Ăn dặm truyền thống là phương pháp cho bé ăn bột xay nhuyễn với các nguyên liệu thực phẩm khác rồi dần chuyển sang ăn cháo. Vậy mẹ đã biết cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Ăn dặm truyền thống là gì?
Ăn dặm truyền thống là cách ăn dặm lâu đời được áp dụng nhiều tại các gia đình Việt Nam. Việc sử dụng cách thức ăn này, đòi hỏi mẹ bỉm phải thật khéo léo trong việc kết hợp thực phẩm với nhau. Việc chọn thực phẩm tươi ngon cũng là yếu tố quan trọng để các món ăn thêm phần hấp dẫn.
Đặc trưng của cách ăn dặm kiểu truyền thống là:
- Nấu bột và cháo lẫn với thịt, rau
- Độ thô tăng dần từ bột đến cháo vỡ, cháo nguyệt hạt, cơm nát, cơm như người lớn
- Bé được ăn trước hoặc sau bữa ăn của cả gia đình nên thời lượng bữa sẽ hay kéo dài
- Ngoài ra cách ăn truyền thống cũng chuộng ăn rong, ăn bế vì vậy các bé sẽ không tập trung, tạo thành thói xấu
Ưu, nhược điểm của cách ăn dặm truyền thống
Là cách ăn dặm phổ biến của các mẹ Việt, ăn dặm truyền thống có ưu, nhược điểm dưới đây.
Ưu điểm:
- Đảm bảo cho bé bữa ăn dinh dưỡng, có đủ tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất
- Giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn do thức ăn được đem xay nhuyễn
- Mẹ không phải mất quá nhiều thời gian chuẩn bị cũng như chế biến thức ăn vì phương pháp này khá nhàn
- Khẩu phần ăn được điều chỉnh từ ít đến nhiều tùy theo khả năng của bé
Nhược điểm:
- Vì nhiều thực phẩm cùng được xay nhuyễn, pha trộn với nhau nên bé sẽ không cảm nhận được hương vị riêng
- Ngoài ra với cách ăn dặm truyền thống mẹ bỉm cũng khó phát hiện bé bị dị ứng với thực phẩm nào
- Ở cách ăn này kỹ năng nhai, nuốt cũng hạn chế hơn, bởi đồ ăn đều đem xay nhuyễn và không chú ý tăng dần độ thô
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng cần đảm bảo dinh dưỡng gì?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thời điểm lý tưởng nhất cho bé tập tành ăn dặm là khi tròn 6 tháng tuổi. Lúc này, cơ thể trẻ sẽ cần khoảng 700kcal/ngày để hoạt động. Trong khi đó, nếu chỉ duy trì bú sữa mẹ, trẻ chỉ được cung cấp khoảng 450kcal/ngày mà thôi. Ăn dặm vào thời điểm này thực sự cần thiết để bù đắp lượng dinh dưỡng thiếu hụt này. Vậy thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống cho bé 6 tháng tuổi cần bổ sung những dưỡng chất gì cho bé tăng cân, phát triển toàn diện:
- Chất béo: Có trong đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, hạt vừng, gạo tẻ, gạo nếp,…
- Vitamin: Có nhiều trong các loại trái cây, rau củ,….
