Vài năm trở lại đây, căn nhà của vợ chồng tôi đỡ yên ắng nhờ tiếng tập nói của con gái. Từ ngày có con, chúng tôi bận rộn đến mức chẳng có phút giây thảnh thơi dành cho nhau như thời son rỗi. Quả thực, để có được những giây phút cả nhà tập nói cùng con là một hành trình dài đằng đẵng.
Khi tình yêu đắm say
Tôi và chồng yêu nhau hồi năm cuối đại học. Thời điểm quen anh là lúc tôi vừa chia tay người yêu cũ. Tình đầu tan vỡ khiến tôi hoàn toàn mất phương hướng. Anh là đồng hương nên thường xuyên quan tâm, chia sẻ và lắng nghe mọi lời tâm sự để tôi dần nguôi ngoai.
Ban đầu, tôi xem anh như bạn bè bình thường. Thế nhưng, trong lúc cảm xúc chênh vênh và cô đơn, tôi yêu anh từ lúc nào không hay. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ đơn giản, cần một người để dựa vào giúp sớm lấy lại cân bằng trong cuộc sống.
Mặc dù tình yêu của tôi không quá đậm sâu, tình cảm của anh lại hoàn toàn khác. Tôi hiểu anh dốc lòng cho mối quan hệ này.
Cuộc sống hôn nhân không ‘ân ái’
Sau khi ra trường 2 năm, chúng tôi tổ chức đám cưới. Bước vào cuộc sống hôn nhân, tôi chỉ nghĩ như 2 người như bạn đồng hành trong cuộc sống. Có lẽ do bản thân quá thơ ngây nên không chuẩn bị tâm thế cho một hành trình mới.
Khi còn yêu nhau, chúng tôi chỉ nắm tay, ôm hôn và không bao giờ đi quá giới hạn. Anh ấy hoàn toàn đồng ý với tôi, dành lại cho đêm tân hôn.
Sau cả ngày vất vả với việc tổ chức hôn lễ, khi chồng chạm vào cơ thể, tôi co rúm người vì sợ rồi bật khóc. Nhìn thấy tôi như vậy, anh không hề cáu gắt mà vỗ về, động viên sẽ còn nhiều cơ hội.
Cho đến tận bây giờ, anh vẫn chưa bao giờ biết được lý do tôi khóc. Chồng tôi chỉ nghĩ vợ khóc vì sợ “chuyện ấy”. Thế nhưng, đó chỉ là một phần.
Sự thật là tôi khóc vì nhớ người yêu cũ, cảm giác không bao giờ đến được với nhau khiến trái tim như vỡ vụn. Tôi xác định sẽ giữ bí mật này mãi mãi, bởi không có anh chàng nào chấp nhận nổi chuyện vợ nhớ bạn trai cũ trong đêm tân hôn.
Những ngày sau đó, vợ chồng tôi vẫn giữ cuộc sống hôn nhân không có “chuyện ấy”. Tôi cố gắng để bắt đầu nhưng bản thân luôn có cảm giác sợ hãi. Thay vì tỏ ra bực dọc, chồng vẫn động viên, chia sẻ và tỏ ra là người thấu hiểu.
Lâu dần, tôi và chồng gần gũi hơn. Tôi để anh ôm ấp mỗi khi đi ngủ nhưng nhất quyết không để “chuyện ấy” xảy ra. Cuộc sống cứ như vậy gần 3 năm trời… Hai vợ chồng vui vẻ, không hề có dấu hiệu rạn nứt.
Ngoài nỗi sợ “chuyện ấy”, tôi không hề thích có con. Nhìn thấy bạn bè, đồng nghiệp xung quanh, tôi nhận thấy chăm sóc con là hành trình vất vả. Tôi thích cùng bạn bè hoặc chồng đi ăn uống, xem phim hơn là tất bật về nhà để lo cho con từng bữa ăn dặm. Vì vậy, tôi xác định chỉ có con khi tâm lý sẵn sàng, chứ không sinh con theo kiểu phong trào.
Tôi quyết định thử làm “chuyện ấy” cùng chồng lần đầu tiên cách đây 3 năm. Ban đầu, mọi chuyện diễn ra khá khó khăn nhưng rồi cũng thành công. Tôi vượt qua được nỗi sợ hãi từ lúc nào không hay. Sau vài tháng, tôi mang thai. Tin vui đến khiến gia đình 2 bên hạnh phúc.
Nhìn ánh mắt chồng, tôi hiểu anh là người hạnh phúc nhất. Tình cảm và sự quan tâm của anh đối với tôi từ khi biết vợ mang thai càng tăng lên gấp bội.
Đến nay đã 3 năm từ lúc con gái chào đời, chúng tôi vẫn chưa một lần làm “chuyện ấy” trở lại. Giờ đây, nỗi vất vả chăm con lấn át mọi thứ, 2 vợ chồng quên cả những giây phút gần gũi nhau như trước đây.
Trải qua hơn 6 năm chung sống, số lần làm “chuyện ấy” của chúng tôi đếm trên đầu ngón tay. Bạn bè tôi ai biết chuyện cũng cho rằng “rất khó tin”. Bạn nói, có thể chồng tôi “trăng hoa” bên ngoài để giải quyết nhu cầu nên mới không đòi hỏi vợ. Thế nhưng, lý trí và niềm tin mách bảo tôi không bao giờ có chuyện đó. Anh không phải là người thích “bóc bánh trả tiền”.
Bạn tôi cũng cho rằng, tôi có vấn đề về tâm lý cần phải điều trị, bởi lẽ không có một người phụ nữ bình thường nào lại “sợ gần gũi chồng”. Họ cho rằng, cuộc hôn nhân của chúng tôi không bình thường. Nếu kéo dài lâu sẽ khó bền chặt.
Bản thân tôi thì thấy hài lòng với cuộc sống của mình, cả tôi và chồng đều không thấy quá vấn đề khi hôn nhân không có tình dục. Chúng tôi hiểu nhau và có thể chia sẻ mọi thứ vì nhau.
Tôi có nên nghe lời khuyên của bạn, cải thiện chuyện “chăn gối” để cuộc sống vợ chồng thăng hoa hơn?
FAQs
-
Q: Tại sao tôi không muốn có “chuyện ấy” với chồng?
- A: Tôi không thích chăm sóc con và muốn tập trung vào các hoạt động khác.
-
Q: Cuộc hôn nhân của chúng tôi có bình thường không?
- A: Nó không theo mô típ truyền thống, nhưng chúng tôi hạnh phúc và hiểu nhau.
Conclusion
Cuộc sống vợ chồng không chỉ xoay quanh “chuyện ấy”. Đôi khi, sự hiểu biết và chia sẻ tình cảm là quan trọng hơn. Với tình yêu và sự thấu hiểu, mọi khó khăn trong cuộc sống hôn nhân sẽ được vượt qua.