Lịch tiêm phòng cúm cho bà bầu giá bao nhiêu? Ở đâu tốt, an toàn?

tiêm phòng cúm khi mang thai

Tính an toàn của vắc xin trong tiêm phòng cúm cho bà bầu là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm trước diễn biến phức tạp của dịch cúm trong những năm gần đây.

Bà bầu mắc bệnh cúm có nguy hiểm không?

Bệnh cúm khác với cảm lạnh thông thường. Với người bình thường, khỏe mạnh, cúm có thể biến chứng viêm phổi, ảnh hưởng đến đường hô hấp. Với phụ nữ mang thai, cúm càng là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm có thể tác động cùng lúc đến mẹ và thai nhi.

Khi mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ suy yếu nên rất dễ lây nhiễm bệnh. Trong khi đó, thai nhi không có khả năng tự bảo vệ mà chỉ dựa vào sự bao bọc, che chở của miễn dịch có được từ mẹ. Nếu mẹ mắc bệnh, thai nhi cũng chịu tác động xấu. Khi mắc cúm, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường lâu khỏi hơn người khác khiến cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon, khó ngủ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nguy cơ cao xảy ra các biến chứng như sảy thai, thai chết lưu, sinh non, thai nhi dị tật chậm phát triển về thần kinh và vận động.

Đang mang thai có tiêm phòng cúm được không?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, tất cả phụ nữ mang thai trong mùa cúm nên được tiêm phòng vắc xin. Việc tiêm phòng cúm khi mang thai không chỉ giúp ngăn ngừa cúm và biến chứng cúm cho bà bầu mà còn ngăn ngừa nguy cơ dị tật ở thai nhi do cúm và bảo vệ em bé ngay sau khi sinh.

Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc cúm và diễn tiến nặng, nhưng đến 6 tháng tuổi trẻ mới có thể tiêm phòng cúm. Chính vì thế, việc tiêm vắc xin cúm cho phụ nữ trước và trong khi mang thai là rất quan trọng để hình thành các kháng thể truyền cho thai nhi qua nhau thai. Kháng thể này sẽ giúp bảo vệ bé trước nguy cơ mắc cúm trong những tháng đầu sau sinh.

chủng ngừa cúm cho bà bầu

Các loại vắc xin cúm cho bà bầu

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), tất cả người từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ bầu và mẹ đang cho con bú cần tiêm phòng cúm mỗi năm.

xem thêm  Các MẶt Nạ Dưỡng Da Chị Em Nên Mua Ngay

Theo đó, hai loại vắc xin phòng cúm đang được lưu hành rộng rãi tại Việt Nam là Influvac Tetra (Hà Lan) và Vaxigrip Tetra (Pháp) đều không chống chỉ định cho phụ nữ có thai và đã được chứng minh tính an toàn, hiệu quả trên tất cả mọi đối tượng.

Giá vắc xin cúm cho mẹ bầu

Giá vắc xin cúm cho mẹ bầu tùy thuộc vào nơi tiêm chủng, thời điểm và loại vắc xin mẹ bầu tiêm phòng. Thông thường giá vắc xin phòng cúm có thể dao động từ 350.000 – 400.000 VNĐ. Tuy nhiên Hệ thống tiêm chủng VNVC thường xuyên có các chương trình ưu đãi giá nhằm hỗ trợ cho cộng đồng, đặc biệt là các mẹ bầu tiếp cận với vắc xin dễ dàng. Để tham khảo giá vắc xin tiêm phòng cúm cho bà bầu tại Hệ thống tiêm chủng VNVC, bạn có thể xem thêm tại đây.

Tiêm phòng cúm cho bà bầu khi nào? Lịch tiêm phòng cúm cho bà bầu

Vắc xin phòng cúm có thể tiêm phòng trước và trong khi mang thai. Vắc xin có thể tiêm sau 3 tháng đầu thai kỳ hoặc trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng. Trước khi tiêm phòng, bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn, chỉ định mũi tiêm phù hợp. Tùy vào cơ sở tiêm chủng, có thể mẹ bầu cần hoàn tất một số thủ tục trước tiêm.