- Tinh bột: Bánh mì, khoai tây, mì ống, các loại ngũ cốc,…
- Chất đạm: Các loại đậu, sữa, phô mai, trứng, cá, thịt bò,…
- Chất sắt: Các loại rau có lá màu xanh đậm, đậu lăng, đậu đen, đậu tây,…
- Omega 3: Có trong các loại cá biển như cá hồi, cá thu, cá trích,…
- Vitamin D: cho bé tắm nắng sớm hoặc ăn các món ăn chế biến từ cá hồi
Khẩu phần ăn trong một ngày của bé 6 tháng tuổi
Trong thời gian đầu ăn dặm, bé vẫn quen thuộc với mùi vị của sữa nên có thể từ chối thử nghiệm với những thực phẩm “lạ”. Do đó, để tránh việc bé bị đói, mẹ không nên cai sữa hoàn toàn. Thay vào đó, cần duy trì lượng bú mỗi ngày kết hợp với các loại bột loãng, rau củ khác. Cụ thể, khẩu phần ăn dặm cần cung cấp cho bé mỗi ngày như sau:
- Quả chín: 50 – 100g
- Rau củ: 20g
- Nhóm tinh bột: 20 – 30g
- Sữa mẹ: 500 – 800ml
- Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng cách để mẹ “nhàn tênh”
- Ăn dặm cho bé 6 tháng thế nào đúng cách?
- Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày là “khoa học”?
Cách chế biến đồ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Theo hướng dẫn của Viện dinh dưỡng, cách chế biến đồ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi có những lưu ý như sau:
Sơ chế thực phẩm: Ưu tiên lựa chọn thực phẩm thu hoạch đúng mùa, tươi sạch. Trước khi nấu, mẹ cần rửa sạch và sơ chế thật kỹ lưỡng, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non yếu của bé.
Quy trình nấu ăn
- Để thuận tiện cho quá trình nấu đồ ăn dặm cho bé, mẹ có thể chuẩn bị xay sẵn các loại bột đậu xanh, bột gạo, bột yến mạch,… và bảo quản trong hũ thủy tinh kín. Lưu ý: mẹ nên xay sẵn với lượng bột nhất định, tránh việc để lâu gây mốc
- Mẹ nấu bột cho bé theo tỷ lệ 1 phần gạo, 10 phần nước. Dùng đũa khuấy liên tục tránh bị đóng bột hoặc cháy
- Sau khi bột chín, mẹ mới cho rau củ được nghiền mịn vào để đảm bảo dinh dưỡng không bị mất đi bởi nhiệt độ cao
Nguyên tắc cần nhớ khi xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống cho bé 6 tháng
Dưới đây là một số nguyên tắc cần lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi:
- Mẹ nên cho bé ăn 1 – 2 bữa/ngày. Khi khả năng nhai và tiêu hóa của bé được tiến bộ, mẹ có thể bổ sung thêm sữa chua và các loại trái cây trong bữa phụ
- Số cữ bú một ngày: 3 – 4 bữa tùy theo nhu cầu của trẻ
- Rau củ, trái cây, thịt,… khi thêm vào thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng cần được xay nhuyễn mịn để bé ăn dễ dàng hơn
- Chỉ sử dụng gia vị dành riêng cho trẻ, không dùng loại của người lớn
- Cho bé làm quen với đồ ăn dặm theo trình tự: cháo trắng – rau củ – chất đạm (thịt gà, lợn nạc)
- Tránh cho bé ăn những thực phẩm dị ứng, dễ gây rối loạn tiêu hóa như đậu phộng, mật ong,…
Gợi ý thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi
Để giúp các mẹ khỏi “vắt óc suy nghĩ” thực đơn ăn dặm cho bé mỗi ngày, Fitobimbi sẽ giới thiệu đến bạn menu 30 ngày ăn dặm dưới đây:
- Ngày 1: Bột gạo loãng
- Ngày 2: Bột cải bó xôi
- Ngày 3: Bột bí ngô
- Ngày 4: Bột khoai tây
- Ngày 5: Bột cà rốt
- Ngày 6: Bột bí xanh
- Ngày 7: Bột khoai lang
- Ngày 8: Bột su su
- Ngày 9: Bột măng tây
- Ngày 10: Bột súp lơ xanh
- Ngày 11: Bột đậu xanh
- Ngày 12: Bột khoai lang
- Ngày 13: Bơ trộn sữa
- Ngày 14: Bột đậu Hà lan
- Ngày 15: Bột khoai tây, cà rốt
- Ngày 16: Khoai lang nghiền sữa
- Ngày 17: Bột ngô ngọt
- Ngày 18: Đu đủ nghiền sữa
- Ngày 19: Bột rau mồng tơi
- Ngày 20: Táo hấp nghiền sữa
- Ngày 21: Bột cà rốt, súp lơ
- Ngày 22: Bột bí đỏ, đậu hà lan
- Ngày 23: Bột cà chua, bí đỏ
- Ngày 24: Bột su su, cải bó xôi
- Ngày 25: Bột bí đỏ hạt sen
- Ngày 26: Chuối nghiền sữa
- Ngày 27: Bột cà chua
- Ngày 28: Xoài nghiền sữa
- Ngày 29: Cháo bí xanh
- Ngày 30: Bột bí ngô yến mạch
Cách nấu bột ăn dặm kiểu truyền thống cho bé 6 – 7 tháng tuổi
Với phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống, mẹ nên cho bé bắt đầu làm quen với bột gạo loãng, kết hợp với các loại thực phẩm khác như cà rốt, bí đỏ, thịt cá,… Đảm bảo các thực phẩm luôn mềm mịn và được xay nhỏ để bé tiêu hóa tốt hơn.
