20+ cách làm trắng da mặt tại nhà tự nhiên, an toàn mà đơn giản

Sở hữu làn da sáng khỏe, mịn màng luôn là mong ước của phái đẹp. Hiện nay có rất nhiều phương pháp làm đẹp được áp dụng, trong đó dưỡng trắng da từ nguyên liệu tự nhiên cũng được nhiều chị em ưu ái. Vậy cách làm đẹp này có thật sự hiệu quả không? Hãy cùng tìm đáp án và tham khảo 20 cách làm trắng da mặt đơn giản tại nhà trong bài viết này nhé!

Cách làm trắng da mặt từ thiên nhiên

Thế nào là làn da khỏe mạnh?

Làn da khỏe mạnh là “tấm gương” phản chiếu của một cơ thể khỏe mạnh. Một làn da được xem là khỏe mạnh khi:

  • Da đều màu: Da có màu sắc đồng nhất khắp cơ thể, không xuất hiện vết đen hay các mảng thâm nám.
  • Da mịn màng: Chỉ làn da căng, mềm mịn, lỗ chân lông thu nhỏ.
  • Da “ngậm nước”, luôn săn chắc và đủ độ đàn hồi: Lớp trung bì (chứa collagen và elastin) giúp giữ nước cho da; lớp biểu bì, nơi mà hàng rào bảo vệ da đầy đủ thành phần lipid hoạt động một cách mạnh mẽ, chịu trách nhiệm khóa ẩm giúp da luôn mềm mại, không bị khô ráp, bong tróc.
  • Da ít bị kích ứng, mẫn cảm, không có bệnh lý về da.
xem thêm  Uống thuốc ngủ nhiều có hại không? Những điều cần biết

Làn da không trắng nguyên nhân do đâu?

Ngoại trừ yếu tố di truyền quy định bạn có làn da nâu hay da ngăm thì các tác động của yếu tố ngoại sinh như ánh nắng, nếp sinh hoạt hay những sai lầm trong quá trình chăm sóc da có thể gây ảnh hưởng lớn đến màu sắc làn da, khiến da bị sạm màu. Cụ thể:

1. Ánh nắng mặt trời

Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ kích thích sản sinh Melanin – sắc tố bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, nhưng đồng thời cũng làm da trở nên xỉn màu, sạm nám.

Trong tia cực tím chứa:

  • 95% tia UVA: các tia này “âm thầm” tác động sâu vào da, khiến làn da bị tổn thương, xuất hiện nhiều đốm sạm nám, nếp nhăn và đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
  • 5% tia UVB: tác động trực tiếp và mạnh mẽ lên da dẫn đến tình trạng bỏng da, nóng rát.

Ngoài ra, tia UV còn tác động vào tế bào da làm sản sinh men tiêu hủy cấu trúc nền MMPs. MMPs chính là tác nhân phá vỡ các protein dạng sợi trên da khiến da mất độ căng sáng, đàn hồi.

2. Sắc tố melanin

Melanin là sắc tố quyết định màu da của mỗi người. Melanin được tạo ra nhờ các “nhà máy” Melanocytes – tế bào biểu bì tạo sắc tố (nằm ở lớp thượng bì).

xem thêm  Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 0-18 tuổi theo WHO

Theo nghiên cứu, Melanocytes sản xuất ra có 2 dạng chính là Melanin sáng màu (Pheomelanin) và Melanin tối màu (Eumelainin). Tùy thuộc vào chủng tộc và môi trường sống mà số lượng, tỷ lệ sắc tố Melanin được tạo ra có sự khác nhau. Người có số lượng melanin nhiều và tỷ lệ melanin tối màu cao thường sở hữu làn da tối màu hơn. Melanin cũng chính là thủ phạm gây nhiều vấn đề về da khác như sạm nám, thâm, tàn nhang.

3. Thói quen sinh hoạt

Ban đêm là khoảng thời gian da được nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo sau một ngày tiếp xúc với tia UV, khói bụi, ô nhiễm, … Nếu bạn có thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc, có thể gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố, da mất cân bằng độ pH, giảm khả năng phục hồi. Từ đó, da nhanh chóng trở nên xỉn màu, sạm nám “tập kết” nhiều hơn. Không những thế, thói quen sinh hoạt không điều độ còn khiến da dễ bị kích ứng và viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.

4. Cách chăm sóc da

Không ít người phạm phải những sai lầm trong quy trình chăm sóc da hàng ngày như: không làm sạch da trước khi ngủ, lạm dụng việc đắp mặt nạ, lười thoa kem dưỡng,… làm suy yếu hàng rào bảo vệ da, da dễ viêm mụn dẫn tới sạm đen, xỉn màu.

xem thêm  Uống Chè Xanh Đúng Cách để Tận Hưởng Lợi Ích Tốt Cho Sức Khỏe

5. Ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn nạp quá nhiều thực phẩm chứa chất bột đường có thể làm tăng khả năng hình thành AGEs – các phân tử protein biến tính. Khi bị AGEs tấn công, cấu trúc tế bào bị phá vỡ làm da mất đi độ săn chắc, xuất hiện nhiều nếp nhăn, da xỉn màu.

Để cải thiện nỗi