Tay chân miệng: Bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em

tay chân miệng lây qua đường nào

Với tốc độ lây lan nhanh và biến chứng có thể trở nặng chỉ trong vài giờ, nhiều người dân thắc mắc bệnh tay chân miệng có lây không và lây qua đường nào? Cùng lắng nghe ý kiến từ chuyên gia để có thể phòng ngừa, chăm sóc đúng cách trẻ bị tay chân miệng.

Bài viết có sự tư vấn chuyên môn của ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở nước ta. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng nên việc chủ động phòng ngừa cần chú trọng vào giữ gìn vệ sinh và lối sống, sinh hoạt cá nhân.

Bệnh tay chân miệng do virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie virus A16 và Enterovirus EV71. Bệnh nhân nếu nhiễm Enterovirus EV71 có khả năng gặp những biến chứng đặc biệt nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra những biểu hiện rối loạn hệ thống điều hòa tim mạch và hô hấp ở trẻ, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. (1)

Theo thống kê đến cuối tháng 5/2022 toàn quốc có hơn 5.000 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 1 ca tử vong. Bộ Y tế cảnh báo bệnh có xu hướng sẽ gia tăng trong thời gian tiếp theo, vì vậy bố mẹ cần chú ý về cơ chế lây lan của bệnh cũng những dấu hiệu cảnh báo tay chân miệng để có hướng xử trí kịp thời.

Bệnh tay chân miệng là gì

Bệnh tay chân miệng có lây không?

Tay chân miệng là một bệnh lây lan nhanh từ người sang người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh hoặc tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm virus từ dịch tiết đường tiêu hóa của người bệnh.

1. Thời gian ủ bệnh tay chân miệng có lây không?

Tay chân miệng có lây truyền trong thời gian ủ bệnh không là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Thời gian ủ bệnh của tay chân miệng thường từ 3-7 ngày. Ở giai đoạn này các triệu chứng vẫn chưa điển hình, bố mẹ có thể không phát hiện trẻ bị bệnh và virus có thể lây truyền ở giai đoạn này.

2. Người lớn có bị lây bệnh tay chân miệng không?

Tay chân miệng có lây cho người lớn hay không là thắc mắc của không ít phụ huynh. Nhiều người lầm tưởng tay chân miệng chỉ là bệnh trẻ em, tuy nhiên đây là bệnh rất dễ lây truyền và người lớn nếu không đủ sức đề kháng thì sau khi tiếp xúc với trẻ bị tay chân miệng có khả năng bị nhiễm bệnh. (2)

Hiện nay vẫn ghi nhận các trường hợp người lớn bị tay chân miệng sau khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ nhiễm bệnh. Tuy nhiên các triệu chứng của tay chân miệng ở người lớn thường khó phát hiện hơn. Vì vậy, nếu nghi ngờ mình bị tay chân miệng sau khi tiếp xúc với các trường hợp nguy cơ, cần đến thăm khám với bác sĩ và tránh tiếp xúc với người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch khi có dấu hiệu sốt đầu tiên. Bên cạnh đó, nên tránh tiếp xúc với phụ nữ đang mang thai, đặc biệt trong những tuần cuối của thai kỳ. Phụ nữ đang mang thai không may mắc tay chân miệng tăng nguy cơ thai chết lưu và em có có thể bị nhiễm bệnh trong bụng mẹ ngay cả khi mẹ không mắc bệnh. (3)

xem thêm  Bí quyết trang điểm mắt sắc sảo giúp bạn tự tin hơn

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Tay chân miệng lây truyền qua đường “phân-miệng” và tiếp xúc trực tiếp với dịch đường tiêu hóa từ mũi, nước bọt, hầu họng hay từ dịch tiết từ các nốt phỏng của người bệnh. Bên cạnh đó, bạn có thể lây tay chân miệng qua việc tiếp xúc với các chất bài tiết của người bệnh trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, rèm cửa, nền nhà… Đặc biệt trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp, việc ho, hắt hơi có thể tạo điều kiện để virus phát tán và truyền từ người này qua người khác.

