Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh: Bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện

tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Những năm tháng đầu đời, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Việc ghi nhớ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ giúp hệ thống miễn dịch sản sinh lượng kháng thể cần thiết để chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu bỏ lỡ bất cứ một cột mốc tiêm chủng nào, trẻ có thể sẽ mất đi cơ hội được bảo vệ tối ưu suốt đời bởi vắc xin.

Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của BS.CKI Nguyễn Lê Nga, Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Vì sao trẻ sơ sinh cần tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch?

Những tháng đầu đời sau sinh, hệ miễn dịch ở trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện nên đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,… Để ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, vắc xin được nghiên cứu và được sử dụng để giúp hệ miễn dịch kích thích kháng thể cần thiết nhằm tiêu diệt các kháng nguyên lạ mặt xâm nhập vào cơ thể một cách kịp thời. Chính vì vậy, bố mẹ cần nắm đầy đủ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh để giúp trẻ được bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện từ lúc lọt lòng đến khi trưởng thành.

Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh cần tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch bởi:

  • Miễn dịch thụ động nhận được từ mẹ sẽ giảm dần theo thời gian: Trong suốt thai kỳ, trẻ nhận được một lượng kháng thể IgG từ mẹ truyền qua thông qua hàng rào nhau thai, nhiều nhất trong những tháng cuối thai kỳ. Sau sinh, lượng kháng thể được mẹ truyền qua nhau thai cộng với kháng thể có từ sữa mẹ sẽ bảo vệ trẻ chống lại các yếu tố bên ngoài môi trường. Tuy nhiên, lượng kháng thể này sẽ suy giảm dần theo thời gian và không phải loại bệnh nào trẻ cũng nhận được kháng thể từ mẹ. Đây là lúc này trẻ cần được tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch để cơ thể kịp thời sản xuất ra lượng kháng thể mới chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm, hạn chế biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao.

  • Trẻ phải tiếp xúc môi trường bên ngoài bụng mẹ: Sau khi chào đời, trẻ phải tiếp xúc với môi trường hoàn toàn xa lạ từ nhiệt độ, độ ẩm, vi sinh vật, virus, vi khuẩn càng làm gia tăng nguy cơ nhiễm và mắc bệnh. Đặc biệt, trong những trường hợp trẻ sinh thiếu tháng, sinh non, nhẹ cân hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh càng cần phải tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để tạo miễn dịch đặc hiệu giúp trẻ chống lại nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

  • Chi phí chi trả cho tiêm chủng thấp hơn rất nhiều so với chi phí chi trả cho quá trình điều trị: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ước tính cho thấy đầu tư cho tiêm chủng là khoản đầu tư tài chính khôn ngoan cho bản thân bởi chi phí chi trả cho quá trình điều trị bệnh tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí chi trả cho tiêm chủng. Cứ mỗi 100 USD (khoảng 2,5 triệu đồng) đầu tư vào tiêm chủng sẽ giúp tiết kiệm 1.600 USD (khoảng 40 triệu đồng) chi phí chi trả cho y tế.

  • Không để trẻ bỏ lỡ “giai đoạn vàng” trong tiêm chủng: Có một số loại vắc xin như Rotavirus, 6 trong 1, Lao… sẽ giới hạn về độ tuổi tiêm chủng, nếu bỏ lỡ cột mốc tiêm chủng được khuyến cáo này trẻ sẽ mất đi cơ hội phòng bệnh tối ưu duy nhất trong đời. Chính vì vậy, bố mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh để trẻ được tiêm chủng sớm khi đến độ tuổi, có đầy đủ miễn dịch phòng bệnh sớm nhất.

xem thêm  39 Bí Quyết Làm Đẹp Da Mặt Tại Nhà Từ Thiên Nhiên Của Phụ Nữ Hàn Nhật

tuân thủ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cần tiêm các mũi vắc xin nào?

Việc tiêm vắc xin cho trẻ ngay từ lúc chào đời là cực kỳ quan trọng bởi ngay sau khi lọt lòng, trẻ đã phải chiến đấu với rất nhiều tác nhân gây bệnh nguy hiểm trong khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện để sản xuất ra miễn dịch đặc hiệu kịp thời. Vậy trẻ sơ sinh cần tiêm những loại vắc xin nào?

Các chuyên gia cho biết ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh trẻ cần được tiêm vắc xin phòng bệnh Lao và viêm gan B bởi:

  • Viêm gan B là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Nếu chẳng may trẻ bị mắc viêm gan B từ mẹ có nguy cơ cao đối mặt với biến chứng xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành là rất cao. Chính vì vậy, trong vòng 24 giờ sau sinh trẻ cần được tiêm vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt và hoàn thành các liều tiêm nhắc đầy đủ để bảo vệ trẻ khỏi c viêm gan B gây ra ung thư gan trong tương lai.

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam đứng thứ 15 trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên toàn cầu. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, 24 giờ sau sinh là “thời điểm vàng” để tiêm vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ bởi khi mới lọt lòng, trẻ chưa tiếp xúc với trực khuẩn lao nên việc tiêm sớm sẽ giúp cơ thể luyện tập được việc nhận diện được kháng nguyên lạ mặt, ngăn chặn trực khuẩn lao tấn công cơ thể non nớt của trẻ. Do đó, bố mẹ tuyệt đối không được bỏ nhỡ mũi tiêm vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ sau sinh để hạn chế tối đa nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm do lao gây ra.

xem thêm  Đau Cảnh Báo Ung Thư Cổ Tử Cung: Những Vị Trí Cần Chú Ý

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

LỊCH TIÊM ĐẦY ĐỦ CHO TRẺ TỪ 0-12 THÁNG TUỔI

Vắc xin Sơ sinh 2 tháng 3 tháng 4 tháng 6 tháng 7 tháng 8 tháng 9 tháng 10 tháng 12 tháng
BCG – Vắc xin Lao liều sơ sinh
Heberbiovac, Gene-HBvax, Euvax B – Vắc xin Viêm gan B liều sơ sinh Infanrix Hexa (Bỉ)/ Hexaxim (Pháp) (vắc xin 6 trong 1)
Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib và viêm gan B
Pentaxim (Pháp)/ Infanrix IPV+Hib (Bỉ) (vắc xin 5 trong 1) (vắc xin 5 trong 1)
Rotarix (Bỉ) Tiêu chảy cấp do Rotavirus
Rotateq (Mỹ)
Rotavin (Việt Nam)
Synflorix (Bỉ) Các bệnh do phế cầu khuẩn
Prevenar 13 (Bỉ)
VA-Mengoc-BC (Cu Ba) Viêm màng não do não mô cầu tuýp B,C
Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac (Hà Lan)- Cúm
MVVac (Việt Nam) – Sởi
Priorix (Bỉ) – Sởi, Quai bị, Rubella
Menactra (Mỹ) – Viêm màng não do mô cầu tuýp A, C, Y, W-135
Imojev (Thái Lan) – Viêm não Nhật Bản
Varilrix (Bỉ) Thủy đậu
Varivax (Mỹ)/ Varicella (Hàn Quốc)
MMR-II (Mỹ) phòng Sởi – Quai bị – Rubella
Jevax (Việt Nam) – viêm não Nhật Bản