Tầm soát ung thư cổ tử cung: Phương pháp và quy trình sàng lọc

tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây tử vong cho phụ nữ đứng thứ 2 sau ung thư vú, với khoảng 4.200 ca mắc mới và 2.400 ca tử vong tại Việt Nam mỗi năm (theo Globocan 2018). Tầm soát ung thư cổ tử cung, đặc biệt là với phụ nữ trên 30 tuổi là cách hiệu quả nhất giúp phát hiện nguy cơ ung thư sớm để theo dõi, can thiệp kịp thời.

Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp sàng lọc, phát hiện các tế bào bất thường, tiền ung thư ở khu vực cổ tử cung – vị trí khe hẹp nối âm đạo với tử cung – của phụ nữ. Thông thường, cổ tử cung có màu hồng nhạt cùng lớp tế bào vảy mỏng, phẳng. Ống cổ tử cung được tạo nên từ một dạng tế bào thường gọi là tế bào trụ. Tại vùng giao nhau giữa hai tế bào này (vùng chuyển tiếp) thường xuất hiện các tế bào bất thường/tế bào tiền ung thư, gây bệnh ung thư cổ tử cung.

sàng lọc ung thư cổ tử cung

Theo ước tính của Globocan, năm 2020, khoảng 604.000 ca ung thư cổ tử cung mới được phát hiện và 342.000 ca tử vong trên toàn thế giới, đứng thứ 4 trong các loại ung thư gây tử vong ở phụ nữ. Ở các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ ung thư cổ tử cung xếp vị trí thứ 2 (15,7/100.000) mức độ phổ biến, và đứng thứ 3 (8,3/100.000) số ca tử vong.

Tại Mỹ, khoảng 13.960 bệnh nhân mắc mới và 4.310 ca tử vong do ung thư cổ tử cung mỗi năm. Đây là căn bệnh gây tử vong thứ ba trong số các bệnh ung thư phụ khoa ở Mỹ, sau ung thư tử cung và ung thư buồng trứng.

Cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là thực hiện các xét nghiệm sàng lọc định kỳ. Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phụ khoa thường xuyên đã được chứng minh có khả năng phát hiện và điều trị ung thư từ sớm. Phát hiện ung thư từ giai đoạn khởi phát giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ điều trị thành công, ngăn ung thư tiến triển, di căn tới các khu vực lân cận.

Ở giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung, các triệu chứng thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa khác, do đó người bệnh thường chủ quan không thăm khám phụ khoa cũng như thực hiện các bước sàng lọc ung thư cổ tử cung kịp thời. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cũng như nguồn lực, thời gian và sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì vậy, việc thăm khám, tầm soát ung thư cổ tử cung sau 25 tuổi luôn được khuyến nghị.

4 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay

BS.CKII Ngô Trường Sơn – Phó trưởng khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết, các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay, bao gồm:

1. Khám phụ khoa

Các triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm thường không điển hình, dẫn đến việc bệnh chỉ được phát hiện khi đã tiến triển qua giai đoạn muộn. Vì vậy, việc khám phụ khoa định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần đối với phụ nữ độ tuổi sinh sản luôn được khuyến nghị.

xem thêm  Thuốc Medrol: Tác dụng, Cách dùng và Giá bán

Các phương pháp thăm khám phụ khoa thông thường không thể khẳng định ung thư cổ tử cung, tuy nhiên giúp bác sĩ dễ dàng đánh giá, nghi ngờ khi phát hiện những tổn thương, bất thường, viêm nhiễm ngay từ sớm để chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu phù hợp.

2. Kiểm tra trực quan bằng acid acetic (VIA)

Kiểm tra trực quan bằng axit axetic được thực hiện bằng các công cụ hỗ trợ và mắt thường. Cụ thể, một lượng nhỏ giấm trắng được phết lên cổ tử cung. Nếu cổ tử cung có những chuyển đổi sang màu trắng khi tiếp xúc với giấm, báo hiệu những bất thường của khu vực cổ tử cung. (1) Phương pháp này thường mang tính sàng lọc và không cho kết quả tin cậy. Do đó, nếu nghi ngờ những bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung chuyên sâu hơn.

