Bật mí 04 cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất 2024

tra cứu giấy phép lái xe theo cmnd

Người lái xe máy, xe mô tô, ô tô,… khi lưu thông trên đường cần đem theo giấy phép lái xe. Tuy nhiên, hiện nay có không ít trường hợp cung cấp giấy tờ giả, khó phân biệt. Lúc này, hình thức tra cứu giấy phép lái xe theo tên được xem là nhanh chóng nhất để kiểm tra điều này.

Một số thông tin về giấy phép lái xe

Trước khi tìm hiểu về cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên, hãy cùng điểm qua một số thông tin về giấy phép lái xe nhé.

Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe (GPLX) hay còn được gọi là bằng lái xe, là một tài liệu pháp lý cho phép cá nhân điều khiển các loại phương tiện giao thông trên đường. Bằng lái xe là một chứng chỉ khẳng định rằng người đó đã được đào tạo và có khả năng tham gia giao thông đường bộ một cách an toàn.

tra cứu giấy phép lái xe theo tên (hình 1)

Giấy phép lái xe được cấp bởi các cơ quan quản lý giao thông. Quy trình cấp giấy phép lái xe bao gồm việc tham gia các khóa học lý thuyết và thực hành, sau đó vượt qua các bài kiểm tra về kiến thức và kỹ năng lái xe, tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn an toàn giao thông.

Các loại giấy phép lái xe

Hiện nay, có nhiều loại giấy phép lái xe tùy theo loại phương tiện điều khiển, ví dụ như giấy phép lái xe ô tô, xe máy, xe bus, xe tải,…. Giấy phép lái xe thường có thời hạn giới hạn và khi hết hạn thì cần được gia hạn để tiếp tục lái xe hợp pháp trên đường.

tra cứu giấy phép lái xe theo tên (hình 2)

Các loại GPLX hiện hành tại Việt Nam:

  • Giấy phép lái xe điều khiển các loại xe mô tô và xe ba bánh: A1, A2, A3,…
  • Giấy phép lái xe điều khiển các loại xe ô tô và xe đầu kéo có rơ moóc: B11, B12, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE,…

Tại sao cần tra cứu giấy phép lái xe?

Hiện nay, tình trạng làm giả GPLX xảy ra vô cùng phổ biến. Thậm chí, có nhiều tổ chức công khai làm giả GPLX, thi hộ kỳ thi sát hạch. Hầu hết những đơn vị này đều cam kết chỉ cần đóng tiền là có giấy phép lái xe mà không cần học và thi. Tuy nhiên, giấy phép đó đều là giả. Nếu như bị cảnh sát giao thông phát hiện, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt rất nặng.

xem thêm  Thư Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi cộng đoàn Công giáo Việt Nam nhân dịp công nhận Thoả thuận về Qui chế cho Đại diện thường trú của Toà Thánh và Văn phòng Đại diện thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam

Việc tra cứu giấy phép lái xe là điều cần thiết, nó sẽ giúp kiểm tra xem GPLX đó là thật hay giả, đồng thời cung cấp thêm các thông tin khác liên quan đến GPLX và người sở hữu giấy phép lái xe đó.

Chi tiết 4 cách tra cứu giấy phép lái xe chính xác nhất 2024

1. Tra cứu giấy phép lái xe trên trang của Bộ GTVT

Bước 1: Bạn truy cập vào trang chủ của Trang thông tin giấy phép lái xe theo địa chỉ này.

Đây là trang thông tin điện tử chính thức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đảm bảo thông tin chính thống, chuẩn xác nhất.

Bước 2: Nhập đầy đủ các thông tin theo yêu cầu gồm:

Loại GPLX: Chọn mục tương ứng với giấy phép lái xe đang cần kiểm tra trong số 3 tùy chọn gồm:

  • GPLX PET (có thời hạn): Các loại bằng lái xe hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE.
  • GPLX PET (không thời hạn): Gồm các loại bằng lái xe hạng A1, A2 và A3.
  • GPLX cũ (làm bằng giấy bìa): Nếu bằng lái xe của bạn được cấp trước tháng 7/2013 sẽ được ép nhựa bên ngoài.

Số GPLX: Là dãy số đỏ bên dưới dòng chữ GIẤY PHÉP LÁI XE.

Ngày/tháng/năm sinh:

  • Giấy phép lái xe PET: Nhập ngày sinh theo cú pháp: yyyyMMdd. Ví dụ: Sinh ngày 19/02/1994 thì nhập dãy số 19940219.
  • Giấy phép lái xe cũ: Chỉ cần nhập vào năm sinh. Ví dụ: Sinh ngày 20/11/1982 thì nhập số 1982.

