Công bằng xã hội trong giáo dục theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin

thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục

TÓM TẮT:

Tự do, bình đẳng và bác ái là những giá trị mà cả nhân loại đang cố gắng để đạt được. Công bằng xã hội cũng vậy, nó là giá trị mà loài người luôn mong đạt được trong cuộc sống hàng ngày. Theo nghĩa chung nhất, công bằng được hiểu là sự biểu hiện cụ thể cho tự do, bình đẳng và bác ái. “Bình đẳng là biểu hiện của sự công bằng”. Bài viết này tập trung nghiên cứu về quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về công bằng xã hội và công bằng xã hội trong giáo dục; đồng thời phân tích một số nội dung cơ bản về công bằng xã hội trong giáo dục theo chủ nghĩa Mác – Lênin.

Từ khóa: Công bằng xã hội, giáo dục, chủ nghĩa Mác – Lênin.

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về công bằng xã hội và công bằng xã hội trong giáo dục

Theo các nhà kinh điển Mác – xít, trong xã hội xã hội chủ nghĩa thì công bằng xã hội trong lĩnh vực kinh tế đóng vai trò cơ sở và quyết định các lĩnh vực khác như văn hóa, xã hội…, cụ thể là về phương diện quan hệ giữa cống hiến (thực hiện nghĩa vụ) ngang nhau thì hưởng thụ (được hưởng quyền lợi) ngang nhau. Hay nói cách khác, trong chủ nghĩa xã hội, công bằng cơ bản là làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít; sản phẩm được phân phối theo nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo lao động. Công bằng xã hội chỉ ra ở đây là công bằng xã hội mang tính tương đối, còn nhiều hạn chế, nó chỉ tồn tại ở giai đoạn thấp của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Bởi vì xã hội này mới chỉ là giai đoạn quá độ từ tư bản chủ nghĩa – một xã hội bất công bằng, bất bình đẳng sang xã hội cộng sản chủ nghĩa – một xã hội có một sự công bằng tuyệt đối. Do vậy, công bằng xã hội trong xã hội xã hội chủ nghĩa còn nhiều khiếm khuyết, “Nhưng đó là những thiếu sót không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, lúc nó vừa lọt lòng từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra, sau những cơn đau đẻ kéo dài. Quyền không bao giờ có thể cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định”. Quan niệm về công bằng xã hội trong chủ nghĩa xã hội sẽ bị thay đổi cùng với sự tự mất đi của chủ nghĩa xã hội để ra đời một xã hội cao hơn – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Sự mất đi sớm hay muộn tùy thuộc vào sự phát triển của sản xuất, sự phát triển của kinh tế – xã hội. Do vậy, công bằng xã hội là một khái niệm mang tính lịch sử. Để đạt được công bằng thực sự, một cách tuyệt đối chỉ khi con người không còn lệ thuộc vào phân công lao động nữa, lúc đó khoảng cách giữa lao động trí óc và lao động chân tay được rút ngắn tối đa, lao động không còn là phương tiện để sinh sống nữa mà là một nhu cầu hoạt động và phát triển. Khi đó, cá nhân được phát triển một cách toàn diện, sức sản xuất xã hội sẽ có sự tiến bộ vượt bậc chưa từng có trong lịch sử, của cải trở nên dư thừa “Chỉ khi đó người ta mới có thể vượt hẳn ra khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyền tư sản và xã hội mới có thể ghi trên lá cờ của mình: Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu!”. Như vậy, theo chủ nghĩa Mác – Lênin: Trong giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản, mặc dù chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đã được thiết lập, song phương thức phân phối tương ứng đó vẫn chưa đạt tới sự công bằng thực sự. Đó mới chỉ là một bước tiến bộ nhất định bước đầu về công bằng xã hội. Điều quan trọng là cùng với chế độ công hữu thì sản xuất càng phải phát triển, mọi cá nhân phải có cơ hội phát huy mọi tiềm năng để vươn tới sự ngang nhau về năng lực, điều kiện, cơ hội, khi đó mới có thể đạt được sự công bằng tuyệt đối.