3. Soi cổ tử cung

Soi cổ tử cung được thực hiện bằng cách quan sát khu vực cổ tử cung bằng thiết bị phóng đại chuyên dụng trong phụ khoa. Phương pháp soi cổ tử cung mang lại hình ảnh thật được phóng to 10-30 lần so với thực tế, giúp các bác sĩ dễ dàng quan sát những tổn thương, bất thường khó quan sát bằng mắt thường. Đồng thời, các bác sĩ có thể sử dụng dung dịch acid acetic 3-5% (chứng nghiệm Hinselmann) và dung dịch lugol 2% (chứng nghiệm Schiller) vào cổ tử cung để định vị chính xác khu vực tổn thương của cổ tử cung.

Nếu phát hiện những bất thường trong quá trình soi cổ tử cung, các bác sĩ sẽ lấy một vài mảnh mô nhỏ để sinh thiết. Mẫu mô này sẽ được nhuộm, soi trên kính hiển vi nhằm phát hiện các tế bào ác tính, chẩn đoán bệnh chính xác hơn. (2)

4. Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

BS.CKII Ngô Trường Sơn cho biết, tùy thuộc vào độ tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung như: (3)

  • Xét nghiệm Pap: là xét nghiệm phổ biến nhất, có thể phát hiện những thay đổi của các tế bào có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Để thực hiện xét nghiệm, các bác sĩ tiến hành thu thập mẫu phết tế bào từ khu vực cổ tử cung. Bạn sẽ nằm ngửa trên bàn khám, đầu gối hơi gập, đặt chân đặt vào giá đỡ cuối bàn. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ mỏ vịt chuyên dụng mở âm đạo để quan sát cổ tử cung. Sau đó dùng một bàn chải mềm hoặc thìa nhỏ để lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung và gửi mẫu này đến phòng xét nghiệm nhằm phân tích sự xuất hiện của virus HPV.

  • Xét nghiệm HPV: là xét nghiệm giúp phát hiện sớm các chủng virus HPV có liên quan đến nguy cơ gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Mẫu xét nghiệm HPV được thực hiện trên cơ sở một mẫu tế bào được lấy ra từ cổ tử cung, được chiết tách bằng máy phân tích nhằm xác định chính xác sự hiện diện của virus HPV.

Phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung HPV không hoàn toàn khẳng định 100% nữ giới có mắc ung thư cổ tử cung, tuy nhiên phương pháp này giúp sớm tìm thấy dấu hiệu bất thường đang tồn tại, từ đó có những biện pháp phòng ngừa, theo dõi và điều trị từ sớm.

Các xét nghiệm HPV thường được thực hiện kết hợp với xét nghiệm Pap.

tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung

Vì sao nên sàng lọc ung thư cổ tử cung sớm?

Ung thư cổ tử cung nằm trong top 3 bệnh lý gây tử vong ở phụ nữ trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm thế giới ghi nhận hơn 500.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung, tước đi mạng sống của khoảng 250.000. Ước tính đến năm 2030, con số này có thể tăng lên hơn 400.000 người, gấp 2 lần số ca tử vong do biến chứng thai kỳ.

Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ ung thư cổ tử cung ngày càng trẻ hóa cũng như các triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu không rõ ràng, thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Chỉ đến khi có các dấu hiệu bất thường như rong kinh, chảy máu ngoài kỳ kinh nguyệt, đau khi quan hệ… bệnh nhân mới đi khám và phát hiện mắc ung thư cổ tử cung. Lúc này, bệnh đã trở nặng và ảnh hưởng đến cấu trúc mô xung quanh, gây khó khăn trong việc điều trị cũng như giảm chất lượng sống người bệnh. Thậm chí, các chỉ định nghiêm trọng như cắt hoàn toàn tử cung – buồng trứng, xạ trị – hóa trị có thể gây biến chứng vô sinh, tước đi khả năng làm mẹ của phụ nữ, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

xem thêm  Bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo tháng tuổi và theo cân nặng mẹ nên biết

Tuy nhiên, khả năng điều trị ung thư cổ tử cung thành công hoàn toàn có thể nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, thực hiện phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung là cách duy nhất giúp người bệnh sớm phát hiện các yếu tố nguy cơ, tiếp cận các biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời, hiệu quả.

