6 Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Tay Chân Miệng Tại Nhà Hiệu Quả Mẹ Cần Biết

tay chân miệng ở trẻ em

Tay chân miệng là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi và có nguy cơ gây biến chứng cao ở trẻ dưới 3 tuổi. Việc phát hiện sớm và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh và ngăn ngừa các hệ lụy nghiêm trọng do bệnh gây ra.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là một bệnh lý truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra. Có hai chủng virus thường gặp nhất gây bệnh tay chân miệng là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Nguyên nhân EV-71 ít gặp hơn nhưng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa và có thể truyền nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các nốt mụn nước, chất nôn, nước bọt, phân,… của người bệnh. Bệnh xảy ra quanh năm và có nguy cơ bùng phát thành dịch vào khoảng tháng 2-4 và từ tháng 9-12, nhất là ở những khu vực nóng ẩm, vệ sinh kém.

Bệnh tay chân miệng có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một bệnh lý lành tính nhưng nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, phù phổi,… thậm chí gây tử vong ở trẻ. Do đó, bố mẹ nên chủ động trang bị kiến thức cần thiết về bệnh này, từ đó phát hiện bệnh sớm ở trẻ và có các xử lý an toàn, phù hợp nhất.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh tay chân miệng ở trẻ mà bố mẹ nên nắm rõ gồm:

  • Giai đoạn ủ bệnh: kéo dài 3-7 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh, các triệu chứng chưa xuất hiện rõ. Trẻ gần như không có dấu hiệu bất thường.
  • Giai đoạn khởi bệnh: kéo dài 1-2 ngày. Trẻ bắt đầu sốt (có thể sốt ở mức độ hoặc nhẹ tùy vào cơ địa của từng trẻ), mệt mỏi, đau nhức cơ, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy.
  • Giai đoạn toàn phát: kéo dài 3-10 ngày. Trẻ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh tay chân miệng gồm:
    • Loét miệng: Vết loét có màu đỏ, dạng như phỏng nước, đường kính từ 2-3mm. Các vết loét này xuất hiện nhiều ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi khiến trẻ tăng tiết nước bọt, đau miệng, nhất là khi nuốt thức ăn. Điều này khiến trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng, biếng ăn.
    • Xuất hiện nhiều nốt ban có dạng phỏng nước trên cơ thể: Các nốt mụn nước này có kích thước từ 2-10mm, màu xám, hình bầu dục, mọc thành từng vùng, chủ yếu ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Chúng có thể lồi trên da hoặc ẩn dưới da, không gây đau. Ngoài ra, các nốt mụn nước này có thể xuất hiện ở vùng mông, gối, trên nền ban hồng. Thông thường, nốt ban sẽ tồn tại trong khoảng 7 ngày, không vỡ loét hay gây bội nhiễm, sau khi biến mất sẽ để lại vết thâm.
xem thêm  Telzid 40/12.5 Medisun - Thuốc điều trị tăng huyết áp hiệu quả

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà đúng cách

Phần lớn trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ hồi phục hoàn toàn sau khoảng 8-10 ngày khi được chăm sóc và điều trị đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý về cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà mà bố mẹ nên biết:

  • Đảm bảo trẻ được cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày: Sốt do tay chân miệng kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói hay tình trạng đau khi nuốt do các vết loét trong miệng khiến trẻ lười uống nước, cơ thể mất nước nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm do mất nước gây ra. Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và các loại thuốc hạ sốt, giảm đau phù hợp với thể trạng sức khỏe của trẻ. Paracetamol 10-15mg/kg/lần là loại thuốc thường được sử dụng cho trẻ bị tay chân miệng. Lưu ý, thuốc không được dùng cho trẻ dưới 2 tháng tuổi và không dùng quá 5 lần/ngày. Mỗi liều dùng cách nhau khoảng 4-6 giờ.
  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý, tắm rửa, đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày và chăm sóc các tổn thương ngoài da bằng các dung dịch sát khuẩn nhằm tránh bội nhiễm khi các nốt mụn nước bị vỡ.
  • Cách ly trẻ mắc bệnh với bạn bè và những người thân khác trong gia đình nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh. Khi vào thăm, chăm sóc cho trẻ, bố mẹ cần đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn cẩn thận sau đó.
  • Các vật dụng cá nhân như quần áo, tã lót, bình sữa, ly uống nước, chén ăn,… nên được vệ sinh riêng và sát khuẩn bằng nước sôi hoặc dung dịch chuyên dụng.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho trẻ mỗi ngày. Bố mẹ nên cho trẻ ăn những món ăn mềm, dạng lỏng, dễ tiêu hóa, dễ nuốt. Nên đặc biệt chú ý không cho trẻ ăn các loại trái cây có thể ảnh hưởng đến nốt mụn nước, thực phẩm không lành mạnh, thức ăn nhanh, đồ cay nóng, đồ chế biến sẵn,…