xem thêm  Vắc xin và sức khỏe của trẻ: Bảo vệ an toàn cho tương lai

Ở phương diện khác, công bằng được hiểu theo 2 góc độ: Công bằng theo chiều ngang nghĩa là đối xử ngang nhau với những người có đóng góp như nhau. Công bằng theo chiều dọc nghĩa là đối xử khác nhau đối với những người có những khác biệt bẩm sinh hoặc có những điều kiện xã hội khác nhau. Nếu công bằng theo chiều ngang được thực hiện bởi cơ chế thị trường thì công bằng theo chiều dọc cần có sự điều tiết của nhà nước. Việc phân định như thế sẽ đảm bảo công bằng thực sự. Qua đây có thể thấy công bằng xã hội là một khái niệm rộng, hoàn chỉnh gồm cả các yếu tố: kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Như vậy: “Công bằng xã hội là một giá trị định hướng để con người thỏa mãn những nhu cầu cơ bản về đời sống vật chất và tinh thần trong mối quan hệ tương đối hợp lý giữa các cá nhân và nhóm xã hội, phù hợp với khả năng hiện thực của những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định”.

Trong lĩnh vực giáo dục, công bằng xã hội trong giáo dục được các nhà Mác – xít đặc biệt quan tâm, theo các ông, giáo dục có tầm quan trọng trong đời sống xã hội, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng một chế độ mới: “muốn thay đổi những điều kiện xã hội phải có một chế độ giáo dục thích hợp”. Lẽ tất nhiên, công bằng trong giáo dục nhằm phục vụ đắc lực cho xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và chính xã hội đó đem lại sự công bằng xã hội trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Theo tinh thần đó, việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục chính là “tạo được nhiều cơ hội học tập phù hợp với mọi nhu cầu, nguyện vọng riêng cũng như khả năng của mỗi người dân trong xã hội, để ai cũng có điều kiện phát triển nghề nghiệp tài năng, hiểu biết”.

Như vậy, hiện nay người lao động sẵn sàng chấp nhận tạm thời sự chưa bình đẳng, nhưng không chấp nhận sự không công bằng, công bằng phải được xây dựng trên cơ sở cống hiến và hưởng thụ ngang nhau. Mỗi cá nhân muốn cống hiến được cho xã hội thì cá nhân đó tối thiểu phải có 2 điều kiện cơ bản:

Thứ nhất, phải có môi trường thuận lợi nhằm vừa tạo điều kiện cho cá nhân có khả năng cống hiến, vừa là thước đo để đánh giá khách quan sự cống hiến của mỗi cá nhân, đó có thể gọi là “cơ hội xã hội”. Cơ hội xã hội là một điều kiện rất quan trọng mà không có nó thì dù cá nhân có nhiệt tình cống hiến đến mấy cùng với tài năng thực sự đôi khi cũng trở thành bất lực.

xem thêm  Những câu chúc Tết gia đình, người yêu hay và ý nghĩa nhất

Thứ hai, muốn cống hiến thì phải có năng lực nhất định, năng lực càng cao thì khả năng cống hiến càng lớn. Trong nền kinh tế thị trường, năng lực không chỉ là sản phẩm bẩm sinh mà chủ yếu lại là do giáo dục, đào tạo mà có. Giáo dục, đào tạo có thể sẽ góp phần đắc lực cho việc bồi dưỡng năng lực cá nhân, làm cho mọi tiềm năng về năng lực cá nhân đều trở nên có những cơ hội như nhau hoặc tương đương nhau. Như vậy, công bằng trong giáo dục, đào tạo chính là cái gốc để giảm bớt bất công về năng lực. Một nền giáo dục công bằng sẽ tạo ra tối đa những năng lực lao động mới, đảm bảo cho xã hội tránh được những bất công.

Đương nhiên, không thể ảo tưởng rằng với một nền giáo dục nào đó, người ta có thể tạo nên sự ngang bằng về năng lực. Năng lực còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như di truyền, khí chất, sức khỏe… Song, một điều chắc chắn là: với một nền giáo dục công bằng cho toàn dân, chúng ta sẽ không để lọt hoặc để uổng phí các mầm mống tài năng và sẽ tạo được cơ hội không quá chênh lệch để mọi người cùng tự do phát triển. Nền giáo dục công bằng có khả năng tạo nên “cơ hội xã hội” theo đúng nghĩa.

2. Một số nội dung cơ bản về công bằng xã hội trong giáo dục theo chủ nghĩa Mác – Lênin

Thứ nhất, thực hiện chế độ giáo dục phổ thông, miễn phí và tạo điều kiện cơ sở vật chất cho học tập.