“Sàng lọc ung thư cổ tử cung là một trong những biện pháp đơn giản và hữu hiệu giúp phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ, có biện pháp can thiệp điều trị ngay từ giai đoạn sớm, tỷ lệ điều trị thành công cao. Do đó, bên cạnh việc tiêm vắc xin phòng bệnh, chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa và làm các xét nghiệm sàng lọc định kỳ theo chỉ định của bác sĩ”, BS.CKII Ngô Trường Sơn nhấn mạnh.

Ai nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Theo BS.CKII Ngô Trường Sơn, những người nên thực hiện tầm soát sớm ung thư cổ tử cung gồm:

  • Phụ nữ trong độ tuổi trung niên, có nguy cơ cao và chưa thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung trước đó. Tuy nhiên, phụ nữ từ 21 tuổi cũng có thể thực hiện xét nghiệm tầm soát.
  • Người xuất hiện các triệu chứng bất thường như rong kinh, chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh.
  • Đau rát khi quan hệ tình dục.
  • Viêm nhiễm phụ khoa mạn tính.

Khi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACCS) và Cơ quan Y tế Dự phòng Hoa kỳ (USPSTF), việc tiêm vaccine có khả năng phòng ngừa, hạn chế tác động của các virus HPV đối với cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đồng thời các xét nghiệm sàng lọc, tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để tăng hiệu quả phòng nguy cơ ung thư.

Việc thực hiện các tầm soát sàng lọc ung thư cổ tử cung khi nào phụ thuộc vào trình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh tật. Theo đó, độ tuổi được khuyến nghị thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung gồm:

1. Dưới 21 tuổi

Không cần làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung.

2. Từ 21 đến 29 tuổi

Việc thực hiện tầm soát sớm ung thư cổ tử cung ở độ tuổi 21 đến 29, USPSTF khuyến nghị sử dụng phương pháp xét nghiệm Pap đầu tiên ở tuổi 21, sau đó xét nghiệm lại sau mỗi 3 năm. Ngay cả khi có quan hệ tình dục trước 21 tuổi, bạn cũng không cần thực hiện phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung Pap.

3. Độ tuổi 30 đến 65

Từ 30 – 65 tuổi, USPSTF khuyên bạn nên khám tầm soát ung thư cổ tử cung bằng một trong các phương pháp sau:

  • Xét nghiệm HPV 5 năm một lần: nếu kết quả bình thường, bạn có thể đợi 5 năm để kiểm tra sàng lọc ung thư cổ tử cung cho lần tiếp theo.
  • Kiểm tra HPV kết hợp với làm Pap 5 năm một lần: nếu cả 2 kết quả đều bình thường, bạn có thể thực hiện đợt xét nghiệm sàng lọc tiếp theo sau 5 năm.
  • Xét nghiệm PAP 3 năm một lần: nếu kết quả bình thường, bạn sẽ chờ 3 năm để thực hiện đợt kiểm tra Pap tiếp theo.

Theo các hướng dẫn sàng lọc mới nhất được cập nhật, bạn nên thực hiện xét nghiệm HPV ở tuổi 25 và tiến hành xét nghiệm lại cách 5 năm/lần cho đến năm 65 tuổi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tiến hành khám sàng lọc ung thư theo tình trạng sức khỏe và hướng dẫn của bác sĩ.

cách tầm soát ung thư cổ tử cung

4. Trên 65 tuổi

Nếu trên 65 tuổi và các kết quả xét nghiệm HPV/Pap trước đó cho kết quả bình thường, bạn có thể liên hệ bác sĩ để được tư vấn có nên tiếp tục thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung nữa hay không. Tuy nhiên, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn vẫn cần tiến hành khám sàng lọc sau độ tuổi 65. (5)

xem thêm  19 Cách Nhận Biết Bầu Trai Hay Gái (Theo Khoa Học Và Dân Gian)

Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Nhằm đáp ứng nhu cầu sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai gói dịch vụ tầm soát ung thư cổ tử cung tổng quát. Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị ung thư cũng như các bệnh phụ khoa; hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu cho kết quả tầm soát nhanh chóng, độ chính xác cao.

tầm soát ung thư cổ tử cung tại BVĐK Tâm Anh

Quy trình thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:

1. Bước 1: Khám phụ khoa

Bạn sẽ gặp trực tiếp các bác sĩ sản phụ khoa hàng đầu để trao đổi, nêu những dấu hiệu bất thường (nếu có) để các bác sĩ chỉ định xét nghiệm phù hợp.