Theo ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, ”Bệnh tay chân miệng rất đa dạng, nhưng trường hợp phổ biến nhất có thể được chẩn đoán lâm sàng là các tổn thương gồm có ở trong miệng. Mình có thể nhận thấy con mình chảy dãi, không muốn ăn. Còn nổi ban thì hay gặp ở những vị trí như tên gọi của bệnh như lòng bàn tay, lòng bàn chân, thêm ở đầu gối, mông và thân mình. Và những nốt ban có thể rất đa dạng, nó không giống nhau, có thể là nốt ban miệng hoặc nốt phỏng, thường là nốt phỏng nhỏ. Đấy là trường hợp rất điển hình, nhưng cũng có các trường hợp không điển hình.”

“Trường hợp không điển hình là khi nhìn kỹ mới phát hiện ra một nốt ban bé tí chưa được 1mm, hoặc nhìn mãi trong họng mới thấy một nốt ban bé tí nhưng em bé có những triệu chứng của bệnh là sốt cao không hạ, hoặc thậm chí là sốt cao co giật, hoặc thậm chí có những triệu chứng ở đường hô hấp như khó thở, thở nhanh, nhịp tim đập rất nhanh, nặng hơn có thể đe dọa tính mạng của bé. Vậy thì bệnh tay chân miệng nhẹ thì rất nhẹ, mà nặng thì cũng rất nặng”, bác sĩ Duy Tùng cho biết thêm.

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào

Bệnh tay chân miệng khi nào hết lây?

Tay chân miệng bao giờ hết lây là câu hỏi của nhiều phụ huynh. Thông thường, tay chân miệng có thể lây nhiễm kéo dài trong vòng vài tuần dù người bệnh đã khỏi. Bệnh có thể lây lan trong thời kỳ ủ bệnh khi các dấu hiệu chưa điển hình và lây nhiễm mạnh nhất trong tuần đầu tiên.

Biến chứng bệnh tay chân miệng

Theo bác sĩ Duy Tùng, biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng là viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi… nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Thông thường bệnh tay chân miệng sẽ trở nặng vào ngày thứ 3, ngày thứ 5, vì vậy phụ huynh cần cảnh giác. Trẻ có thể bị tay chân miệng nhiều lần và virus có thể tồn tại trong phân rất lâu có thể thể lên tới 1 tháng, do đó khi trẻ hết triệu chứng vẫn có khả năng lây truyền cho trẻ khác, đặc biệt với gia đình có nhiều trẻ thì nên cẩn thận vì bệnh có thể lây theo đường phân và nước bọt. (4)

xem thêm  Thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng do nhiễm khuẩn

Hiện nay, tay chân miệng là bệnh chưa có thuốc chữa vì bệnh do nhiều virus gây ra, tuy nhiên có phác đồ để kiểm soát bệnh và để đảm bảo trẻ được an toàn. Trẻ bị bệnh ở độ 1 thì mức độ tổn thương ở miệng và ngoài da. Có nhiều trẻ có tổn thương ngoài da rất nhiều, không ít trường hợp phụ huynh thấy con nổi thêm nốt thì rất lo sợ có phải bệnh của bé nặng lên hay không thì theo bác sĩ là không, bệnh tay chân miệng nặng lên hay không cần đánh giá cả các dấu hiệu bệnh ở bên trong.

Nếu em bé sốt đến 39 độ C, sốt cao liên tục, sốt khó hạ, có biểu hiện giật mình, nôn trớ bất thường, li bì hoặc đôi khi là quấy khóc vô cớ hoặc ngủ trằn trọc, khó ngủ, ngủ giật mình mà mẹ phải quan sát kỹ mới thấy thì ngay lập tức bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ. Tay chân miệng khác với các bệnh lý khác khi biến chứng của bệnh chỉ cần vài giờ sau đã trở nặng.

Khi chăm sóc bé bị tay chân miệng bố mẹ không được chủ quan, ngoài việc cần biết chắc chắn triệu chứng ngoài da, niêm mạc, thì cần để ý xem các dấu hiệu như sốt bất thường, dấu hiệu thần kinh, hô hấp như bé thở nhanh, khó thở, sắc mặt tái đi, nước tiểu ít…

Có thể bạn chưa biết: Trẻ bị tay chân miệng kiêng gì?

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Sau khi bị tay chân miệng, đa số các trẻ sẽ hồi phục bình thường và không có biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên, một trẻ có thể bị tay chân miệng nhiều lần trong đời, vì vậy bố mẹ không được chủ quan nghĩ rằng bé bị tay chân miệng rồi sẽ không bị nữa.

