Đi tiểu ra máu ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa

tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ

Tiểu ra máu ở nữ là tình trạng nước tiểu ở nữ giới có màu hồng nhạt hoặc nâu sẫm. Đây là hiện tượng hồng cầu trong lượng nước tiểu cao hơn mức bình thường hoặc người bệnh mắc một bệnh lý tiết niệu khiến xảy ra hiện tượng xuất huyết.

Tiểu ra máu là dấu hiệu lâm sàng của các bệnh tiết niệu ở nữ giới. Hầu hết các bệnh đều có thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên người bệnh cũng không được chủ quan vì tiểu ra máu cũng có thể tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm.

Tiểu ra máu ở nữ là gì?

Tiểu ra máu ở nữ là tình trạng máu lẫn trong nước tiểu trong quá trình cơ thể đào thải nước tiểu ra ngoài. Dấu hiệu lâm sàng rõ ràng nhất của tiểu ra máu là nước tiểu có màu hồng nhạt hoặc đỏ. Độ đậm hoặc nhạt của màu máu trong nước tiểu phụ thuộc vào nồng độ hồng cầu bên trong nước tiểu. (1)

Dù độ đậm nhạt không phải là cơ sở để nhận biết mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhưng khi tình trạng tiểu ra máu ở nữ kéo dài với màu nước tiểu đậm, người bệnh cần đi khám kịp thời để phòng ngừa tình trạng bị mất máu.

Hệ tiết niệu ở người có chức năng lọc máu và tạo nước tiểu dưới dạng chất thải phụ. Hệ bao gồm các cơ quan thận, bể thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Cơ thể sau khi giữ lại phân loại các thực phẩm được nạp vào trong cơ thể sẽ tiếp tục loại bỏ những chất dư thừa từ thức ăn dưới dạng thể lỏng ure.

Chất lỏng này được đưa vào máu rồi đến thận, sau đó được đào thải ra khỏi cơ thể cùng với nước và những chất thải khác dưới dạng nước tiểu thông qua bàng quang và niệu đạo.

Tiểu ra máu ở nữ không phải là một bệnh, đây là một triệu chứng lâm sàng thường gặp ở những bệnh tiết niệu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu ra máu ở nữ, hầu hết đều là các bệnh lý thuộc các cơ quan nằm trong hệ tiết niệu như thận, bàng quang, niệu đạo.

Máu bên trong nước tiểu có thể là do hồng cầu rò rỉ vào khi thận không lọc được chất thải tốt hoặc là sự xuất huyết từ các vết loét do viêm nhiễm ở bàng quang hoặc niệu đạo.

Có hai dạng tiểu ra máu ở nữ: (2)

  • Tiểu máu đại thể: Đây là hiện tượng nước tiểu có màu đỏ hoặc sẫm do lượng hồng cầu trong nước tiểu cao. Người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy triệu chứng bằng mắt thường. Đôi lúc nước tiểu cũng sẽ xuất hiện những cục máu đông.
  • Tiểu máu vi thể: Tiểu máu vi thể cũng là hiện tượng lượng hồng cầu trong máu cao bất thường. Tuy nhiên vẫn chưa đủ để làm thay đổi màu nước tiểu. Tiểu máu vi thể chỉ có thể phát hiện bằng cách xét nghiệm mẫu nước tiểu bằng kính hiển vi hoặc thông qua những triệu chứng khác.

Tiểu ra máu ở nữ không phải là một triệu chứng nguy hiểm, và những bệnh gây ra tiểu máu cũng thường có thể dễ dàng điều trị nội khoa bằng cách uống thuốc nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải đề phòng rủi ro tiểu máu tiến triển thành những biến chứng tiết niệu nguy hiểm trong trường hợp bệnh kéo dài nhiều tháng không được điều trị.

xem thêm  Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh: 2 mũi quan trọng bố mẹ cần nắm

Nguyên nhân tiểu ra máu ở phụ nữ

Đa số các nguyên nhân gây tiểu ra máu ở nữ đều là những bệnh lý liên quan đến một trong những cơ quan thuộc hệ tiết niệu, phổ biến nhất là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm. Mặt khác, tiểu ra máu ở phụ nữ cũng có thể là cho hiện tượng xuất huyết từ âm đạo, cổ tử cung.

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến ở nữ giới. Do cấu trúc sinh học, đường niệu đạo của nữ giới thẳng và ngắn nên dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng tiết niệu.

Số liệu thống kê từ Viện Quốc gia về bệnh Đái tháo đường, Tiêu hóa và bệnh Thận tại Mỹ, có khoảng 60% phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời.

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở niệu đạo, niệu quản, thận hoặc bàng quang.