Nhập Mã bảo vệ: Mã bảo vệ theo các ký tự hiển thị trên màn hình.

Bước 3: Nhập xong thông tin, bạn sẽ nhấn vào nút Tra cứu giấy phép lái xe.

Sẽ có 3 trường hợp xảy ra như sau:

  • Nếu hiện đầy đủ và đúng với thông tin về GPLX như: Họ tên, hạng xe, số seri, ngày trúng tuyển, nơi cấp, ngày cấp và ngày hết hạn thì GPLX đó là thật.

  • Nếu thông tin trả về không khớp với giấy phép lái xe thì đó là GPLX giả.

  • Trường hợp 3 là hệ thống báo không tìm thấy số GPLX đã nhập. Lúc này, hãy kiểm tra lại xem đã nhập đúng thông tin hay chưa. Nếu nhập đúng thì lại có 2 khả năng xảy ra: GPLX đó là giả hoặc do thông tin chưa được cập nhật lên hệ thống. Người lái xe cần liên hệ Sở GTVT nơi cấp GPLX để cập nhật thông tin.

Lưu ý về một vài trường hợp đặc biệt:

  • Nếu bằng lái xe được cấp từ rất lâu về trước, có từ những năm 1990 – 1995 thì thông tin có thể chưa cập nhật. Lúc này, bạn hãy mang hồ sơ gốc và GPLX lên Sở GTVT để được đổi sang PET mới.

  • Đối với bằng lái xe hạng A2 được cấp trong khoảng từ năm 1995 – 1999, nếu thông tin không cập nhật trên tổng cục và không có hồ sơ gốc thì khi đổi lại sẽ bị hạ xuống bằng A1.

  • Tổng cục đường bộ chỉ quản lý những bằng lái dân sự do Sở GTVT cấp. Với bằng lái Quân Sự do Công an cấp thì không quản lý. Những trường hợp có GPLX Quân Sự do Công an cấp, bạn hãy liên hệ với cơ quan cấp bằng để được hướng dẫn đổi lại.

xem thêm  LỜI CHÚA HÔM NAY - BÀI ĐỌC & TIN MỪNG & SUY NIỆM NGÀY HÔM NAY

2. Tra cứu giấy phép lái xe bằng tin nhắn SMS

Cách thứ 2 giúp tra cứu giấy phép lái xe đó là thông qua tin nhắn SMS trên điện thoại. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng đối với giấy phép lái xe loại mới, được làm bằng vật liệu PET.

Để tra cứu bằng lái xe, bạn hãy soạn tin nhắn theo cú pháp:

TC [dấu cách] [Số GPLX] gửi 0936 083 578 hoặc 0936 081 778

Ví dụ: TC AS153491 gửi 0936 083 578.

Phí tin nhắn: 500 – 2.000đ/tin nhắn.

tra cứu giấy phép lái xe theo tên (hình 8)

Sau khi gửi tin nhắn thành công, hệ thống sẽ tự động phản hồi lại các thông tin về giấy phép lái xe cần tra cứu đến số điện thoại của bạn, bao gồm: Hạng bằng lái, số seri, ngày hết hạn, trạng thái vi phạm (nếu có),…

3. Tra cứu giấy phép lái xe bằng mã QR trên bằng lái xe

Cách tra cứu giấy phép lái xe bằng mã QR chỉ áp dụng được đối với bằng lái xe có in mã QR ở mặt sau của giấy phép lái xe.

Theo khoản 6 Điều 47 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa bởi Thông tư 38/2019/TT-BGTVT:

“Loại giấy phép lái xe có mã hai chiều (QR) được cấp từ ngày 01/6/2020. Mã này dùng để đọc, giải mã nhanh thông tin trên giấy phép lái xe và liên kết với hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe.”

tra cứu giấy phép lái xe theo tên (hình 9)

Mã QR này sẽ được in ở góc trái của mặt sau, trên tất cả các loại giấy phép lái xe các hạng như A1, B1, B2, D,… bằng thẻ nhựa PET. Mã QR được tích hợp nhằm giúp cho các lực lượng chức năng có thể nhanh chóng đọc và giải mã các thông tin được in trên GPLX và liên kết với hệ thống thông tin quản lý GPLX để xem xét về tính hợp lệ.

