Phần giá trị đặc biệt của quả gấc mà không phải ai cũng biết

phần thịt vàng của quả gấc

Giá trị dinh dưỡng chủ yếu của quả gấc nằm ở lượng lớn beta-caroten – tiền chất vitamin A… giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt do thiếu vitamin A ở trẻ em, bệnh đục thể tinh thể và thoái hóa hoàng điểm tuổi già.

Phần giá trị nhất của quả gấc nằm ở hạt gấc, thế nhưng nhiều người không biết nên thường vứt đi.

Ngoài phần ruột đỏ, các bộ phận khác của quả gấc cũng có thể sử dụng được và mang đến lợi ích nhất định đối với sức khỏe. Vậy cùi màu đỏ vẫn được sử dụng làm xôi đó đã phải là phần giá trị nhất của quả gấc hay chưa?

Phần giá trị nhất của quả gấc

Thông thường gấc được dùng để làm đồ xôi, làm dầu hoặc tạo màu cho món ăn. Tuy nhiên, mọi người thường chỉ lấy phần cùi gấc rồi vứt bỏ vỏ, hạt, màng và đó là sự lãng phí phần giá trị nhất của quả gấc, được xem là “tiên dược” hỗ trợ chữa nhiều bệnh.

Trên Sức khỏe & đời sống, Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cho biết: “Từ rễ đến quả và hạt gấc đều có giá trị nhất định để làm thuốc. Trong đó, nguồn dưỡng chất và dược liệu quý nằm nhiều nhất ở quả gấc khi đã chín. Tuy nhiên, quá trình sử dụng, mọi người lại chỉ lấy phần cùi (ruột) gấc để làm đồ xôi hoặc bóc lấy lớp màng hạt để chế dầu, sau đó vứt bỏ hạt mà không biết nó có công dụng rất tốt”.

Theo lương y Quốc Trung, quả gấc còn được ví là “loại quả đến từ thiên đường” và là thần dược cho sức khỏe vì có nhiều tác dụng. Nếu ăn quả gấc một cách điều độ và khoa học sẽ giúp tăng cường thị lực, đẹp da, phòng chống ung thư, giảm cholesterol…

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phần thịt quả gấc rất giàu lycopene, beta-carotene và các chất chống oxy hóa như vitamin, khoáng chất và chất phytochemical giúp phục hồi cơ thể. Đặc biệt, hoạt chất beta-carotene (tiền vitamin A) trong gấc cực tốt, khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, loại vitamin tốt cho mắt nói riêng và cơ thể nói chung.

xem thêm  Đau ruột thừa bên nào? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý thế nào?

Tuy nhiên, điều lãng phí nhất khi dùng gấc là mọi người bỏ hoàn toàn phần hạt đen bên trong. “Đây mới thật sự là tiên dược có trong quả gấc”, Lương y Quốc Trung nhận định.

Trong Đông y, hạt gấc còn được gọi là mộc miết tử. Nhân hạt gấc vị béo, hơi ngọt, tính mát, hơi độc, quy kinh can (kinh đại tràng), tỳ, vị, được dùng làm thuốc chữa sưng tấy, viêm, đau khớp, đau nhức răng, lở ngứa, u nhọt, quai bị, trĩ, sưng vú, tắc tia sữa, chữa ung thũng, tràng nhạc…

“Hạt gấc đa số dùng bằng cách ngâm với rượu nặng, sau đó thoa bóp ngoài da, dùng trong những trường hợp té ngã, bị thương, sưng…”, Lương y Quốc Trung nói và hướng dẫn cách làm rượu hạt gấc chữa đau xương khớp như sau:

  • Đem khoảng 30 hạt gấc sao tồn tính: Để lửa già, chảo thật nóng, cho hạt gấc vào đảo đều, đến khi bên ngoài cháy già, bẻ ra bên trong còn màu vàng cũ là được.

  • Cho hạt đã rang vào cối giã nhỏ, ngâm với 500 ml rượu trắng trong ít nhất 15 ngày. Ngâm càng lâu, tác dụng của hạt càng tăng.

Các hãng dược phẩm lớn ví quả gấc là loại quả đến từ thiên đường và là thần dược cho sức khỏe.

  • Dùng rượu hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn, đụng giập trong những trường hợp ngã, vết thương tụ máu…, sẽ có tác dụng tốt gần như mật gấu.

Hạt gấc đa số dùng bằng cách ngâm với rượu nặng, sau đó thoa bóp ngoài da, dùng trong những trường hợp té ngã, bị thương, sưng.

Một số ứng dụng khác của hạt gấc: Hạt gấc sống hoặc đã qua đồ xôi đem chặt đôi mài với ít rượu hoặc giấm thanh rồi bôi, xoa vào chỗ sưng tấy do mụn nhọt, sưng quai bị nhiều lần trong ngày, cứ khô lại bôi.

