Mẹ bầu cần chú ý: Thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm?

thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm

Ở mỗi mẹ bầu, chuyển động của thai nhi sẽ có sự khác nhau. Đối với nhiều mẹ bầu, việc theo dõi thai máy vừa là thói quen, vừa là phương pháp hiệu quả để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường. Điều này khiến cho nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng khi không thấy bất cứ dấu hiệu thai máy nào trong một khoảng thời gian dài. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề: “Thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm?” để giảm bớt những lo lắng không cần thiết.

Khi nào mẹ bầu cảm nhận được thai nhi chuyển động?

Thông thường, bắt đầu từ tuần thứ 18 – 24 của thai kỳ, mẹ bầu mới cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của em bé. Trong một số trường hợp, mẹ còn có thể nhận biết được bé yêu đang chuyển động ngay từ tuần thứ 16. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều em bé chỉ bắt đầu chuyển động khi bước vào tuần thứ 20 – 22 của thai kỳ.

Nếu không cảm nhận được bất cứ dấu hiệu chuyển động nào của em bé ở tuần thứ 24, mẹ bầu nên chủ động đi khám để bác sĩ chẩn đoán tình trạng. Từ đó, đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

xem thêm  Điều gì xảy ra khi tự dùng thuốc phá thai mua trên mạng?

Mẹ bầu cần chú ý: Thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm? 1

Mẹ cảm nhận như thế nào khi thai máy?

Đối với những phụ nữ mới lần đầu làm mẹ, nhiều người không khỏi lo lắng liệu thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm nhưng lại không hề biết cách nhận biết thai máy. Theo các bác sĩ, việc “bé yêu” cử động sẽ mang lại cảm giác “rung rinh, khuấy động” trong bụng mẹ. Trong giai đoạn đầu, những cú đạp này diễn ra rất nhẹ nên mẹ bầu cần phải yên lặng và tập trung thì mới cảm nhận được.

Khi thai kỳ lớn hơn, các cử động của em bé cũng trở nên mạnh mẽ và rõ rệt hơn. Điều này là do kích thước thai nhi to hơn sẽ thu hẹp lại không gian để cử động. Vì vậy, chỉ cần em bé xoay người, thúc khuỷu tay hay lăn lộn cũng có thể khiến mẹ cảm thấy vô cùng thích thú.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận thai máy

Nhiều thai phụ thắc mắc thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm? Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp mà thai nhi vẫn đạp nhưng mẹ bầu không cảm nhận được. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận thai máy của mẹ:

  • Kinh nghiệm mang thai: Nếu từng mang thai và sinh con, mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của em bé từ rất sớm.
  • Vị trí nhau thai: Nếu nhau thai nằm ở mặt trước của tử cung, bạn sẽ cần nhiều thời gian hơn để cảm nhận được chuyển động của thai nhi.
  • Nước ối trong tử cung: Lượng chất lỏng ít có thể hạn chế khả năng cảm nhận của mẹ khi thai nhi di chuyển.
  • Chỉ số cơ thể của mẹ: Chỉ số khối được hiểu là lớp mỡ thành bụng dày hay mỏng. Điều này khiến cho mẹ nhiều khi không thể cảm nhận được các chuyển động của bé.
xem thêm  Răng khôn mọc lệch ra ngoài má - Điều mà bạn cần biết

Mẹ bầu cần chú ý: Thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm? 2

Thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm?

Theo tính toán, khi em bé thức, trẻ sẽ có khoảng 10 cử động trong 20 phút, 4 – 5 lần trong 1 giờ hoặc 6 – 10 lần trong khoảng 2 giờ. Tuy nhiên, không có bất kỳ quy định hay tiêu chuẩn nào về số lần cử động mà thai nhi phải có trong một ngày. Mỗi em bé lại có những thói quen chuyển động khác nhau. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng khi cảm thấy bé cử động ít nhé!

Để trả lời cho câu hỏi: “Thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm?”, các bác sĩ chuyên khoa đã khuyến cáo rằng: Mẹ bầu nên thăm khám nếu hơn 4 giờ liên tục không cảm thấy bất kỳ chuyển động nào của thai nhi. Đây rất có thể là biến chứng trong thai kỳ do sản phụ bị tiểu đường thai kỳ hoặc huyết áp cao.

Bên cạnh đó, em bé thường hoạt động nhiều hơn vào những thời điểm nhất định trong ngày, thông thường là khi mẹ mới ăn xong và nghỉ ngơi. Không những vậy, cũng có những thai nhi có xu hướng hoạt động nhiều hơn khi về đêm. Nguyên nhân là do một chu kỳ ngủ của bé thường rất ngắn, chỉ khoảng 20 – 40 phút và không kéo dài quá 90 phút. Vì vậy, mẹ cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề sức khỏe khi thấy bé không cử động trong 90 phút.

xem thêm  Nhịp tim thai 158 lần/phút là trai hay gái?

Mẹ bầu cần chú ý: Thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm? 3

Thai không đạp cần xử lý như thế nào?

Khi thăm khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ làm một số kiểm tra sau để quan sát biến động của tim thai cũng như đánh giá sức khỏe chung của cả mẹ và bé:

  • NST (Non stress test): Kiểm tra cử động của thai nhi nhưng không kích thích hay gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • CST (Contraction stress test): Kiểm tra nhịp tim qua cơn gò tử cung.
  • OCT (Oxytocin challenge test): Kiểm tra sức khỏe thai nhi bằng cách sử dụng oxytocin để gây ra cơn gò tử cung.

Mẹ bầu cần chú ý: Thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm? 4

Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu đã giảm bớt được những lo lắng về vấn đề: “Thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm?”. Thay vì suy nghĩ nhiều, mẹ bầu nên giữ tâm lý thoải mái và chăm sóc tốt cho bản thân.

FAQs

Conclusion