5 Thuốc Kháng Sinh Tốt Nhất và An Toàn Cho Trẻ Em mà Cha Mẹ Cần Biết

thuốc kháng sinh azithromycin cho trẻ em

Nhiều phụ huynh có thói quen dùng thuốc kháng sinh cho trẻ em bất cứ khi nào trẻ bị cảm, sốt. Tuy nhiên, điều này không đúng, việc sử dụng thuốc không đúng cách sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như loạn thuốc, tăng lượng vi khuẩn kháng thuốc, ngộ độc, dị ứng…

Cơ chế hoạt động của thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là loại thuốc được sử dụng khi trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, được điều chế từ các hợp chất hóa học hoặc từ các vi khuẩn tự nhiên. Thuốc có tác dụng ngăn chặn, ức chế sự sinh sôi hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Tùy thuộc vào từng loại thuốc kháng sinh, thuốc sẽ hoạt động theo một trong hai cơ chế sau:

  • Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn: Thuốc ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào và sản sinh protein ở vi khuẩn, từ đó, giảm số lượng vi khuẩn và độc tính của chúng. Một số loại thuốc kháng sinh hoạt động theo cơ chế này gồm penicillin, amoxicillin…
  • Tiêu diệt vi khuẩn: Thuốc sẽ tấn công trực tiếp vào tế bào của vi khuẩn, phá vỡ thành tế bào và quá trình sinh, tổng hợp protein của chúng. Một số loại thuốc kháng sinh hoạt động theo cơ chế này gồm gentamicin, streptomycin…

Thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế khả năng sinh sôi

Khi nào nên sử dụng kháng sinh cho trẻ?

Thuốc kháng sinh ở trẻ em chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết và có chỉ định của bác sĩ. Một số trường hợp bác sĩ có thể sử dụng kháng sinh cho trẻ gồm:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp: ho gà, viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa…
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm thận…
  • Nhiễm trùng da: viêm da, vẩy nến…
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa: tiêu chảy do vi khuẩn…
  • Một số vấn đề sức khỏe khác: hở hàm ếch, Down, rối loạn miễn dịch…

Lưu ý, trước khi lựa chọn phương pháp điều trị bằng kháng sinh, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu trẻ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng, nguyên nhân gây bệnh và lựa chọn loại thuốc phù hợp. Tất cả các loại thuốc cho trẻ uống cần được kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ theo đúng liều lựa và thời gian dùng thuốc do bác sĩ chỉ định.

xem thêm  Tin tức: TD là gì?

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể dựa vào triệu chứng bệnh, tình trạng và thời gian bị bệnh của trẻ để kê thuốc kháng sinh phổ rộng cho trẻ trước khi có kết quả xét nghiệm. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại liều lượng và thuốc kháng sinh cụ thể.

Thuốc kháng sinh cho trẻ em tốt nhất

Mỗi loại thuốc kháng sinh sẽ hoạt động hiệu quả đối với một số chủng vi khuẩn nhất định. Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh cho trẻ em thường được bác sĩ sử dụng:

1. Penicillin (amoxicillin và penicillin G)

Penicillin (amoxicillin và penicillin G) là một loại kháng sinh tự nhiên, được điều chế từ nấm Penicillin, hoạt động theo cơ chế ngăn chặn quá trình sản xuất tường bảo vệ, từ đó gây chết vi khuẩn. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng, viêm phổi, viêm tai, viêm màng não…

2. Thuốc ức chế beta-lactamase (Augmentin)

Augmentin là một loại thuốc kháng sinh chứa amoxicillin và axit clavulanic, được sử dụng khi trẻ mắc các bệnh do một số vi khuẩn có khả năng sản sinh enzyme beta-lactamase. Sau khi axit clavulanic ngăn chặn các hoạt động của beta-lactamase, amoxicillin sẽ tấn công vào vi khuẩn, làm giảm khả năng phát triển và lan rộng của chúng. Augmentin được sử dụng trong điều trị các trường hợp nhiễm trùng, có tiền sử nhiễm trùng tái phát, viêm xoang, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm da…

3. Cephalosporin (Cefdinir, ceftibuten…)

Tương tự như thuốc kháng sinh Penicillin, cephalosporin cũng là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên, được điều chế từ nấm đất Cephalosporium. Thuốc có tác dụng chống vi khuẩn mạnh, nhất là đối với các vi khuẩn gram (-). Phần lớn các loại kháng sinh cephalosporin được sử dụng khi trẻ bị nhiễm trùng tai, viêm phổi và có tiền sử nhiễm trùng tai tái phát, nhiễm trùng xoang do vi khuẩn.

