Bước vào độ tuổi cho bé ăn dặm, chắc hẳn các mẹ bỉm sữa sẽ khá lúng túng khi không biết lên thực đơn gì. Đừng lo, với gợi ý thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật dưới đây, mẹ chẳng còn phải nghĩ ngợi nữa!
✔️ Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi
Ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Ăn dặm kiểu Nhật là sự phối hợp các loại thực phẩm với nhau để tạo nên một thực đơn đa dạng. Từ đó kích thích sự thèm ăn ở trẻ đồng thời giúp bé tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Khác với cách ăn truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật không dùng cách thức xay nhuyễn thức ăn. Thay vào đó mẹ sẽ dùng cối để giã và rây đến khi thức ăn đạt được độ mịn phù hợp.
Chìa khóa của phương pháp này nằm ở hương vị nguyên bản của các món ăn. Theo đó, thức ăn của bé sẽ được để riêng, không trộn với nhau. Từ đó giúp trẻ phát triển vị giác, kích thích thèm ăn.
Bên cạnh đó, chế độ ăn dặm kiểu Nhật đặc biệt đề cao yếu tố thẩm mỹ. Hầu hết bữa ăn của trẻ đều mang màu sắc và được tạo hình bắt mắt.
Chất không thể thiết trong 30 ngày đầu ăn dặm kiểu Nhật
Bước sang tháng thứ 6, hầu hết các bé sẽ được làm quen với thức ăn thô, hay còn gọi là giai đoạn ăn dặm. Có thể nói, đây chính là “giai đoạn vàng” ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của bé sau này. Hiện nay có vô vàn phương pháp ăn dặm mà mẹ có thể áp dụng cho bé. Dù lựa chọn ăn dặm kiểu Nhật hay bất kỳ cách ăn nào, mẹ đừng quên bổ sung đầy đủ cho trẻ những dưỡng chất sau để con phát triển toàn diện, khỏe mạnh và thông minh:
- Nhóm cung cấp bột đường: Mẹ nên sử dụng gạo tám, gạo tẻ hay thỉnh thoảng đổi bữa với phở, bún, bánh đa cho bữa ăn dặm của bé thêm phong phú.
- Nhóm cung cấp chất đạm: Tiêu chí lựa chọn thực phẩm cho bé ăn dặm phải dễ tiêu, dễ chế biến. Vì vậy, trong tháng đầu mẹ nên cho bé ăn lòng đỏ trứng gà và thịt nạc (gà hoặc lợn). Đến tháng tiếp theo, thực phẩm bổ sung chất đạm cho bé sẽ đa dạng hơn, bao gồm cua, tôm, cá, thịt bò,…
- Nhóm cung cấp chất béo: Chất béo rất cần thiết cho sự chuyển hóa chất đạm trong cơ thể. Vì vậy, đây cũng là nhóm thực phẩm rất quan trọng mà mẹ nên bổ sung trong thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho bé. Một số thực phẩm bổ sung chất béo lành mạnh bao gồm cá hồi, đậu nành, mè, mỡ lợn, mỡ gà,…
- Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: Trẻ khi bước sang giai đoạn ăn dặm thường rất dễ bị táo bón. Vì vậy, mẹ đừng quên bổ sung rau củ, trái cây tươi trong menu ăn dặm kiểu Nhật của bé nhé!
Những lưu ý quan trọng khi lên thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật
Trước khi xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 6 tháng cho bé, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Khẩu phần ăn ăn dặm: 1 bữa/ngày
- Nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ: Chiếm 90% nguồn dinh dưỡng mà bé nhận được
- Độ thô của cháo: 1 phần gạo, 10 phần nước
- Tinh bột: Ngày đầu mẹ cho bé ăn 5ml/ngày, sau đó cứ 3 ngày tăng thêm 5ml
- Lượng đạm: 5 – 10g/ngày (đậu phụ, lòng đỏ trứng, thịt cá trắng)
- Rau xanh: 5 – 20g/ngày (bắp cải, su su, súp lơ xanh, khoai lang, cải bó xôi, su hào, cà chua, bí đỏ, cà rốt,…)
- Trái cây: Với những loại trái cây mềm như bơ, chuối,… mẹ thát lát miếng vừa ăn là bé có thể cầm và nghiền bằng nướu được. Còn với những trái cây cứng như táo, lê,… mẹ nên hấp qua cho mềm để bé dễ ăn hơn
Gợi ý thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật
Hệ tiêu hóa của trẻ giai đoạn 6 tháng tuổi còn non yếu nên khả năng tiêu hóa và hấp thụ gặp rất nhiều hạn chế. Do đó, khi mới cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ ưu tiên nấu cháo bằng nước lọc hoặc nước dashi cho bé ăn. Nước dashi là loại nước dùng nấu từ rong biển, cà bào hoặc các loại rau củ quả. Đây là loại nước được các mẹ Nhật ưa dùng cho bé ăn dặm.
Dưới đây là gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu nhật 30 ngày đầu tiên, hãy cùng tham khảo nhé!
