Vắc xin cúm – Mũi tiêm không thể bỏ qua của bà bầu

Phụ nữ mang thai thường phải tiêm ít nhất 2 mũi phòng uốn ván cho lần mang thai đầu tiên. Đó là điều ai cũng biết và nhớ đến. Trong khi đó, vắc xin phòng cúm cũng được các bác sĩ chuyên khoa khuyên các mẹ bầu không nên bỏ qua. Tuy nhiên, thực tế không phải cũng có coi trọng điều này. Vậy tại sao mẹ bầu không nên bỏ qua mũi vắc xin phòng ngừa cúm?

Mức độ nguy hiểm của bệnh cúm đối với phụ nữ mang thai

Cúm khác với cảm lạnh thông thường. Bệnh cúm thường đi kèm với những triệu chứng sổ mũi, sốt, ho, mệt mỏi, đau nhức cơ thể. Với người bình thường, tình trạng cũng có thể biến chứng thành viêm phổi, nguy hiểm đến sức khỏe đường hô hấp. Bất cứ ai cũng có thể mắc cúm với mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Với phụ nữ mang thai, bệnh cúm càng trở thành kẻ thù nguy hiểm. Ở giai đoạn nhạy cảm này, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường có nhiều thay đổi, khả năng miễn dịch kém, dễ ốm do thay đổi thời tiết, cũng dễ lây nhiễm cúm nếu tiếp xúc với người bệnh.

Với thể trạng yếu thì cúm có thể diễn tiến nặng và có thể gây biến chứng bất thường, nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi. Do vậy, các mẹ bầu nên lưu ý đến việc khi nào tiêm vắc xin cúm cho bà bầu để tiêm ngừa kịp thời.

Mẹ bầu bị cúm khi mang thai rất nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi

Vai trò của vắc xin cúm đối với sức khỏe của mẹ bầu

Tại sao mẹ bầu phải tiêm vắc xin phòng cúm? Câu trả lời chính là sự nguy hiểm của bệnh cúm có thể đe dọa đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang thai khi bệnh cúm nặng có thể gây những biến chứng khôn lường. Mẹ có nguy cơ sinh non, thai nhi phát triển không bình thường. Thậm chí có thể dẫn đến dị tật thai nhi do mẹ bị sốt cao, nhiễm khuẩn hô hấp, cúm biến chứng thành viêm phổi.

xem thêm  Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Sử Dụng Cốc Nguyệt San Trên Fim24h.com

Tiêm vắc xin phòng cúm để mẹ bầu có kháng thể phòng ngừa virus gây cúm, tăng khả năng miễn dịch bệnh. Có thể loại trừ được khả năng biến chứng do cúm ở phụ nữ mang thai. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ bầu và thai nhi khỏi sự tác động của bệnh cúm.

Khi nào tiêm vắc xin cúm cho bà bầu là tốt nhất?

Một người bình thường cũng nên tiêm phòng cúm mỗi năm. Vậy mẹ bầu thì sao, đâu là thời điểm thích hợp để tiêm ngừa mũi vắc xin này?

Mẹ bầu nên tiêm vắc xin cúm vào tháng thứ mấy?

Với những chị em quan tâm đến sức khỏe sinh sản thường sẽ tìm hiểu trước và thực hiện tiêm các mũi vắc xin cần thiết trước khi có kế hoạch sinh con. Tuy nhiên, với những mẹ chưa có thời gian chuẩn bị từ trước thì có thể bảo vệ mình bằng cách tiêm vắc xin phòng cúm sau khi đã có thai.

Một khi chị em đã biết đến vắc xin này thì cần tiêm càng sớm càng tốt. Thời điểm cần thiết nhất là trước mùa cúm (từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau). Tiêm ở thời điểm nào trong thai kỳ cũng được, tuy nhiên nên tiêm cúm trước khi có thai 1 tháng để bảo vệ được toàn bộ quá trình thai kỳ. Vì sau khi tiêm, chỉ cần 2 – 4 tuần sau là vắc xin sẽ tác động tới hệ miễn dịch để cơ thể tự sản sinh kháng thể phòng virus cúm.

Mẹ bầu nên tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt

Tác dụng của vắc xin cúm duy trì được bao lâu?

Vắc xin cúm hiện nay được nghiên cứu là có thể giúp sản sinh kháng thể phòng virus cúm trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, do virus cúm có nhiều loại và thay đổi không ngừng nên việc tiêm nhắc lại hàng năm là điều cần thiết. Thường mỗi người sẽ tiêm một mũi vắc xin cúm vào mỗi năm để phòng bệnh.

xem thêm  Tay chân miệng vào mùa, làm sao để con bạn an toàn?

