Răng khôn là gì? Có mấy cái? Vị trí mọc thường ở đâu?

răng khôn là răng số mấy

Tùy độ tuổi và tác động ngoại cảnh mà số lượng răng của mỗi người sẽ khác nhau. Đặc biệt sự xuất hiện của răng khôn cũng báo hiệu đây là răng mọc cuối cùng, nhưng đồng thời cũng là chiếc răng phiền toái nhất. Răng khôn hàm dưới mọc lệch nguy hiểm nhiều hơn so với răng khôn hàm trên. Bài viết sau đây được bác sĩ Nguyễn Thị Châu Bản, chuyên khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ răng khôn là gì? Có mấy cái? Vị trí mọc thường ở đâu?

Răng khôn là gì?

Răng khôn là răng mọc cuối cùng ở cung hàm, còn có tên gọi khác là răng số 8. Răng khôn thường mọc khi xương hàm đã phát triển hoàn toàn. Khi răng khôn mọc đúng cách không gây ra vấn đề gì, tuy nhiên, nếu răng khôn mọc lệch, bị mắc kẹt trong nướu hoặc xương hàm có thể dẫn đến nhiễm trùng, sâu răng, bệnh nướu răng và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác. Đó là lý do tại sao bác sĩ nha khoa thường khuyên bạn nên nhổ bỏ răng khôn.

Răng khôn có mấy chân?

Răng khôn trông giống như bất kỳ răng hàm nào khác. Đối với răng hàm trên thường có 2 chân, răng hàm dưới thường có 3 chân, thậm chí một số răng có tới 4 chân. Tuy nhiên, thực tế tùy mỗi người mà số lượng chân răng khôn sẽ khác nhau.

Hình dạng của chân răng có thể khác nhau tùy theo từng người. Thông thường, các chân răng có thể chụm lại với nhau, tạo thành một chân răng lớn hình nón. Cũng có trường hợp chân răng xòe ra theo các hướng khác nhau.

Số chân của răng khôn của mỗi người sẽ khác nhau

Răng khôn có mấy cái?

Một người bình thường có 4 cái răng khôn. Tuy nhiên, nếu bạn có ít hoặc nhiều hơn 4 cái răng khôn thì đó cũng là điều bình thường. Trên thực tế, một số người không hề có răng khôn nào cả. Răng khôn thường bắt đầu mọc vào những năm cuối tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành.

Người trưởng thành thường có 4 chiếc răng khôn nhưng trên thực tế, ước tính có khoảng 35% dân số chỉ có 2 cái răng khôn. Do đó, nếu bạn có ít hơn 4 răng khôn thì đừng băn khoăn.

Ngược lại, có vài người mọc nhiều hơn 4 răng khôn, tuy nhiên điều này tương đối hiếm vì chỉ xảy ra dưới 5% dân số. Răng khôn mọc nhiều hơn 4 cái không đáng lo ngại, nhưng quan trọng phải theo dõi chặt chẽ để đảm bảo chúng không gây hậu quả nguy hại cho răng miệng.

Nhiều người mọc đến 4 cái răng khôn

Mấy tuổi mọc răng khôn?

Răng khôn thường mọc trong độ tuổi từ 17 đến 25. Với một số người, răng khôn không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị. Nhưng những trường hợp đặc biệt, khi răng khôn chỉ mọc một phần hoặc mọc lệch sẽ bị mắc kẹt trong xương hàm hoặc nướu và không thể xuyên qua mô nướu, gây đau, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

xem thêm  Mẹo vặt làm đẹp da giúp bạn trẻ mãi không già

Tại sao lại mọc răng khôn?

Nếu răng khôn mọc hoàn toàn và ở đúng vị trí, chúng có thể hỗ trợ vòm miệng và bảo vệ xương hàm. Nhưng nhìn chung, chúng ta không thực sự cần đến răng khôn. Chế độ ăn nguyên thủy của tổ tiên chúng ta bao gồm rất nhiều thực vật sống, các loại hạt cứng và thịt dai, và răng khôn cần thiết để nghiền những thực phẩm này để tiêu hóa. Ngày nay, việc chuẩn bị thức ăn và dụng cụ ăn uống hiện đại đã loại bỏ nhu cầu về răng khôn. Khi chúng ta đã quen với những thay đổi trong chế độ ăn uống này, cơ thể chúng ta trải qua một số thay đổi tiến hóa nhỏ, ví dụ, hàm của chúng ta trở nên nhỏ hơn. Đây là lý do tại sao nhiều người không có đủ chỗ để mọc răng khôn. Vì vậy, răng khôn không có tác dụng thẩm mỹ hay thậm chí là chức năng nhai.

Thức ăn thừa và mảng bám là nguyên nhân gây sâu răng khôn

Không mọc răng khôn có sao không?