2. Bước 2: Xét nghiệm

Dựa trên chỉ định của bác sĩ, bạn tiến hành thực hiện các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung như Pap Smear, Thinprep, hoặc đồng kiểm tra Pap Smear và HPV, Thinprep và HPV.

3. Bước 3: Trả kết quả xét nghiệm

Sau khi nhận các kết quả chỉ số xét nghiệm tế bào cổ tử cung, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng và tư vấn phòng ngừa/điều trị.

Hiện nay, với sự hỗ trợ từ các máy móc, trang thiết bị hiện đại, kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ có sau 7-10 ngày thực hiện lấy mẫu tế nào. Kết quả xét nghiệm sẽ được Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thông báo đến khách hàng qua điện thoại, giúp bạn không phải chờ quá lâu cũng như di chuyển nhiều.

Đặc biệt, nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh ra mắt Gói Tầm soát Bệnh lý tuyến vú và Ung thư cổ tử cung với mức giá ưu đãi hơn so với dịch vụ lẻ. Hy vọng với chương trình này, chị em được trải nghiệm dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn quốc tế với chi phí tiết kiệm hơn.

Đây cũng là món quà ý nghĩa chúng ta có thể dành tặng cho những người phụ nữ yêu thương của mình. Hấp dẫn hơn, khi mua đồng thời 2 gói, khách hàng sẽ được giảm thêm 3% trên tổng giá gói. Xem chi tiết chương trình tại đây.

FAQs

1. Nên tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu một lần?

Nên tầm soát ung thư cổ tử cung 3 năm/lần (đối với xét nghiệm Pap) và 5 năm/lần (đối với xét nghiệm HPV). Phụ nữ trong độ tuổi 21 đến 29 không được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm HPV nếu không có bất thường qua thăm khám, xét nghiệm khác.

2. Khi nào nên ngừng tầm soát ung thư cổ tử cung?

Phụ nữ trên 65 tuổi và các kết quả xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung không ghi nhận bất thường có thể ngừng sàng lọc ung thư. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết.

3. Đã cắt bỏ tử cung có cần sàng lọc ung thư cổ tử cung không?

Nếu người bệnh đã thực hiện cắt bỏ toàn bộ tử cung và cổ tử cung (toàn bộ tử cung) do những lý do không liên quan đến ung thư, hay sự tăng sinh của các tế bào bất thường ở tử cung thì không cần khám sàng lọc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nếu lý do cắt tử cung nhưng không bỏ phần cổ tử cung (hoặc cắt bỏ 1 phần cổ tử cung), các bước sàng lọc định kỳ cần tiếp tục được thực hiện.

4. Tầm soát ung thư cổ tử cung có an toàn không?

Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện hoàn toàn an toàn, không gây đau đớn hay khó chịu. Sau khi tiến hành các phương pháp lấy mô dịch, một chút máu có thể lẫn trong dịch âm đạo nhưng sẽ hết nhanh chóng. Trong trường hợp chảy máu bất thường, bạn có thể liên hệ các bác sĩ để được tư vấn.

5. Chưa quan hệ tình dục có nên sàng lọc ung thư cổ tử cung không?

Phụ nữ chưa quan hệ hoặc đã quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Do đó việc thực hiện các biện pháp thăm khám tầm soát ung thư cổ tử cung luôn được khuyến nghị đối với nữ giới thanh niên, trung niên nhằm nhanh chóng phát hiện các bất thường.

6. Tầm soát ung thư cổ tử cung có chính xác không?

Các xét nghiệm khám sàng lọc không phải lúc nào cũng hoàn toàn chính xác. Để hạn chế tình trạng sai kết quả xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, bạn cần tránh thụt rửa âm đạo, quan hệ tình dục và sử dụng thuốc đặt âm đạo, dung dịch vệ sinh trong 48h trước khi tầm soát.