Tình trạng người nóng bừng nhưng không sốt luôn khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, nóng bức dù thời tiết mát mẻ. Cơ thể nóng bừng nhưng không sốt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau với các triệu chứng như nóng ran ở vùng cổ, ngực, xuất hiện các vết loang lổ, nhịp tim tăng nhanh,… gây khó chịu cho sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục là như thế nào, cùng Hapacol tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Cảm giác nóng bừng trong người là như thế nào?
Cảm giác cơ thể nóng bừng là tình trạng nóng lên của cơ thể, xuất hiện chủ yếu ở vùng mặt, ngực và cổ, lúc này da sẽ đỏ bừng kèm theo đổ mồ hôi và ớn lạnh. Ngoài ra có thể gây ra những triệu chứng như xuất hiện các vết đỏ loang lổ, sau đó nhịp tim ngày càng tăng nhanh. Những tình trạng này có thể diễn ra nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng từ 5-10 phút và chủ yếu xuất hiện vào ban đêm. Sau khoảng 4-5 năm thì tình trạng này có thể biến mất nhưng lại gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh.
Vì sao người nóng bừng nhưng không sốt?
Cơ thể nóng như không sốt do rất nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là một số những nguyên nhân căn bản có thể kể đến như:
1. Nóng bừng do xung nhiệt đột ngột trong giai đoạn tiền mãn kinh
Hiện tượng xung nhiệt đột ngột là một trong những biểu hiện phổ biến trong giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ. Trong giai đoạn này, sự giảm đột ngột của hormone estrogen có thể ảnh hưởng đến hệ thống nhiệt độ cơ thể, dẫn đến các cảm giác nóng bừng, đỏ mặt và đổ mồ hôi. Người nóng bừng nhưng không sốt ở nữ thường xuất hiện ở vùng mặt, cổ và ngực.
Người nóng bừng nhưng không sốt ở nam giới trung niên thường liên quan đến sự giảm dần của hormone testosterone. Các tình trạng y tế khác nhau như bệnh tình liên quan đến tinh hoàn, suy tuyến thượng thận hay ung thư tiền liệt tuyến có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone và gây ra các triệu chứng tương tự.
2. Nóng bừng không sốt do những nguyên nhân khác
Ngoài nguyên nhân bệnh lý ở trên, tình trạng người nóng bừng nhưng không sốt có thể do những nguyên nhân sau:
- Sự thay đổi bất thường ở vùng hạ đồi của não bộ làm ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt độ và gây ra các triệu chứng nóng bừng không sốt.
- Sử dụng thuốc giảm đau có chứa thành phần Tramadol.
- Một số thực phẩm, gia vị, chất phụ gia, hóa chất không rõ nguồn gốc có thể gây ra phản ứng và ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể.
- Lạm dụng rượu bia có thể làm mạch máu và dây thần kinh giãn ra, gây ra thay đổi trong lưu lượng tuần hoàn máu và tăng cảm giác nóng của cơ thể.
- Các tình trạng tâm lý như stress, buồn bã và lo lắng có thể kích thích tiết hormone như epinephrine hay norepinephrine, gây tăng đột ngột trong lưu lượng tuần hoàn máu và tạo ra cảm giác nóng bừng trong cơ thể.
Cần làm gì khi cơ thể nóng nhưng không sốt?
Người nóng bừng nhưng không sốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, việc xây dựng các giải pháp, lối sống lành mạnh là cần thiết. Để hạn chế, kiểm soát cơ thể nóng ran bạn nên thực hiện những điều sau:
Giữ cơ thể luôn mát mẻ
Khi nhiệt độ cơ thể tăng cũng là lúc xảy ra các cơn nóng bừng đột ngột. Nếu bạn có thói quen mặc nhiều lớp áo hoặc sử dụng quần áo bó sát thì hãy loại bỏ bớt quần áo cũng như lựa chọn những bộ trang phục rộng rãi, thoáng mát. Hoặc bạn cũng có thể mở cửa sổ hoặc bật máy điều hoà, hạ nhiệt độ phòng để làm mát cơ thể. Bên cạnh đó sử dụng những thức uống mát lạnh cũng là biện pháp hữu hiệu để giảm cơn nóng đột ngột.
Tránh tiêu thụ thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng như ớt, gia vị cay có thể kích thích cơn nóng bừng. Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn các thực phẩm thanh mát như ổi, cam,… Bên cạnh đó bạn cũng nên hạn chế việc tiêu thụ cà phê, trà và đồ uống có chứa caffeine. Rượu cũng có thể gây nóng và tăng cảm giác nhiệt độ cơ thể. Nên hạn chế hoặc tránh xa rượu bia, đặc biệt là trong những thời kỳ mà bạn thường xuyên trải qua cơn nóng bừng.
Xây dựng thói quen thư giãn
Thói quen thư giãn đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm bớt triệu chứng cơn nóng bừng, đặc biệt là ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Các phương pháp thư giãn như yoga, thiền, thở sâu có thể mang lại nhiều lợi ích cho tâm lý và giảm cảm giác nóng bừng của cơ thể. Các phương pháp thư giãn có thể ảnh hưởng đến hormone stress như cortisol, giúp duy trì sự cân bằng hormone trong cơ thể.
Cân nhắc đến việc giảm cân
Tình trạng thừa cân và béo phì không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoại hình mà còn tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh gan và một số bệnh lý khác. Giảm cân không chỉ mang lại lợi ích về sức khỏe mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Tăng cường ăn rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và nguồn protein chất lượng.
- Theo dõi lượng calo tiêu thụ và lượng calo đốt cháy.
- Tập thể dục đều đặn giúp đốt cháy calo và tăng cường sức khỏe tim mạch.
- Nước không có calo và có thể giúp giảm cảm giác đói, hỗ trợ quá trình giảm cân.
- Ngủ đủ giấc.
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây cơ thể nóng nhưng không sốt ở người. Bỏ hút thuốc lá không chỉ mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe tổng thể mà còn có thể giảm các triệu chứng nóng bừng và nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
- Cải thiện sức khỏe phổi.
- Giảm nguy cơ ung thư.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến nóng ran ở cơ thể.
Trên đây là những nguyên nhân gây người nóng bừng nhưng không sốt, việc nóng bừng xảy ra ở cả cơ thể nam và nữ tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khoẻ nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống cá nhân. Mong rằng những chia sẻ ở trên của Hapacol sẽ giúp bạn tránh tình trạng trên.
Nguồn tham khảo:
FAQs
Q: Nguyên nhân người nóng bừng nhưng không sốt là gì?
A: Nguyên nhân có thể do xung nhiệt đột ngột trong giai đoạn tiền mãn kinh, sự thay đổi bất thường ở vùng hạ đồi của não bộ, sử dụng thuốc giảm đau chứa thành phần Tramadol, ăn thực phẩm cay nóng, lạm dụng rượu bia, tình trạng tâm lý như stress.
Q: Có cách nào giảm bớt cơn nóng bừng không?
A: Để giảm cơn nóng bừng, bạn có thể giữ cơ thể luôn mát mẻ bằng cách thay đổi quần áo thoáng mát, hạ nhiệt độ phòng, thưởng thức thức uống mát lạnh. Ngoài ra, tránh tiêu thụ thực phẩm cay nóng, xây dựng thói quen thư giãn, cân nhắc đến việc giảm cân, và bỏ thuốc lá.
Q: Người nóng bừng nhưng không sốt ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
A: Người nóng bừng nhưng không sốt có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Do đó, việc kiểm soát cơn nóng bừng là cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống và tránh những bất tiện không mong muốn.