Hầu hết trẻ khi bước sang tháng thứ 6, ngoài sữa mẹ cần được ăn dặm để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự phát triển toàn diện. Việc lựa chọn thực phẩm và cách chế biến món ăn đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này của con. Nhiều bậc phụ huynh băn khoăn chọn thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi như thế nào? Trường mầm non Montessori – Sakura Montessori sẽ cùng cha mẹ giải đáp thắc mắc này ngay trong nội dung dưới đây.
Nguyên tắc ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Khi trẻ lớn dần, nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ sẽ không đảm bảo cung cấp đủ cho con, nên chúng ta cần cho trẻ ăn dặm để chuẩn bị cho những giai đoạn phát triển tiếp theo. Khi thấy con có dấu hiệu sẵn sàng bắt đầu ăn dặm, cha mẹ hãy cho bé làm quen với những bữa ăn đầu tiên. Cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc ăn dặm cho bé 6 tháng để đảm bảo hiệu quả:
1. Xác định dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm
Trước khi thực hiện việc xác định dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm là vấn đề cha mẹ nên quan tâm. Thông thường, các bé có nhu cầu bắt đầu ăn dặm khi bước vào tháng thứ 5 – 6. Tuy nhiên, mức độ phát triển của mỗi trẻ khác nhau là khác nhau, vì vậy cha mẹ cần quan sát để xác định thời điểm phù hợp với con mình.
Dưới đây là tổng hợp một số dấu hiệu điển hình của việc trẻ muốn ăn dặm, mời các bậc phụ huynh tham khảo:
- Trẻ chuyển sang tư thế ngồi thẳng và bắt đầu ngồi vững mà không cần giúp đỡ.
- Trẻ hình thành thói quen cầm nắm đồ vật và đưa lên miệng gặm.
- Trẻ có dấu hiệu thích thú khi nhìn các thành viên trong gia đình ăn uống, thích ngồi chung với mọi người vào mỗi bữa ăn.
- Trẻ không còn đẩy đồ ăn ra khi cha mẹ đút.
- Trẻ tập nhai những thứ mà cha mẹ đút vào miệng.
2. Nhóm chất dinh dưỡng xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Ăn dặm hướng đến mục tiêu cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện. Do đó, thực đơn cho bé 6 tháng cần đảm bảo đầy đủ những chất sau đây:
- Nhóm tinh bột: là các loại ngũ cốc, mì ống, khoai tây, khoai lang, bánh mì…
- Nhóm chất đạm: có trong thực phẩm như trứng, cá, thịt bò, các loại đậu, phô mai…
- Nhóm chất béo: chất béo có trong các loại hạt họ đậu (đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh…), dầu thực vật
- Nhóm vitamin: vitamin có nhiều trong các loại củ quả, rau xanh…
Ngoài 4 nhóm chất chính trên đây, cha mẹ cần bổ sung cho trẻ một số loại dưỡng chất quan trọng và cần thiết khác như:
- DHA: DHA có nhiều trong sữa mẹ
- Sắt: cung cấp cho trẻ một số loại đậu nghiền bột như đậu đen, đậu tây, đậu lăng và các loại rau có màu xanh đậm trong thực đơn ăn dặm để tăng hàm lượng sắt bổ sung cho
- Vitamin D: bổ sung vitamin D cho trẻ thông qua một số loại cá hoặc tắm nắng vào buổi sớm