Mẹ bầu khi tiêm 1 mũi vắc xin cúm có thể yên tâm bởi kháng thể hoạt động mạnh và tác dụng hiệu quả trong vòng 1 năm để bảo vệ cho cả mẹ và bé. Như vậy là các chị em đã biết khi nào tiêm vắc xin cúm cho bà bầu rồi. Khi mang thai, các mẹ nên nhớ là tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt nhé.

Vắc xin phòng cúm cần được tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần

Tiêm vắc xin cúm có hại gì cho thai nhi không?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mẹ bầu tiêm vắc xin phòng cúm sẽ có lợi ích kép. Vắc xin không những giúp sản sinh kháng thể bảo vệ mẹ mà thông qua nhau thai, kháng thể có lợi này còn truyền sang cho thai nhi. Vì thế em bé ngay khi chào đời đã có được kháng thể phòng cúm này trong người. Là lợi ích tốt để phòng bệnh cúm, tăng cường hệ miễn dịch phòng các bệnh về hô hấp.

Tiêm phòng vắc xin cúm cũng không gây các tác dụng phụ. Ở một số trường hợp, tùy thể trạng từng mẹ mà có người đau tay bị tiêm hoặc sốt nhẹ. Còn thông thường thì hầu như chị em nào sau khi tiêm cũng không có phản ứng gì khác biệt. Các mẹ nên biết khi nào tiêm vắc xin cúm cho bà bầu là thích hợp với mình. Nên chọn ngày cảm thấy khỏe mạnh, không có dấu hiệu gì bất thường về sức khỏe để tiêm ngay mũi vắc xin này.

Mẹ bầu tiêm vắc xin phòng cúm mang đến lợi ích kép tốt cho cả mẹ và bé

Phòng và điều trị cúm cho mẹ bầu

Chị em nếu bị cúm trong giai đoạn đầu của thai kỳ rất nguy hiểm. Nếu bệnh có biến chứng thì có thể gây sảy thai, sinh non và nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác. Thế nên các mẹ cần lưu ý phòng tránh bệnh này ngay khi biết mình mang thai:

Giải pháp điều trị cúm khi mang thai

Khi mẹ bầu có dấu hiệu mệt mỏi, ớn lạnh, đau nhức khắp người, ho và đau họng. Hãy đến khám chuyên khoa ngay để được xác định có phải mắc virus cúm hay không. Nếu đã định được là nhiễm cúm, mẹ bầu sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng virus theo hướng dẫn của bác sĩ. Theo dõi sức khỏe của mẹ và thai. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

xem thêm  Những điều cần lưu ý khi đi khám sức khỏe tổng quát

Cách phòng cúm cho mẹ bầu

Mẹ bầu khi mang thai nên ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau quả, thịt cá, cung cấp đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Luyện tập thể dục nhẹ nhàng. Giữ thói quen sinh hoạt tốt và khám thai định kỳ. Có một sức khỏe tốt là cách duy nhất nhất để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu nên tránh đến những nơi đông người. Tránh tiếp xúc với những người nghi mắc bệnh cúm. Đồng thời nên biết khi nào tiêm vắc xin cúm cho bà bầu để tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt. Giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, bảo vệ tốt cho đứa con yêu sắp chào đời.

FAQs

Q: Khi nào là thời điểm phù hợp để tiêm vắc xin cúm cho bà bầu?
A: Mẹ bầu có thể tiêm vắc xin cúm vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, tuy nhiên nên tiêm trước khi có thai 1 tháng để bảo vệ toàn bộ quá trình thai kỳ.

Q: Vắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu?
A: Vắc xin phòng cúm có tác dụng trong vòng 1 năm và nên được tiêm nhắc lại hàng năm một lần.

Q: Tiêm vắc xin cúm có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
A: Tiêm vắc xin cúm không có ảnh hưởng đối với thai nhi và còn mang lại lợi ích kép cho cả mẹ và bé.

Conclusion

Tiêm vắc xin cúm là một phương pháp quan trọng để bảo vệ mẹ bầu và thai nhi khỏi nguy cơ mắc cúm và các biến chứng nguy hiểm. Việc tiêm vắc xin cúm càng sớm càng tốt và nên được nhắc lại hàng năm để duy trì hiệu quả phòng ngừa. Đồng thời, các phương pháp phòng tránh cúm và chăm sóc bản thân cũng cần được áp dụng để có một thai kỳ khỏe mạnh và bình an.