Để tra cứu giấy phép lái xe bằng mã QR, bạn có thể sử dụng điện thoại thông minh để quét mã theo hướng dẫn như sau:

Bước 1: Mở ứng dụng hỗ trợ tính năng quét mã QR như Zalo, Barcode Việt, Quét mã QR,…

Bước 2: Chọn tính năng quét mã QR trên ứng dụng sau đó hướng camera của thiết bị vào mã QR được in ở mặt sau GPLX.

tra cứu giấy phép lái xe theo tên (hình 10)

Bước 3: Xem thông tin được mã hóa trong mã QR.

tra cứu giấy phép lái xe theo tên (hình 11)

Nếu GPLX hợp lệ, trên màn hình thiết bị sẽ hiển thị các thông tin gồm:

  • Tên, ngày sinh của cá nhân sở hữu bằng lái.
  • Hạng giấy phép lái xe.
  • Nơi cấp giấy phép lái xe.

Trường hợp thứ 2, nếu không quét ra thông tin từ mã QR thì chứng tỏ GPLX đó là giả.

4. Tra cứu bằng lái xe bằng CCCD gắn chip

Từ năm 2021, nước ta đã thực hiện việc chuyển đổi từ CMND và CCCD thường sang CCCD gắn chip. Loại CCCD mới này được tích hợp rất nhiều thông tin liên quan, trong đó có thông tin về GPLX. Do đó, bạn có thể thực hiện việc tra cứu GPLX theo CCCD gắn chip như sau:

Bước 1: Tải ứng dụng VNeID về điện thoại. Bạn có thể tải từ cửa hàng CH Play hoặc App Store tùy theo dòng điện thoại mà bạn đang sử dụng chạy hệ điều hành Android hay iOS nhé.

xem thêm  100 Tuần Học Kinh Thánh Mp3 Audio

Bước 2: Mở ứng dụng VNeID và đăng nhập tài khoản.

Lưu ý, nếu chưa có tài khoản, bạn hãy nhấn Đăng ký và điền đầy đủ các thông tin như hệ thống yêu cầu.

Bước 3: Chọn tính năng Quét mã QR sau đó hướng camera vào mã QR trên CCCD gắn chip để quét mã.

tra cứu giấy phép lái xe theo tên (hình 14)

Kết quả thu được như sau:

tra cứu giấy phép lái xe theo tên (hình 15)

Giải đáp một số câu hỏi về tra cứu GPLX theo tên

FPT Shop sẽ tổng hợp và giúp bạn giải đáp một số thắc mắc phổ biến về việc tra cứu GPLX theo tên nhé.

Tra cứu giấy phép lái xe theo tên là gì?

Tra cứu GPLX theo tên là việc bạn tìm kiếm thông tin về GPLX của một người bằng cách nhập tên của họ vào hệ thống tra cứu. Thông tin trả về sẽ bao gồm trạng thái hợp lệ của giấy phép và các chi tiết khác liên quan.

Tại sao cần tra cứu giấy phép lái xe theo tên?

Việc tra cứu giấy phép lái xe theo tên giúp kiểm tra tính hợp lệ của GPLX của một người nào đó nhanh chóng, từ đó đảm bảo rằng họ có quyền tham gia giao thông một cách hợp pháp và an toàn.

Làm thế nào để tra cứu giấy phép lái xe theo tên?

Để tra cứu giấy phép lái xe theo tên, bạn hãy truy cập vào hệ thống tra cứu của cơ quan quản lý giao thông sau đó nhập tên của người cần tra cứu và theo dõi hướng dẫn trên trang web.

Có tra cứu giấy phép lái xe theo CMND/CCCD được không?

Đối với CMND hoặc CCCD không gắn chip thì không thể tra cứu GPLX theo CMND/CCCD được. Tuy nhiên, nếu như bạn đã chuyển sang CCCD gắn chip thì có thể tra cứu dễ dàng bằng việc quét mã QR như hướng dẫn bên trên.

Tra cứu giấy phép lái xe có phải là hoạt động riêng tư không?

Thông tin từ việc tra cứu giấy phép lái xe theo tên mang tính chất công khai và được cung cấp bởi các cơ quan quản lý giao thông. Tuy nhiên, việc truy cập này cần tuân thủ theo các quy định bảo vệ thông tin cá nhân và quyền riêng tư.

Tạm kết

Trên đây là hướng dẫn chi tiết 4 cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên chính xác nhất 2024. Chắc chắn những cách này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm tra GPLX của một người có hợp lệ hay không một cách nhanh chóng.

Để thuận tiện cho việc tra cứu giấy phép lái xe, bạn cần có sự hỗ trợ của các thiết bị có khả năng kết nối Internet và tải ứng dụng di động. Nếu chưa có, hãy đến ngay hệ thống cửa hàng FPT Shop và lựa chọn nhé. Có rất nhiều sản phẩm giá tốt cùng hàng loạt ưu đãi hấp dẫn.

Xem thêm:

Xem thêm một số điện thoại Xiaomi bán chạy tại đây: Điện thoại Xiaomi