Lưu ý, trong quá trình chăm sóc và điều trị tại nhà, bố mẹ nên chú ý theo dõi chặt chẽ các triệu chứng và đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra ngay khi trẻ có các biểu hiện bất thường sau:

  • Các triệu chứng kéo dài hơn 7 ngày và không có dấu hiệu cải thiện.
  • Trẻ sốt cao, sốt cao kéo dài, sốt cao co giật.
  • Quấy khóc bất thường, khóc không ra nước mắt, môi tím tái, có dấu hiệu của mất nước.
  • Có xu hướng ngủ nhiều hơn, mất nhận thức.
  • Dễ giật mình, hoảng hốt.
  • Tay chân run, đi loạng choạng.
  • Khó thở, thở nhanh, thở nông.
  • Da nổi vằn.
  • Nhịp tim, huyết áp tăng nhanh.
  • Nôn mửa nhiều.
xem thêm  Tin tức: Bệnh đau mắt đỏ - Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Trẻ xuất hiện các vết loét ở vùng miệng

Một số lỗi khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Ngoài các cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà được nhắc đến ở trên, bố mẹ nên lưu ý để tránh mắc phải các lỗi thường gặp dưới đây:

  • Nhiều phụ huynh có quan điểm kiêng gió, kiêng nước cho trẻ bị tay chân miệng với mong muốn bệnh nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng vì khi mắc bệnh, trẻ sốt, đổ nhiều mồ hôi và các dịch tiết từ các nốt phỏng khi chúng bị vỡ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, gây nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Khi trẻ sốt, đặc biệt khi sốt kèm triệu chứng ớn lạnh, run, nhiều phụ huynh sẽ giữ ấm cho trẻ kỹ hơn. Tuy nhiên, lúc này, trẻ nên được mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, có độ thấm hút tốt, và cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tay chân miệng khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Hơn nữa, tình trạng các nốt phỏng nước mọc bên trong miệng có thể khiến trẻ cảm thấy đau khi nuốt, từ đó, khiến trẻ ăn không ngon miệng, biếng ăn. Bố mẹ lưu ý không bắt ép trẻ ăn vì điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và tình trạng sức khỏe trở nên nặng hơn.

Cách phòng bệnh cho trẻ mắc tay chân miệng

Hiện tại, chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, bố mẹ có thể chủ động phòng bệnh cho trẻ thông qua các phương pháp sau:

  • Cách ly trẻ mắc bệnh để ngăn ngừa lây lan cho những đứa trẻ khác.
  • Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh, khử khuẩn đồ chơi và môi trường sống của trẻ.
  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng khử khuẩn nhất là trước khi ăn và sau khi vệ sinh.
  • Khi nấu ăn, bố mẹ chú ý đảm bảo vệ sinh và các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Hạn chế cho trẻ đến những khu vực đông người khi có dịch bệnh.
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên để rèn luyện sức bền và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Cho trẻ ăn uống đủ chất, lành mạnh.
  • Ngủ đủ giấc, cân bằng giữa thời gian vui chơi và học tập cho trẻ.
xem thêm  Nguy Hiểm Khi Dùng Thuốc Phá Thai Nhưng Không Biết Chửa Ngoài Tử Cung |SKĐS

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh.

Việc nắm rõ được các triệu chứng và biết cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh khỏi và giảm nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm. Khi trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình chăm sóc bệnh tại nhà, bố mẹ nên thông báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Mục lục bài viết

FAQs

  1. Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
    Bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, phù phổi,… Do đó, việc chăm sóc và điều trị đúng cách là rất quan trọng.

  2. Bệnh tay chân miệng lây lan như thế nào?
    Bệnh tay chân miệng lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa và có thể truyền nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các nốt mụn nước, chất nôn, nước bọt, phân,… của người bệnh.

  3. Có cách nào để phòng tránh bệnh tay chân miệng không?
    Một số cách phòng tránh bệnh tay chân miệng như: cách ly trẻ mắc bệnh, vệ sinh và khử khuẩn đồ chơi và môi trường sống, tập thói quen rửa tay sạch, hạn chế đến những khu vực đông người khi có dịch bệnh, tập thể dục và ăn uống đủ chất.

  4. Khi trẻ bị tay chân miệng, nên cho trẻ ăn gì?
    Trẻ bị tay chân miệng nên ăn những món ăn mềm, dạng lỏng, dễ tiêu hóa, dễ nuốt. Bố mẹ cần đặc biệt chú ý không cho trẻ ăn các loại trái cây có thể ảnh hưởng đến nốt mụn nước, thực phẩm không lành mạnh, thức ăn nhanh, đồ cay nóng, đồ chế biến sẵn,…