Menu ăn dặm kiểu Nhật ngày 1, 2, 3
- Cháo trắng: mẹ nấu cháo cho bé ăn theo tỷ lệ 1:10, tức 1 phần bột gạo và 10 phần cháo. Bột gạo nấu đến khi nở đều sẽ phải lọc qua 1 lần rây cho nhuyễn. Sau đó thêm nước dùng dashi vào, tiếp tục nấu đến khi đạt được độ loãng gần với sữa mẹ là được.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngày 4, 5
- Cháo trắng nấu với nước dashi: cách làm tương tự như trên
- Sang ngày thứ 4, thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho bé sẽ bổ sung thêm cà rốt nghiền nhuyễn
Ngày thứ 6 cho bé ăn dặm kiểu Nhật
- Bột gạo nấu với nước dashi theo tỷ lệ 1:10
- Su su hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn rồi cho vào cháo
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngày 7
- Cháo nấu với nước dùng dashi cùng với bí đỏ nghiền nhuyễn
- Cháo ăn dặm cho bé vẫn nấu theo tỷ lệ 1:10. Với bí đỏ, mẹ hấp chín rồi dùng thìa nghiền nhuyễn hoặc cho vào máy sinh tố xay cho mịn
Ngày thứ 8 cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm kiểu Nhật
- Sau tuần đầu thử nghiệm với cháo bột gạo nấu nước dashi, sang tuần thứ 2 mẹ nên cho bé ăn đa dạng hơn. Khởi đầu với món súp khoai tây nghiền
- Mẹ có thể sử dụng nước dùng dashi để nấu súp khoai tây cho bé. Đầu tiên cần hấp chín khoai tây, sau đó nghiền nhuyễn rồi cho thêm nước dashi sao cho cháo có độ sệt vừa phải
Thực đơn ngày thứ 9 cho bé ăn dặm kiểu Nhật
- 15ml sữa đậu nành
- 20ml khoai lang nghiền: nấu tương tự như khoai tây nghiền
>>> Xem nhiều hơn:
Bé 6 tháng ăn được thịt gì? Vô vàn gợi ý cho mẹ
30 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi
Menu ăn dặm ngày 10
- 10ml sữa
- 20ml khoai nghiền
- Rau chân vịt rây nhuyễn nấu cùng với nước lọc hoặc nước dashi
Thực đơn ngày thứ 11 cho bé ăn dặm kiểu Nhật
- Cháo cải bó xôi nấu cùng nước dashi
- Cà chua rây nhuyễn: nên luộc chín để tách vỏ và bỏ hạt dễ dàng, sau đó xay nhuyễn bằng máy sinh tố
Ngày thứ 12 con ăn dặm
- Cháo bột gạo nấu với nước dùng dashi. Mẹ có thể thêm vào cháo một ít phomai để kích thích vị giác cho bé
- Cà chua nghiền nhuyễn
- Sữa chua mẹ làm hoặc sữa chua không đường tráng miệng
Menu ăn dặm ngày 13
- Sữa đậu nành mẹ nấu
- Cháo su su + dầu oliu
- Đậu hũ non
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngày 14
- Cháo bột gạo tỷ lệ 1:7
- Bí đỏ nghiền phô mai
- Hành tây nghiền
Thực đơn con ăn dặm ngày 15
- Khoai tây nghiền nấu cùng nước dashi
- Cháo bí đỏ pho mai
- Nước ép táo, với tỷ lệ 1 phần nước táo, 5 phần nước lọc
Menu ăn dặm ngày 16:
- Cháo su su nấu với nước dashi + dầu óc chó
- Cà chua nghiền + nước dashi
Ngày 17 ăn dặm kiểu Nhật
- Sữa chua táo nghiền (không đường)
- Cháo bỉ đỏ trộn sữa
Menu ngày 18 cho bé ăn dặm
- Súp hành tây, khoai tây trộn sữa
- Bắp cải tím nghiền
Ngày 19 con ăn dặm
- Cháo bột gạo, tỷ lệ 1:7
- Súp hành tây, khoai tây rắc thêm pho mai
- Táo nghiền
Thực đơn ngày 20
- Cà chua, khoai lang nghiền
Thực đơn ăn dặm ngày 21
- Cháo bột gạo, tỷ lệ 1:7
- Bắp cải tím và bí ngòi nghiền
- Súp đậu nành khoai lang
Thực đơn ngày 22 con ăn dặm
- Cà rốt nghiền trộn với sữa mẹ
- Cháo yến mạch
- Bí ngòi nghiền
Ngày 23 con ăn dặm
- Khoai tây nghiền + đậu hũ non
- Cháo dashi
- Chuối nghiền
Menu ăn dặm ngày 24 cho con
- 15ml đậu hũ non
- Bí ngòi nghiền
- Cháo bột gạo + dầu quả óc chó
Thực đơn ngày 25
- Súp bí đỏ đậu nành
- Cháo dashi
- Su su nghiền
Ngày 26 bé ăn dặm
- Đậu hũ non tự làm
- Cà rốt nghiền
- Cháo su su rắc thêm phomai
Thực đơn ngày 27 bé ăn dặm
- Bí ngòi nghiền
- Bắp cải tím nghiền
- Cháo rây + dầu quả óc chó
Thực đơn ngày 28
- Đậu phụ non nghiền nhuyễn
- Hành tây nghiền
- Cháo cà chua + nước dashi
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngày 29
- Bí đỏ nghiền
- Súp khoai tây + đậu nành
- Cháo bột + nước dashi
Ngày 30 cho bé ăn dặm
- Cá lóc nghiền
- Cháo rau chân vịt
- Nước trái cây
Kết thúc thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cũng là lúc mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu đạm khác, chẳng hạn như cá, thịt bò để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn phát triển này. Hy vọng chia sẻ này sẽ gợi ý hữu ích khi cho bé tập tành ăn dặm.
Nguồn: fim24h