KHÔNG. Khoảng 20% – 25% dân số sinh ra có từ 1 – 3 răng khôn và 35% dân số không có răng khôn nào cả. Vì vậy, việc không mọc răng khôn là hoàn toàn bình thường. Có một số lý do khiến các nhà khoa học tin rằng không phải ai cũng mọc răng khôn:

  • Di truyền: đột biến gen xảy ra cách đây hàng trăm nghìn năm khiến một số người sinh ra không có răng khôn;
  • Môi trường: tỷ lệ người mọc răng khôn thay đổi tùy theo nền văn hóa. Một số dân tộc được biết đến với tỷ lệ mọc răng khôn thấp, trong khi những dân tộc khác lại có tỷ lệ mọc răng khôn cao hơn. Các yếu tố môi trường trong quá trình phát triển răng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến số lượng răng khôn mọc khác nhau.

Quá trình mọc răng khôn

Tất cả các răng đều bắt đầu hình thành từ trong xương hàm. Khi chân răng phát triển, thân răng từ từ trồi lên khỏi nướu cho đến khi mọc xuyên qua nướu. Sau khi răng đã mọc, chân răng tiếp tục dài ra. Phải mất nhiều năm chân răng mới phát triển đầy đủ. Xương hàm trở nên dày và cứng hơn theo thời gian.

Khoảng 9 tuổi, răng khôn bắt đầu hình thành bên trong xương hàm. Cuối tuổi thiếu niên, chân răng khôn phát triển dài ra và thân răng có thể bắt đầu nhú lên khỏi nướu. Khoảng 20 tuổi, chân răng tiếp tục hình thành, xương hàm ngừng phát triển. Ở tuổi 40, chân răng khôn bám chắc vào hàm, lúc này răng khôn phát triển hoàn toàn.

Quá trình mọc răng khôn

Một số tình trạng mọc răng khôn phổ biến

Mọc răng khôn có thể gặp một số tình trạng phổ biến sau đây:

  • Răng khôn mọc đúng hướng (vertical impaction): Răng mọc thẳng và đúng vị trí ở trong hàm, không gây đau, sưng tấy hoặc viêm nhiễm nướu, cho thấy rằng hàm răng có đủ không gian và điều kiện để răng khôn phát triển bình thường.
  • Răng khôn lệch trái hoặc phải (mesial/distal impaction): Tình trạng phổ biến khi mọc răng khôn. Do không gian chật hẹp, hàm không đủ chỗ để chứa răng khôn mới, làm răng mọc lệch hướng và ảnh hưởng đến các răng lân cận. Thức ăn cũng dễ mắc kẹt giữa răng khôn và nướu bên trên khiến việc làm sạch trở nên vô cùng khó khăn.
  • Răng khôn chỉ mọc một phần (partial impaction): Vài người chỉ phát triển một phần răng khôn, tạo ra khoảng trống giữa răng khôn và các răng khác. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và mảng bám hình thành, dẫn đến viêm nhiễm nướu và sưng tấy.
  • Răng khôn mọc ngang hoặc nghiêng (horizontal impaction): Một số trường hợp đặc biệt răng khôn có thể mọc nghiêng hoặc nằm ngang, không thể mọc thẳng đứng bình thường làm cho nướu đau, tạo áp lực và có khả năng xung huyết trong những vùng xung quanh.
xem thêm  Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết? Dấu hiệu sắp hết bệnh

Dấu hiệu mọc răng khôn

Một vài người không có dấu hiệu mọc răng khôn. Tuy nhiên, với phần lớn dân số thì khi răng khôn sắp mọc sẽ có một số dấu hiệu và triệu chứng nhận biết sau:

  • Nướu đỏ hoặc sưng;
  • Đau hàm;
  • Đau mặt do răng khôn gây áp lực lên dây thần kinh;
  • Xuất hiện đốm trắng đằng sau răng hàm cuối cùng. Đây có thể là do răng mới nhú khỏi nướu.

Khi răng khôn mọc sai hoặc bị nhiễm trùng, làm tổn thương các răng khác hoặc gây ra các vấn đề răng miệng có thể phát sinh một số dấu hiệu hoặc triệu chứng như:

  • Nướu đỏ hoặc sưng tấy;
  • Nướu mềm hoặc chảy máu;
  • Đau hàm;
  • Sưng hàm;
  • Hơi thở hôi;
  • Có vị lạ trong miệng;
  • Khó mở miệng.

Mọc răng khôn nên làm gì?

Răng khôn khó vệ sinh hơn các răng khác nên dễ bị sâu răng. Khi mọc răng khôn, bạn có thể giúp nướu giảm nguy cơ nhiễm trùng như:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên: đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng có thể giúp giảm vi khuẩn trong miệng gây nhiễm trùng;
  • Uống nhiều nước: điều này giúp loại bỏ thức ăn và vi khuẩn khỏi răng và nướu;
  • Tránh thực phẩm có đường: thực phẩm ngọt có thể mắc kẹt bên trong nướu hoặc tạo thành mảng bám trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Chải răng thường xuyên giúp ngăn chặn các vấn đề răng miệng hiệu quả

Trong một số trường hợp, các biện pháp điều trị răng khôn tại nhà có thể không làm giảm cơn đau do răng khôn mọc lệch. Khi đó, bạn nên đến khoa Răng Hàm Mặt để bác sĩ tư vấn kịp thời, trường hợp bất khả kháng sẽ cần nhổ bỏ. Với phương pháp nhổ răng truyền thống, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ để nới lỏng răng khôn khỏi ổ răng, sau đó rạch những đường nhỏ xung quanh răng và có thể phân răng khôn thành những mảnh nhỏ hơn trước khi nhổ.

