các vi khuẩn, virus làm đường ruột bị nhiễm trùng. Những vi khuẩn này thường sẽ có trong nguồn nước uống, thức ăn không hợp vệ sinh,… Nôn kéo dài sẽ đi kèm tiêu chảy.
  • Viêm ruột thừa: Bệnh ruột thừa không chỉ gặp phải ở người lớn, mà trẻ em cũng có thể gặp phải. Khi gặp phải tình trạng này, trẻ sẽ nôn ói và đi kèm đau bụng, sốt, mệt mỏi, biếng ăn,…
  • Nhiễm trùng: Đây là một trong những dấu hiệu khiến trẻ bị nôn do nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não,…
  • Ngộ độc thực phẩm: Trẻ bị nôn ói, kèm với đi ngoài liên tục. Đây là biểu hiện của ngộ độc thực phẩm khi ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn.
  • Tắc ruột: Đây là những vấn đề rất quan trọng, mà các bậc cha mẹ nên lo lắng. Nếu không phát hiện kịp thời thì bé sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Trẻ tắc ruột có những dấu hiệu như nôn ra mật vàng, mật xanh và kèm với dấu hiệu đau bụng dữ dội.

Trẻ em 5 tuổi nôn về đêm thì phải làm sao?

Khi trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm liên tục, các mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé:

  • Cho bé nghỉ ngơi: Theo chuyên gia, nếu trẻ từ 5 tuổi bị nôn nhiều lần. Mẹ cần áp dụng phương pháp này khi bé bị nôn quá nhiều lần. Có thể xoa nhẹ vùng lưng, bụng của bé để tạo cảm giác dễ chịu hơn.
  • Cho bé ngồi dậy và súc miệng với nước muối: Việc này sẽ giúp bé giảm đi cảm giác khó chịu ở dạ dày, không bị chua miệng.
  • Bù nước: Thông thường, các mẹ sẽ sử dụng dung dịch Oresol để bù nước cho bé, nếu không có sẵn hãy sử dụng nước lọc hoặc nước ép theo sở thích của bé.
  • Điều chỉnh lại chế độ ăn: Các mẹ nên lựa chọn thực đơn phù hợp với khẩu vị của bé và chia nhỏ bữa ăn ra. Không nên ép con ăn quá nhiều, sẽ khiến việc tiêu hóa bị quá tải.
  • Cho bé uống thuốc: Nếu tình trạng nôn diễn ra trong thời gian ngắn thì không cần sử dụng thuốc. Nhưng nếu diễn ra quá lâu, đi kèm tình trạng mất nước thì hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán đưa ra phương thuốc phù hợp nhé.

Tình trạng trẻ bị nôn không sốt có thể bắt gặp ở những bé trong lứa tuổi từ 0 đến 3, mẹ cần có sự hiểu biết để kịp thời xử lý trong từng tình huống cụ thể. Hy vọng những thông tin trên phần nào giúp các mẹ nhận biết được dấu hiệu trẻ bị nôn và cách chăm sóc bé thế nào là phù hợp. Nếu các mẹ cần tìm hiểu những thông tin, bài viết khác thì hãy xem tại chuyên mục Bé tập đi hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia nhé.