Cháo mịn cà rốt
Chuẩn bị:
- 1/2 củ cà rốt
- Bột gạo
Thực hiện:
- Nấu cháo theo tỉ lệ 1 phần gạo, 10 phần nước. Khi cháo chín mềm thì dùng rây lọc cho mịn
- Cà rốt nạo vỏ, rửa sạch, cắt khúc nhỏ rồi đem hấp. Đến khi cà rốt chìn mềm thì dùng rây nghiền cho mịn
- Cho cà rốt đã nghiền vào nồi cháo. Trộn đều, đun sôi khoảng 2 phút nữa là có thể tắt bếp
Súp khoai tây sữa
Chuẩn bị:
- 1/2 củ khoai tây
- 60ml sữa công thức/sữa mẹ
Thực hiện:
- Khoai tây nạo vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi đem hấp cho giữ được dưỡng chất
- Cho 60ml sữa vào nồi nấu cùng khoai tây. Đun đến khi khoai tây chín mềm là có thể tắt bếp
- Cho hỗn hợp súp vào máy sinh tố hoặc rây lọc cho nhuyễn
Khoai lang nghiền
Chuẩn bị:
- 60ml sữa hoặc nước
- 1 củ khoai lang nhỏ
Thực hiện:
- Khoai lang nạo vỏ, ngâm qua nước cho hết nhựa, sau đó cắt miếng nhỏ
- Cho khoai lang vào nồi hấp đến khi chín nhừ thì dùng rây nghiền mịn
- Trộn sữa với khoai lang rồi tiến hành đun sôi hỗn hợp cho đến khi hòa quyện với nhau là mẹ đã có món súp khoai lang cho bé ăn dặm rồi!
Bơ trộn sữa
Chuẩn bị:
- 50 – 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
- 1/4 quả bơ chín
Thực hiện:
- Bơ bóc vỏ, lấy phần thịt rồi dùng thìa nghiền cho mịn
- Cho 50 – 60ml sữa vào bơ rồi trộn đều. Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi này vừa đơn giản mà còn bổ dưỡng. Mẹ học ngay nhé!
Nhìn chung, thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi không còn quá xa lạ với các mẹ bỉm sữa. Nhưng đây sẽ là thử thách lớn với ai lần đầu làm mẹ. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị thật kỹ, tìm hiểu nhiều nguồn thông tin chính xác để xây dựng thực đơn cho bé khoa học, đầy đủ dưỡng chất.
Tìm kiếm liên quan: các món ăn dặm cho bé 6 tháng, món ăn dặm cho bé 6 tháng, đồ ăn dặm cho bé 6 tháng, công thức ăn dặm cho bé 6 tháng, những món ăn dặm cho bé 6 tháng, tổng hợp các món ăn dặm cho bé 6 tháng,…