Tiêm vắc xin cúm cho bà bầu bao lâu thì có tác dụng?

Thông thường để vắc xin sinh kháng thể phát huy hiệu quả bảo vệ cần khoảng 2 tuần. Với mỗi loại vắc xin kháng thể được tạo ra có tác dụng bảo vệ cơ thể trong thời gian nhất định, chính vì thế cần phải tiêm nhắc lại đối với một số vắc xin. Riêng vắc xin cúm, người dân được khuyến cáo tiêm phòng hằng năm và tiêm nhắc lại mỗi năm, do khả năng biến đổi của virus cúm theo mùa, chính vì vậy kháng thể phòng cúm có thể đạt hiệu quả bảo vệ trong vòng 1 năm.

Tiêm cúm khi mang bầu có ảnh hưởng thai nhi không?

Vắc xin cúm là an toàn do đó mẹ bầu tiêm cúm không gây ảnh hưởng bất lợi đến thai nhi mà trái lại còn sản sinh kháng thể có lợi truyền qua nhau thai cho thai nhi. Em bé ngay khi chào đời đã có sẵn kháng thể phòng cúm giúp phòng bệnh hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các bệnh đường hô hấp khác.

tiêm vắc xin cúm cho bà bầu

Mẹ bầu đang bị cúm có tiêm phòng cúm được không?

Mẹ bầu đang bị cúm tốt nhất không nên tiêm vắc xin phòng cúm mà nên chờ đến khi cơ thể khỏe mạnh thì vắc xin mới phát huy hiệu quả tốt nhất và tính an toàn cao nhất. Tiêm phòng khi đang bị cúm có thể dẫn đến nhiều phản ứng bất lợi cho sức khỏe người được tiêm.

Bên cạnh những trường hợp mắc cúm, các trường hợp sau cũng không nên tiêm phòng cúm:

  • Từng có tiền sử dị ứng với vắc xin cúm trước đó;
  • Người bị suy dinh dưỡng;
  • Người đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp (trên 37 độ C);
  • Người dị ứng với trứng nghiêm trọng;
  • Có tiền sử bị Hội chứng Guillain-Barre (2) 6 tuần sau khi tiêm vắc xin cúm;
  • Người suy giảm miễn dịch.
xem thêm  Cân nặng thai nhi: Mức lý tưởng và yếu tố ảnh hưởng

Mẹ bầu đã tiêm phòng cúm có bị cúm nữa không?

Trong một số trường hợp, mẹ bầu đã tiêm phòng vắc xin vẫn có nguy cơ mắc cúm. Nếu tiếp xúc với người bị nhiễm cúm trước khi vắc xin kịp sản xuất kháng thể bảo vệ cơ thể thì vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh.

Ngoài ra, không có bất kỳ loại vắc xin nào có thể phát huy khả năng phòng bệnh 100%, nên mẹ bầu vẫn có khả năng nhiễm bệnh sau tiêm phòng, nhưng với mức độ nhẹ không quá nguy hiểm.

Nếu không tiêm nhắc vắc xin cúm hằng năm, mẹ bầu vẫn có thể bị nhiễm bệnh do virus cúm biến đổi liên tục theo chu kỳ mỗi năm.

Nếu bị cúm khi đang mang thai thì nên làm gì?

Nếu bị cúm khi đang mang thai, bước đầu tiên, mẹ bầu cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước để làm dịu cơn đau ở cổ họng, đồng thời bù nước do sốt. Súc miệng bằng nước muối ấm nếu bị đau họng và ho. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, buổi, kiwi, dứa,… nhằm tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

Nếu các triệu chứng nặng hơn, mẹ bầu dùng nước muối nhỏ mũi và thuốc xịt mũi để làm lỏng chất nhầy mũi, làm dịu mô bị viêm. Hít thở không khí ẩm để đỡ nghẹt mũi. Thêm mật ong hoặc chanh vào trà ấm khử cafein để giảm đau họng. Sử dụng túi chườm ấm và lạnh để giảm đau xoang.