Cũng theo Lương y Vũ Quốc Trung, tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nhưng hạt gấc cũng có tính độc, dùng không đúng liều lượng hoặc không đúng cách có thể phản tác dụng. Do đó, khi sử dụng hạt gấc, bạn cần có sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ, lương y, nhất là về liều lượng.

Lưu ý: Các chế phẩm từ hạt gấc chỉ được dùng ngoài, không dùng đường uống để tránh bị ngộ độc.

Lợi ích vàng của quả gấc đối với sức khỏe

Quả gấc có rất nhiều dưỡng chất và vitamin tốt cho cơ thể. Các hãng dược phẩm lớn ví trái gấc là loại quả đến từ thiên đường và là thần dược cho sức khỏe.

xem thêm  22 Dấu Hiệu Mang Thai Sớm Sau 1 Tuần Đầu Quan Hệ Cần Biết

Hỗ trợ điều trị thiếu máu

Do hàm lượng sắt dồi dào cũng như lượng lớn vitamin C và axit folic, gấc có khả năng chống lại bệnh thiếu máu. Tuy nhiên, thiếu máu có nhiều nguyên nhân, do đó người mắc bệnh cần tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu và tùy theo tình trạng bệnh để bác sỹ xác định có nên bắt đầu tiêu thụ loại quả này hay không.

Phòng chống ung thư

Lượng lycopen cao trong cà chua có khả năng phòng chống ung thư, hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học Califonia thì hàm lượng lycopen trong gấc còn cao hơn cà chua gấp 70 lần. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều chất khác như vitamin E, carotene… làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…

Giảm cholesterol

Gấc được xem là loại thực phẩm tốt cho những người thừa cholesterol trong máu. Nếu sử dụng gấc thường xuyên và liên tục, bạn và gia đình sẽ giảm được lượng cholesterol không mong muốn, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến, mang lại hệ tuần hoàn khỏe mạnh.

Ngừa các bệnh lý về tim mạch

Do loại quả này có nhiều chất chống oxy hóa nên nó ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Carotenoid của gấc không chỉ tốt cho mắt mà còn giúp tăng cường sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Lycopene và các carotenoid khác có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.

Gấc chứa một lượng lớn dầu Omega 3 và 6, đã được chứng minh là chất dinh dưỡng ngăn ngừa các bệnh tim mạch và sửa chữa các tổn thương DNA.

Gấc cũng rất giàu polyphenol và flavonoid, các chất hóa học đặc biệt được tìm thấy trong trà, cacao, dầu ô liu và rượu vang đỏ nổi tiếng về khả năng ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ, viêm khớp dạng thấp và suy giảm thị lực. Không giống như trà, cacao và rượu, gấc không chứa caffeine, ít đường và không chứa cồn – một sự lựa chọn hoàn hảo cho sức khỏe.

Cải thiện thị lực

Các vitamin, beta caroten và nhiều chất khác trong gấc giúp cải thiện thị lực, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và các vấn đề về thị lực khác.

xem thêm  Tẩy trắng răng: Phương pháp mới giúp bạn có hàm răng trắng sáng

Carotenoid là chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ tế bào khỏi ánh sáng có hại – thủ phạm khiến mắt và da của chúng ta bị lão hóa và thoái hóa. Trong mắt, chúng che chắn cả giác mạc, nơi ánh sáng chiếu vào mắt và võng mạc, bộ phận thiết yếu để “nhận” và “nhìn” ánh sáng.

Chế độ ăn giàu carotenoid, đặc biệt là lycopene, beta – carotene, vitamin A và lutein, có thể ngăn ngừa mất thị lực, giảm khô mắt và thậm chí cải thiện thị lực vào ban đêm. Chúng cũng giúp hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường, chống lại bệnh tật và ngăn ngừa viêm nhiễm.

Chống trầm cảm

Gấc giàu selen, khoáng chất và các vitamin, những chất có ích trong việc ổn định hệ thần kinh và chống trầm cảm, một loại bệnh đang gia tăng nhiều ở những người chịu nhiều áp lực cuộc sống hiện nay.

Giúp chậm quá trình lão hóa

Gấc có khả năng làm chậm quá trình lão hóa vì nó kích thích hoạt động của tế bào và làm giảm căng thẳng. Các vitamin và khoáng chất có trong gấc giúp duy trì vẻ tươi trẻ của làn da. Nó kích thích xây dựng lại cấu trúc collagen dưới da cũng như ngăn ngừa sự xuất hiện của các nếp nhăn.

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định gấc và dầu gấc là thực phẩm hàng đầu giúp da mịn màng, trắng hồng bởi lượng β-Caroten (tiền vitamin A) cao gấp 1,8 lần so với dầu gan cá thu, gấp 15 lần so với cà rốt. Chất β-caroten thiên nhiên thuần tuý có tác dụng chống lão hoá mạnh, đồng thời giúp bổ sung nguồn vitamin A, duy trì làn da khỏe mạnh, mềm mại và và mịn màng, tăng độ đàn hồi và độ ẩm.