Tay chân miệng nguy hiểm cho trẻ vậy làm sao để phòng ngừa? Nhiều mẹ thắc mắc “nhà tôi giữ vệ sinh rất sạch sẽ thì bé có bị tay chân miệng hay không?”.

Chúng ta biết, bệnh tay chân miệng lây qua giọt bắn hoặc nước bọt, nên những em bé không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mà những bố mẹ hoặc người khác tiếp xúc như cô giáo chẳng hạn, về nhà mà không rửa tay sạch sẽ thì khi tiếp xúc với con thì virus lại lây sang. Do đó quan trọng nhất vẫn là nên tăng cường vệ sinh sạch sẽ phòng bệnh.

Virus gây bệnh tay chân miệng nó tồn tại ở dịch đường hô hấp, dịch nước bọt, dịch nốt phỏng cũng không lâu nhưng tồn tại trong phân rất lâu, thậm chí đến một tháng. Và ngoài ra, nhiều khi bố mẹ là người mang virus gây bệnh nhưng không có triệu chứng nên có thể là nguồn bệnh. Thực tế, có nhiều bé không đi học mẫu giáo, hàng xóm cũng không có bé nào mắc bệnh tay chân miệng, trong nhà cũng không có anh chị em khác nhưng em bé vẫn bị bệnh là chuyện có thật, là do lây nhiễm từ phụ huynh.

Chúng ta phải đối mặt với sự thật và có những biện pháp phòng ngừa nhưng không có hiệu quả cao bởi vì bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh. Một số biện pháp phòng tay chân miệng bố mẹ có thể áp dụng để giảm thiểu khả năng lây lan tay chân miệng như:

  • Không tiếp xúc với bệnh nhân tay chân miệng;
  • Rửa tay với xà phòng/xà bông/nước rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn. Người chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần rửa tay đúng cách sau khi tiếp xúc với trẻ;
  • Vệ sinh nhà cửa, khử khuẩn thường xuyên;
  • Hạn chế đến những nơi đông người, đặc biệt trong giai đoạn dịch đang có những chuyển biến phức tạp;
  • Nếu gia đình có nhiều trẻ, mẹ không nên cho trẻ ti chung dù 1 trong 2 trẻ đã bị bệnh và khỏi, virus còn tồn tại khá lâu sau khi trẻ khỏi bệnh nên vẫn có khả năng lây nhiễm.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, không nên mới thức ăn cho trẻ; rèn luyện cho trẻ thói quen không bốc thức ăn bằng tay, ngậm mút tay hoặc đồ chơi;
  • Khử trùng các dụng cụ như khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, chén, ly, thìa, đũa…;
  • Khi thấy trẻ bị sốt cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán bệnh kịp thời.
xem thêm  Mặt nạ phục hồi da: Bí quyết cho làn da mờ nhạt, sạm nám và lão hóa

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh lý cho trẻ em. Bên cạnh đó, khoa Nhi BVĐK Tâm Anh cũng trang bị hệ thống trang thiết bị kiểm soát nhiễm khuẩn, áp dụng quy trình diệt khuẩn, chống nhiễm khuẩn đa phương pháp theo tiêu chuẩn Quốc tế, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây truyền chéo cho trẻ khi đến thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám với các bác sĩ tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, vui lòng liên hệ.

Tay chân miệng là bệnh dễ lây truyền và khả năng tái nhiễm nhiều lần ở trẻ nhỏ. Bố mẹ cần chú ý trong việc phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ đặc biệt là thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, chăm sóc y tế kịp thời khi trẻ có triệu chứng bệnh.

FAQs

  • Bệnh tay chân miệng có phải là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em không?
    Đúng, tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em ở Việt Nam.

  • Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
    Có, bệnh tay chân miệng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, và phù phổi.

  • Làm sao để phòng ngừa bệnh tay chân miệng?
    Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng bao gồm việc giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, và hạn chế tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm virus.

Conclusion

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em, có tốc độ lây lan nhanh và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Bố mẹ cần chú ý về cơ chế lây lan của bệnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa như giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay đúng cách, và hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cung cấp dịch vụ khám và điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ em, đảm bảo an toàn và chất lượng chăm sóc y tế.