Công bằng trong giáo dục thể hiện thông qua việc mọi người trong xã hội đều được bình đẳng về quyền trong việc hưởng thụ những giá trị mà nền giáo dục đem lại: “nền giáo dục quốc dân phổ cập và ngang nhau với tất cả mọi người, do nhà nước đảm nhiệm. Giáo dục bắt buộc đối với tất cả mọi người. Học không phải mất tiền”. Để thực hiện công bằng trong giáo dục, Nhà nước chủ trương “thực hiện nền giáo dục phổ thông không mất tiền và cưỡng bách, độc lập với giáo hội” cho mọi người đang trong đội tuổi theo học. Nhà nước quan tâm đến mọi đối tượng trong xã hội, đặc biệt là trẻ em, thiếu niên; Nhà nước tạo mọi điều kiện tốt nhất để giáo dục trẻ ngày từ khi còn nhỏ: “đối với tất cả các trẻ em khi không cần đến sự chăm sóc của người mẹ nữa, thì đưa vào giáo dục trong các cơ quan nhà nước và bằng sự đài thọ của nhà nước”. Sự thay đổi căn bản về cách đối xử với mọi người trong xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa và tạo cơ hội cho mọi người dân đặc biệt là tầng lớp lao động nghèo được tiếp cận với giáo dục, đã khẳng định xã hội chủ nghĩa đã đảm bảo sự công bằng trong xã hội nói chung và công bằng trong giáo dục nói riêng: “giáo dục phổ thông do nhà nước cung cấp kinh phí cho tất cả trẻ em, không trừ một ngoại lệ nào”. Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa khác hẳn về chất so với nền giáo dục tư bản chủ nghĩa, nền giáo dục này phục vụ cho mọi người trong xã hội và đặc biệt quan tâm đến “người nghèo”: “Biện pháp ấy chỉ là một việc làm công bằng đối với anh nghèo chúng ta, vì không thể chối cãi được rằng mỗi người đều có quyền phát triển toàn diện tài năng của mình”.

xem thêm  Gửi lời chúc khách hàng năm mới bằng tiếng Anh: Gợi ý 20+ lời chúc ý nghĩa

Việc thực hiện công bằng giáo dục đối với mọi người trong xã hội, được C.Mác, Ph.Ănggen, V.I.Lênin chủ trương thực hiện phổ cập giáo dục, nhà nước cấp học bổng, miễn học phí và cung cấp các điều kiện thiết yếu để học tập: “Giáo dục phổ thông và bách khoa (cung cấp những tri thức lý luận và thực tiễn về tất cả các ngành chủ yếu của sản xuất), miễn học phí và cưỡng bách, đối với tất cả các nam nữ trẻ em dưới 16 tuổi; (…) tất cả các em học sinh đều được cung cấp lương thực, quần áo và sách vở do nhà nước đài thọ”. Đối với những cấp học cao hơn, nhà nước vẫn tạo điều kiện cho những ai muốn theo học và thực sự có nhu cầu muốn nâng cao trình độ trên mức phổ thông “bảo đảm cho tất cả ai muốn học đều được học”, mặc dù nhà nước không thể tiếp tục miễn học phí và cung cấp “lương thực, quần áo, sách vở” nhưng nhà nước vẫn tạo điều kiện cấp học bổng cho người theo học, đặc biệt đối với người nghèo.

Thứ hai, không có sự phân biệt giới tính, dân tộc, đẳng cấp trong việc hưởng thụ nền giáo dục mới – giáo dục xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục thông qua việc cung cấp một nền giáo dục phổ thông toàn dân; mọi người dân đều được hưởng giá trị từ nền giáo dục đó đem lại. Không có sự phân biệt giới tính nam hay nữ, không phân biệt đảng cấp hay tầng lớp nào, giai cấp nào và không phân biệt dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số, tất cả mọi người đều được hưởng nền giáo dục này theo những mức độ phù hợp khác nhau. Theo đó, nền giáo dục thống nhất áp dụng cho mọi người: “một nền giáo dục thống nhất cho tất cả mọi người, tiến hành cho đến lứa tuổi mà người ta có thể trở thành một thành viên độc lập của xã hội”. Hơn nữa, công bằng trong giáo dục là nhà nước phải đặc biệt quan tâm đến những đối tượng “yếu thế” trong xã hội, đó là những người nghèo, những người không có cơ hội học tập do điều kiện lịch sử để lại, nhà nước phải thực hiện chính sách giáo dục toàn dân, cho mọi người lao động có điều kiện thuận lợi tiếp