Tiểu ra máu ở nữ là một trong những triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, người bệnh cũng gặp những triệu chứng khác như tần suất đi tiểu thay đổi bất thường, tiểu buốt, đau vùng xương chậu,…

2. Sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu là sự tích tụ của những khoáng chất dư thừa bên trong hệ tiết niệu dưới dạng rắn. Sỏi tiết niệu thường xảy ra ở bàng quang hoặc thận.

Tiểu ra máu ở nữ là triệu chứng của bệnh, xuất hiện khi những khối sỏi làm rách hoặc xước niêm mạc bên trong đường tiết niệu hoặc các cơ quan khác. Từ đó, máu lẫn vào trong nước tiểu tại thận hoặc bàng quang và đào thải cùng với nước tiểu ra ngoài.

3. Lạc nội mạc tử cung

Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc lót bên trong tử cung. Một người bị lạc nội mạc tử cung khi các mô bên trong thành tử cung phát triển ở ngay trong tử cung hoặc bên ngoài tử cung. Những vị trí mà các mô này phát triển thường là khung chậu hoặc khoang bụng.

Người bị lạc nội mạc tử cung sẽ có những khối u khiến tử cung và các vùng xung quanh sưng hoặc chảy máu. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tiểu ra máu ở nữ. Ngoài ra, người bệnh sẽ chịu những cơn đau thắt ở vùng bụng dưới, vùng chậu.

4. Ung thư

Ung thư là biến chứng nặng nhất của các bệnh tiết niệu. Vì thế, triệu chứng của ung thư cũng tương tự triệu chứng chung của những bệnh tiết niệu khác nhưng nghiêm trọng hơn, trong đó có tiểu ra máu ở nữ.

Hai loại ung thư tiết niệu thường gặp nhất là ung thư bàng quang và ung thư thận. Dù nguyên nhân này không phổ biến bằng các bệnh lý tiết niệu kể trên, người bệnh khi phát hiện triệu chứng tiểu máu, cần đi khám và tầm soát ung thư để giảm thiểu rủi ro.

Triệu chứng đi tiểu ra máu ở nữ giới

Triệu chứng lâm sàng điển hình nhất của tiểu ra máu ở nữ giới là nước tiểu có màu hồng nhạt, đỏ hoặc sẫm. Và vì tiểu ra máu ở nữ giới là một triệu chứng những các bệnh lý thuộc hệ tiết niệu khác, vì thế người bệnh cũng sẽ trải qua những triệu chứng điển hình của các bệnh tiết niệu như:

  • Tiểu buốt
  • Đau vùng chậu, bụng dưới
  • Tiểu khó
  • Thay đổi tần suất đi tiểu rõ rệt (Đi tiểu nhiều hơn hoặc đi tiểu ít hơn)
  • Buồn nôn và nôn
  • Sốt, ớn lạnh

Tuy nhiên, đối với tiểu ra máu ở nữ, triệu chứng không gây đau đớn hay cảm giác gì khó chịu cho người bệnh. Bạn sẽ chỉ biết mình có triệu chứng tiểu máu khi thấy có máu lẫn trong nước tiểu. Đối với các trường hợp tiểu máu vi thể, người bệnh có thể nghi ngờ thông qua các triệu chứng lâm sàng khác để đi khám và xét nghiệm nước tiểu để biết được nồng độ hồng cầu trong nước tiểu của mình.

xem thêm  Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, phòng ngừa

Đi tiểu ra máu ở nữ có nguy hiểm không?

Tiểu ra máu ở nữ có thể điều trị dứt điểm nếu người bệnh điều trị khỏi nguyên nhân gây tiểu máu. Thông thường, những bệnh tiết niệu cấp tính gây tiểu ra máu ở nữ đều có thể điều trị nội khoa đơn giản bằng thuốc. Do vậy, tiểu ra máu ở nữ không phải là một triệu chứng nguy hiểm. Người bệnh khi xuất hiện triệu chứng không cần quá căng thẳng và đi khám với bác sĩ chuyên môn ngap lập tức để được khám và chẩn đoán bệnh chính xác.

Người bệnh cũng không nên quá chủ quan vì tiểu máu cũng có thể tiềm ẩn những bệnh lý nguy hiểm. Hơn nữa, những bệnh tiết niệu gây ra tiểu máu nếu kéo dài không qua điều trị, sẽ tiến triển nhanh thành các bệnh mạn tính. Từ đó, gia tăng nguy cơ ung thư tiết niệu ở người rất cao.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đái ra máu ở nữ giới không phải là một bệnh phức tạp hoặc cần điều trị trong thời gian lâu dài. Ở một số trường hợp bệnh tiết niệu cấp tính nhẹ, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện ra triệu chứng hoặc triệu chứng kéo dài 3-5 ngày.