Nếu tình trạng cúm nặng, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Cách phòng bệnh cho mẹ bầu khi tiếp xúc với người bị cúm

Nguy cơ mắc cúm có thể xảy ra nếu mẹ bầu tiếp xúc với người bị cúm, chẳng hạn như sống chung, chăm sóc hoặc nói chuyện với người bị cúm. Để chủ động phòng bệnh cúm ngay từ sớm, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi phụ nữ chuẩn bị mang thai và mang thai nên có kế hoạch tiêm phòng cúm từ sớm.

Tiêm phòng vắc xin cúm cho bà bầu ở đâu?

Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC là địa chỉ tiêm vắc xin phòng cúm cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai và các loại vắc xin khác được nhiều người lựa chọn. Tại VNVC có đầy đủ các loại vắc xin phòng cúm an toàn, chất lượng được khuyến cáo tiêm phòng như: vắc xin Influvac Tetra, Vaxigrip Tetra.

Ngoài ra, VNVC còn có nhiều loại vắc xin khác cho nhóm đối tượng phụ nữ chuẩn bị mang thai như: vắc xin phòng ho gà – bạch hầu – uốn ván, vắc xin phòng uốn ván, vắc xin phòng virus HPV gây ung thư cổ tử cung và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn, sởi – Quai bị – Rubella, thủy đậu, viêm não Nhật Bản, viêm gan A, B,…

xem thêm  Các cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Các loại vắc xin lưu hành tại VNVC được đảm bảo chất lượng và tính an toàn cao nhờ việc nhập khẩu chính hãng từ các hãng sản xuất vắc xin uy tín trong và ngoài nước. Vắc xin được bảo quản trong Hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP, với nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất. Tất cả các phòng tiêm được trang bị tủ giữ vắc xin chuyên dụng, quy trình an toàn tiêm chủng được đảm bảo ở mức cao nhất. Bên cạnh đó, VNVC có nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp. 100% bác sĩ, điều dưỡng viên có chứng chỉ an toàn tiêm chủng. 100% khách hàng đến VNVC được bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm miễn phí, được chỉ định tiêm chủng chính xác.

Ngoài ra, VNVC còn có nhiều phòng chức năng cho mẹ và bé như phòng pha sữa, phòng thay tã, phòng cho bé bú, với các tiện ích miễn phí đi kèm: bỉm/ tã miễn phí, khăn giấy ướt, sạc điện thoại, nước uống, wifi, khu vui chơi cho trẻ,…

Tiêm phòng cúm cho bà bầu là phương pháp phòng bệnh an toàn, hiệu quả cho mẹ và thai nhi. Liên hệ hotline 028 7102 6595 để được tư vấn, đặt lịch tiêm vắc xin phòng cúm cho mẹ bầu.

FAQs

T: Vắc xin cúm có an toàn cho mẹ bầu không?

  • V: Vắc xin cúm là an toàn và không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Việc tiêm vắc xin cúm giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi cúm và giảm nguy cơ biến chứng cúm.

T: Có bao nhiêu loại vắc xin cúm cho mẹ bầu?

  • V: Hiện có hai loại vắc xin cúm phổ biến là Influvac Tetra và Vaxigrip Tetra. Cả hai loại đều an toàn và không chống chỉ định cho phụ nữ có thai.

T: Khi nào nên tiêm phòng cúm khi mang thai?

  • V: Vắc xin cúm có thể tiêm sau 3 tháng đầu thai kỳ hoặc trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.

T: Tiêm vắc xin cúm có tác dụng bao lâu?

  • V: Kháng thể phòng cúm bắt đầu phát huy hiệu quả sau khoảng 2 tuần và có thể bảo vệ trong vòng 1 năm.

Conclusion

Tiêm phòng vắc xin cúm cho bà bầu là giải pháp an toàn và hiệu quả để bảo vệ mẹ và thai nhi khỏi cúm và các biến chứng nguy hiểm. Hãy đến Hệ thống tiêm chủng VNVC để được tiêm vắc xin cúm an toàn, chất lượng và dễ dàng tiếp cận. Liên hệ hotline 028 7102 6595 để biết thêm thông tin và đặt lịch tiêm vắc xin cho mẹ bầu.