4. Macrolide (azithromycin và erythromycin)

Macrolide (azithromycin và erythromycin) hoạt động theo cơ chế ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn, từ đó, làm giảm tốc độ tăng trưởng và tiêu diệt vi khuẩn. Thuốc thường được dùng khi trẻ mắc bệnh ho gà, viêm phổi nhẹ…

5. Thuốc sulfate (trimethoprim + sulfamethoxazole)

Thuốc Sulfate (trimethoprim + sulfamethoxazole) là một loại thuốc kháng khuẩn kết hợp, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển, sinh sôi của vi khuẩn. Thuốc được sử dụng khi trẻ bị nhiễm trùng do tụ cầu khuẩn kháng thuốc và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có gần 1 triệu trẻ em tử vong vì mắc các bệnh do vi khuẩn kháng kháng sinh gây ra. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao, xảy ra chủ yếu do việc lạm dụng kháng sinh.

xem thêm  Cường giáp: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa

Việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như:

  • Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn, nôn,…
  • Chuột rút
  • Suy yếu hệ miễn dịch
  • Ảnh hưởng đến các cơ quan khác: gan, thận…
  • Phát ban
  • Kháng thuốc.

Trẻ cần được đưa đến bệnh viện thăm khám

Dùng thuốc kháng sinh cho trẻ như thế nào?

Khi sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ, bố mẹ cần chú ý các vấn đề sau:

  • Luôn tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh và thể trạng sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp. Do đó, việc cho trẻ dụng thuốc kháng sinh theo đúng loại, đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.
  • Cho trẻ sử dụng đủ liều lượng: Liều lượng thuốc kháng sinh được bác sĩ kê khi trẻ mắc bệnh được cân nhắc kỹ lưỡng theo 3 tiêu chí (cân nặng, mức độ bệnh, khả năng đáp ứng với thuốc). Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ uống đủ lượng thuốc được bác sĩ kê. Việc tự ý ngưng dùng thuốc trước thời gian quy định, khi trẻ đã có biểu hiện khỏe hơn có thể khiến vi khuẩn không được tiêu diệt hoàn toàn, phát triển mạng hơn và có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Sử dụng thuốc đúng cách: Mỗi loại thuốc kháng sinh sẽ có cách sử dụng khác nhau, bố mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tuân theo chỉ định của bác sĩ để cho trẻ dùng thuốc đúng cách.
  • Đối với các trường hợp trẻ có các triệu chứng bệnh tương tự như trước đây, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng lại các toa thuốc cũ: Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp trẻ có mắc bệnh do những loại vi khuẩn khác nhau nhưng có triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, mỗi loại kháng sinh, mỗi toa thuốc được bác sĩ kê đơn sẽ được chỉ định cho một trường hợp nhất định. Việc tự ý dùng theo các liều lượng thuốc cũ sẽ làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh ở trẻ.
  • Theo dõi các triệu chứng sau khi dùng thuốc của trẻ: Như đã đề cập ở trên, thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Do đó, sau khi cho trẻ dùng thuốc, bố mẹ cần quan sát trẻ cẩn thận, nhất là trong 2 ngày đầu. Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bố mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.
xem thêm  Tầm soát ung thư cổ tử cung: Phương pháp và quy trình sàng lọc

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh.

Thuốc kháng sinh ở trẻ em chỉ được sử dụng khi thật sự cần thiết nhằm chống lại các bệnh lý do vi khuẩn gây ra. Việc lạm dụng thuốc không chỉ khiến trẻ đối mặt với nhiều tác dụng phụ nguy hiểm mà còn có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc. Do đó, khi trẻ bị ốm, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị đúng cách.

FAQs

1. Khi nào nên sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ?
Thuốc kháng sinh chỉ nên sử dụng khi bác sĩ đưa ra chỉ định và khi thật sự cần thiết, như trong trường hợp trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiêu hóa và một số vấn đề sức khỏe khác.

2. Thuốc kháng sinh có tác dụng phụ nào?
Việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, chuột rút, suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến các cơ quan khác, phát ban và kháng thuốc.

3. Làm thế nào để sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ đúng cách?
Bố mẹ cần luôn tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, cho trẻ sử dụng đủ liều lượng, sử dụng thuốc đúng cách, không tự ý dùng lại các toa thuốc cũ và theo dõi các triệu chứng sau khi dùng thuốc của trẻ.

Conclusion

Việc sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ em cần được thực hiện đúng cách để tránh tác động tiêu cực và đảm bảo hiệu quả điều trị. Bố mẹ cần tìm hiểu về cơ chế hoạt động và tác dụng phụ của từng loại thuốc kháng sinh, và luôn tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.