Bởi vì tình trạng tiểu máu sẽ dễ gây ra thiếu máu ở người bệnh, từ đó làm giảm hụt sức khỏe và năng lượng. Hơn nữa, những bệnh tiết niệu có gây triệu chứng tiểu ra máu ở nữ nếu không điều trị kịp thời sẽ dễ tiến triển thành mạn tính và những biến chứng nguy hiểm khác.

Cách chẩn đoán đi đái ra máu ở nữ

1. Khám vùng chậu

Tiểu ra máu ở nữ có thể liên quan đến những vấn đề về sức khỏe sinh sản hoặc cơ quan sinh dục. Vì thế, người bệnh nên thực hiện khám vùng chậu để được đánh giá tình trạng của các cơ quan sinh nữ. Những hoạt động khám vùng chậu bao gồm:

  • Khám âm môn
  • Khám âm đạo
  • Cổ tử cung
  • Tử cung
  • Buồng trứng

Bên cạnh đó, nếu người bệnh có những triệu chứng khác ngoài tiểu máu, nghi ngờ là viêm bàng quang, bác sĩ cũng sẽ đề nghị thực hiện chẩn đoán bàng quang hoặc trực tràng tùy trường hợp.

2. Phân tích nước tiểu

Tiểu ra máu ở nữ thường được ưu tiên chẩn đoán bằng cách xét nghiệm nước tiểu. Đây là cách nhanh và chính xác để xác định được nồng độ hồng cầu bên trong nước tiểu và độ creatinin.

Một số phương pháp phân tích nước tiểu gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Cấy nước tiểu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng
  • Xét nghiệm tế bào nước tiểu

3. Chẩn đoán hình ảnh, kiểm tra hình ảnh

Chẩn đoán và kiểm tra bằng hình ảnh là một phương pháp chẩn đoán chuyên sâu, thường được chỉ định ở những người bệnh có các dấu hiệu rõ ràng của những bệnh tiết niệu như thận hoặc bàng quang bên cạnh tiểu máu.

Những phương pháp chẩn đoán hình ảnh chủ yếu để xem xét hình dạng của cơ quan hệ tiết niệu và tình trạng viêm loét của người bệnh.

Cách phương pháp chẩn đoán hình ảnh bao gồm:

  • Chụp MRI
  • Chụp cắt lớp
  • Siêu âm thận, tiết niệu và bàng quang
  • Nội soi bàng quang

Cách điều trị tiểu ra máu ở nữ

Người bị tiểu ra máu ở nữ cần điều trị nguyên nhân gốc gây ra bệnh, cụ thể là những bệnh tiết niệu thuộc niệu đạo, bàng quang hoặc thận. Tiểu ra máu ở nữ có thể điều trị dứt điểm nếu như bệnh tiết niệu có thể điều trị được dứt điểm. Hầu hết những trường hợp tiểu ra máu ở nữ đều có thể điều trị thành công.

xem thêm  Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé: Những bí kíp không thể bỏ qua

Phương pháp điều trị phổ biến nhất là nội khoa bằng uống. Và tùy theo triệu chứng lâm sàng và loại bệnh mà người bệnh mắc phải, bác sĩ sẽ chỉ định và kê thuốc phù hợp.

Tuy nhiên, những trường hợp tiểu máu do sỏi thận hoặc những bệnh như viêm loét, nhiễm trùng tiết niệu, bác sĩ sẽ xử lý những vấn đề tiên quyết này trước rồi sau đó mới điều trị tiểu máu.

Phòng ngừa tiểu ra máu ở nữ

Tiểu ra máu ở nữ có thể phòng ngừa tối ưu bằng cách chăm sóc sức khỏe tiết niệu và giữ gìn vệ sinh cho bản thân và môi trường sống. Một số những hoạt động có thể phòng ngừa tiểu máu ở nữ gồm:

  • Uống nhiều nước
  • Hạn chế nhịn tiểu
  • Không đi tiểu ngay sau khi vừa quan hệ tình dục để tránh bị nhiễm trùng
  • Chế độ dinh dưỡng không làm ảnh hưởng đến nguy cơ tiểu ra máu ở nữ. tuy nhiên để phòng ngừa các bệnh về thận, bạn nên thực hiện chế độ ăn oits muối, ăn mặn
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia và thuốc lá,…

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 093 180 6858 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 – 024 7106 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
  • Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

Tiểu ra máu ở nữ là một triệu chứng điển hình của những bệnh lý thuộc hệ tiết niệu. Ngoài ra, tiểu máu ở nữ cũng có thể là một dấu hiệu lâm sàng của sức khỏe sinh sản như tử cung, cổ tử cung hoặc bộ phận sinh dục. Tiểu ra máu ở nữ không phải là một tình trạng nguy hiểm vì có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện và xử lý kịp thời.

Link fim24h