12 mũi tiêm quan trọng bảo vệ sức khỏe cả đời của trẻ

những mũi tiêm cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh mới ra đời có khả năng miễn dịch đối với nhiều loại bệnh do được nhận kháng thể từ mẹ. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch này chỉ kéo dài từ 1 tháng đến 1 năm và không phải loại bệnh nào trẻ cũng nhận được kháng thể từ mẹ như bệnh Ho gà. Tiêm phòng là biện pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh tật nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những mũi tiêm phòng quan trọng nhất trong cuộc đời của bé mà các bà mẹ phải biết và không nên bỏ qua.

1. Vắc xin ngừa Viêm gan B

Trẻ sơ sinh cần phải được tiêm ngay sau khi sinh 24 giờ, mũi thứ hai nên tiêm khi bé được 1-2 tháng tuổi. Lúc bé được 6-18 tháng tuổi thì mẹ nên tiêm mũi vắc xin thứ ba có liều lượng bằng 1/3 mũi đầu tiên. Vắc xin này bảo vệ trẻ chống lại virus viêm gan B – virus lây lan qua tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể. Tiêm phòng sớm như vậy nhằm ngăn chặn sự lây lan virus có thể lây sang bé từ mẹ (nếu người mẹ bị nhiễm virus này khi mang thai). Sốt nhẹ và sưng đau ở chỗ tiêm là tác dụng phụ khi bé tiêm vắc xin này.

2. Vắc xin DTaP

Đây là vắc xin kháng bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván. Bệnh bạch hầu do một loại vi khuẩn gây nên, khiến cổ họng trẻ biến thành màu xám, đen. Bệnh uốn ván có thể gây co thắt cơ bắp mạnh, khiến xương của bé có thể bị phá vỡ. Còn ho gà là một căn bệnh rất dễ lây lan và không thể kiểm soát được cơn ho. Tiêm phòng DTaP sẽ giúp trẻ chống lại 3 căn bệnh nguy hiểm này. Trẻ cần được tiêm 5 liều ở các độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 15 đến 18 tháng và 4 đến 6 tuổi. Ngoài ra, nên tiêm nhắc lại khi trẻ 11 đến 12 tuổi. Sau đó cứ 10 năm nên tiêm lại 1 lần. Liều cuối cùng sẽ không còn tác dụng nếu mũi tiêm thứ 4 của bé là lúc bé từ 4 tuổi trở lên. Do vậy lưu ý đến lịch tiêm chủng cũng là điều đặc biệt quan trọng.

xem thêm  7 công dụng đặc biệt của lá vông nem cho sức khỏe

3. Vắc xin phối hợp Sởi, Quai bị, Rubella (MMR)

Loại vắc xin MMR sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi 3 loại vi rút: Sởi (Gây sốt cao, phát ban toàn cơ thể); Quai bị (Gây đau mặt, sưng tuyến nước bọt và đôi khi bìu sưng ở bé trai); và rubella hay bệnh sởi Đức (mà có thể gây dị tật bẩm sinh nếu có nhiễm trùng xảy ra trong thai kỳ). Vaccine MMR cần được tiêm khi trẻ được 12 đến 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ được 4 đến 6 tuổi.

4. Vắc xin ngăn ngừa Thủy đậu

Thủy đậu là căn bệnh gây phát ban do virus thủy đậu gây ra. Bệnh lây lan rất nhanh, dẫn đến nhiễm trùng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe. Do đó, trẻ cần được tiêm phòng thủy đậu ở độ tuổi 12 đến 15 tháng và nhắc lại khi trẻ được 4 đến 6 tuổi.

5. Vắc xin Haemiphilus cúm B (Hib)

Trẻ em từ 12 đến 59 tháng tuổi thuộc nhóm rất dễ bị nhiễm loại virus cúm này, gây nên bệnh viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản hay viêm phổi ở trẻ. Do đó, bạn cần cho con tiêm vaccine Hib để bảo vệ con khỏi các căn bệnh nguy hiểm này. Thời điểm tiêm thích hợp nhất là khi trẻ ở độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng và 12 đến 15 tháng tuổi.

6. Vắc xin phòng tránh Bại liệt (IPV)

Đây là một trong những mũi tiêm quan trọng nhất trong những năm tháng đầu đời của bé. Trẻ mắc bệnh bại liệt có thể gây tê liệt cơ thể, thậm chí tử vong rất nguy hiểm. Trẻ được tiêm phòng vaccine bại liệt, có thể loại trừ hoàn toàn virus gây bệnh khỏi cơ thể. Vaccine bại liệt IPV nên được tiêm khi trẻ 2 tháng, 4 tháng, 6 đến 18 tháng tuổi và tiêm nhắc lại ở độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi.

7. Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV)

Vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp còn được gọi là PCV13, giúp bảo vệ cơ thể bé khỏi 13 loại vi khuẩn, gây ra các tình trạng xáo trộn sức khỏe ở trẻ như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu, và thậm chí tử vong. PCV13 cần được tiêm 4 mũi, khi trẻ được 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng và 12 đến 15 tháng tuổi. Khi tiêm loại vaccine này, trẻ có thể gặp một vài tác dụng phụ như buồn ngủ, sưng tại vết tiêm, sốt nhẹ và khó chịu.

xem thêm  Telzid 40/12.5 Medisun - Thuốc điều trị tăng huyết áp hiệu quả

8. Vắc xin ngăn ngừa bệnh cúm

Vắc xin phòng bệnh cúm thường được tiêm vào các mùa thu trong năm. Các bà mẹ được khuyến nghị, nên tiêm loại vaccine này cho con ở độ tuổi từ 6 tháng tuổi trở lên. Khi tiêm, trẻ có thể gặp một vài tác dụng phụ như đau nhức, tấy đỏ, sưng tại vết tiêm hoặc sốt nhẹ.

9. Vắc xin phòng ngừa vi rút Rota (RV)

Virus Rota (RV) là một loại virus gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở các bé sơ sinh. Lịch tiêm của vắc xin này là 2 ống, lần lượt khi con được 2 tháng và 4 tháng tuổi. Loại thuốc này được sản xuất ở dạng lỏng dùng để uống. Liều uống đầu tiên mẹ nhất định phải cho con uống chậm nhất là trước 14 tuần tuổi 6 ngày, chỉ cần bước sang tuần thứ 15 thôi là loại vắc xin này sẽ không còn tác dụng nữa. Khi cho con uống thuốc phòng virus Rota, trẻ có thể bị tiêu chảy nhẹ hoặc nôn mửa.

10. Vắc xin phòng ngừa Viêm gan A

Vi rút viêm gan A có thể xâm nhập vào trẻ từ đồ ăn hay thức uống bị ô nhiễm. Bệnh sẽ gây tổn hại gan với những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, vàng da, chán ăn. Vì thế khi con được 12 đến 23 tháng tuổi, mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng viêm gan A. Mũi tiêm nhắc lại cách mũi đầu ít nhất 6 tháng.

11. Viêm màng não (MCV4)

Vắc xin viêm màng não, còn được gọi là MCV4, sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn gây bệnh viêm màng não, bệnh có thể lây nhiễm ở các màng bao quanh não và tủy sống. Thời điểm tiêm tốt nhất cho trẻ là ở độ tuổi 11 đến 12 tuổi.

12. Vắc xin phòng ngừa Ung thư cổ tử cung

Human papillomavirus (HPV) là vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung, được khuyến khích tiêm cho các em gái ở độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Loại vaccine này cần được tiêm 3 liều trong thời gian 6 tháng, để bảo vệ con bạn khỏi hai loại virus lây truyền qua đường tình dục, gây ung thư cổ tử cung.

xem thêm  Cách sử dụng bảng chuyển đổi đường huyết

Lưu ý sau khi tiêm cho trẻ:

  • Ngồi lại theo dõi 15-30 phút, xem có dị ứng với thuốc không.
  • Cha, mẹ nên chườm mát nơi tiêm (không chườm nóng), cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.
  • Trẻ sốt nhẹ, sốt 37-38°C thì có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nếu sốt trên 38,5°C thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn.

Nếu trẻ có biểu hiện bất thường sau tiêm, cha mẹ có thể liên hệ với cán bộ y tế để được tư vấn.

FAQs

Q: Các mũi tiêm quan trọng nào cần được tiêm ngay sau khi trẻ sơ sinh?

A: Các mũi tiêm cần được tiêm ngay sau khi trẻ sơ sinh là vắc xin ngừa Viêm gan B và vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung.

Q: Khi nào trẻ cần tiêm vắc xin phòng ngừa Thủy đậu?

A: Trẻ cần tiêm vắc xin phòng ngừa Thủy đậu ở độ tuổi 12 đến 15 tháng và nhắc lại khi trẻ được 4 đến 6 tuổi.

Q: Bệnh uốn ván có thể gây tác động gì đến sức khỏe của trẻ?

A: Bệnh uốn ván có thể gây co thắt cơ bắp mạnh, khiến xương của bé có thể bị phá vỡ.

Conclusion

Việc tiêm phòng các mũi tiêm quan trọng là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Trẻ sơ sinh mới ra đời cần tiêm ngay sau khi sinh và tiếp tục tiêm đúng lịch trình để đảm bảo hiệu quả tiêm phòng. Hãy luôn tuân thủ lịch tiêm phòng và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm để đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe cho trẻ yêu của bạn.

Discreetly visit fim24h for more information.