Hiện nay, công nghệ nha khoa hiện đại đã đạt được những bước tiến vượt bậc, trong đó có sự ra đời của phương pháp nhổ răng bằng máy Piezotome. Công nghệ này giúp lấy răng ra khỏi hàm mà không cần phải tách nướu, giúp bạn không lo đau đớn hoặc các biến chứng về sau so với phương pháp nhổ răng truyền thống.

Tác hại của răng khôn

Răng khôn mọc sai hướng hoặc chỉ mọc một phần có thể dẫn đến các vấn đề như:

  • Nhiễm trùng: Khi răng bắt đầu xuyên qua nướu, xung quanh đỉnh răng có thể nhiễm trùng. Nhiễm trùng và viêm gây đau, sưng và cứng hàm, thậm chí đau khi nuốt thức ăn. Nhiễm trùng cũng có thể gây hôi miệng hoặc phát sinh vị lạ trong miệng;
  • Đau: Răng khôn có thể tạo áp lực làm các răng lân cận bị đau. Tình trạng đau cũng có thể kéo dài khi răng khôn nhiễm trùng;
  • U nang: Răng khôn mọc lệch có khả năng phát triển và hình thành u nang xung quanh và làm răng lung lay. U nang có thể phá hủy xương và làm hỏng các răng lân cận và nướu. U nang hình thành quanh răng chưa mọc là tình trạng khá phổ biến;
  • Loét: Răng khôn có thể bị lệch khỏi nướu và khi cọ xát với vùng da miệng có khả năng tạo thành vết loét bên trong khoang miệng;
  • Thức ăn kẹt trong kẽ răng: Thức ăn có thể bị kẹt giữa răng khôn và răng hàm kế bên, hình thành mảng bám và tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ gây sâu răng;
  • Tổn thương các răng khác: Răng khôn tạo áp lực có thể làm tổn thương răng hàm thứ hai hoặc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở các răng phía bên trong hàm, làm răng mọc chen chúc, lệch hàm, cần điều trị chỉnh nha;
  • Sâu răng: Răng khôn mọc không hoàn toàn nên thức ăn và vi khuẩn dễ mắc kẹt giữa nướu và răng. Chưa kể, răng khôn mọc ở vị trí khó làm sạch nên vệ sinh cho răng khôn cũng tương đối khó khăn;
  • Bệnh về nướu: Khi bạn gặp khó khăn trong việc làm sạch răng khôn mọc ngầm, răng khôn mọc một phần thì đối diện với nguy cơ bị viêm nướu gây đau đớn, được gọi là viêm quanh thân răng.
xem thêm  Xét nghiệm NIPT: Cần hay không cần các phương pháp sàng lọc trước sinh khác

Răng khôn mọc nghiêng dễ gây ra bệnh về nướu và các vấn đề răng miệng khác

Răng khôn có cần nhổ không?

Khi mọc răng khôn, bạn càng chờ đợi hoặc trì hoãn lâu thì càng dễ xảy ra nhiều vấn đề gây tổn hại cho các răng lân cận. Ngược lại, bạn đi khám kịp thời sẽ được bác sĩ xử lý các dấu hiệu bất thường tốt hơn.

BS.CKI Nguyễn Thị Châu Bản, khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Tâm Anh đang nhổ răng khôn cho người bệnh

Nếu bạn đang ở tuổi thiếu niên, lúc này chân răng khôn vẫn đang trong quá trình hình thành nên việc nhổ dễ dàng hơn. Nếu bạn đang ở tuổi trưởng thành, chân răng đã hình thành đầy đủ thì việc nhổ răng khôn thường khó hơn. Nhổ răng khôn dễ dàng hơn khi bạn còn trẻ và thời gian bình phục cũng nhanh hơn.

Với công nghệ y học hiện đại ngày nay, nhổ răng khôn không còn là mối e ngại đối với mọi người. Hệ thống sóng siêu âm Piezotome tại khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ giúp bạn loại bỏ răng khôn mà không đau rát, ê buốt như nhổ răng truyền thống.

Không cần nhổ răng khôn nếu chúng mọc đúng vị trí, đúng hướng và không ảnh hưởng đến những răng lân cận và sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tình trạng răng khôn mọc không đúng vị trí, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng thì nên tìm đến bệnh viện uy tín để các bác sĩ tư vấn, điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.