Bị ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn đỏ là do bệnh gì gây ra?

ngứa tay chân nhưng không nổi mẩn

Đa số các trường hợp bị ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn đỏ đều có liên quan đến chức năng gan, thận bị suy giảm hay gặp một số bệnh lý về da. Ngoài ra, triệu chứng này có thể do một số bệnh lý khác gây ra. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu những bệnh gì có thể gây nên tình trạng ngứa nhưng không nổi mẩn đỏ và cách xử lý ra sao.

Bị ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn đỏ là bệnh gì?

Ngứa không nổi mẩn do bệnh gan, thận

Triệu chứng ngứa do bệnh gan, thận

Gan, thận có chức năng giải độc và thải độc của cơ thể. Gan là cơ quan sản xuất mật để loại bỏ các chất thải và hỗ trợ ruột hấp thu các chất béo trong thực phẩm. Mật đi qua tuyến tụy có tác dụng làm sạch ruột non. Tuy nhiên, sự tắc nghẽn ở một nơi nào đó ngăn chặn dòng chảy của mật sẽ làm tăng nồng độ mật trong máu.

Việc chức năng gan thận, suy yếu khiến quá trình giải độc và thải độc của cơ thể bị ảnh hưởng, sinh ra các phản ứng ngoài da mà phổ biến nhất là ngứa. Ngứa da do bệnh gan, thận thường xảy ra ở lòng bàn tay, bàn chân và trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm đến gần sáng. Ngứa khắp người do bệnh gan, thận thường không kèm theo các tổn thương khác nếu người bệnh không gãi hoặc tự làm trầy xước da.

Không giống như bị ngứa do bệnh ngoài da, ngứa da do bệnh gan, thận có thể tái phát nhiều lần, thường xuất hiện thành từng đợt và sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.

Ngoài ra, người bệnh đang trong quá trình điều trị bệnh gan, thận cũng có thể bị ngứa ở khu vực tiêm thuốc hoặc các vùng da lân cận. Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất do các loại thuốc chống viêm gan gây ra.

xem thêm  Da tay bị bong tróc là thiếu chất gì? Nên ăn gì để bổ sung?

Bị ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn đỏ là do bệnh gì gây ra? 1

Cách nhận biết ngứa do bệnh gan, thận

Để xác định bị ngứa do bệnh gan, thận, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng như sau: Khi cơn ngứa xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân sau đó lan đến cánh tay, ngực, cuối cùng là ngứa khắp người. Khi bệnh nghiêm trọng, người bệnh có thể bị sưng môi.

Để chính xác hơn, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm phổ biến để chẩn đoán tình trạng bị ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn đỏ do bệnh gan, thận, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để xác định nồng độ mật trong máu và chức năng gan.
  • Xét nghiệm hình ảnh bao gồm chụp CT, MRI hoặc siêu âm giúp quan sát rõ bên trong gan và xác nhận các tổn thương.
  • Sinh thiết gan để chẩn đoán bệnh. Bác sĩ đâm một chiếc kim dài vào gan sau đó lấy một ít tế bào ở gan và đưa mẫu mô đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Một số bệnh lý gây ngứa không nổi mẩn khác

Ngứa do dị ứng

Chức năng gan, thận suy yếu khiến khả năng miễn dịch suy giảm, do đó cơ thể dễ bị dị ứng. Bạn cũng lưu ý rằng nhiều trường hợp bị dị ứng do thức ăn, thời tiết, môi trường cũng có những biểu hiện bị ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn đỏ. Do càng ngứa càng gãi các tổn thương, vết mẩn đỏ trên da sau này mới xuất hiện.

Bị ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn đỏ là do bệnh gì gây ra? 2

Ngứa do các bệnh ngoài da

Các bệnh viêm da, mề đay, vảy nến, nấm da cũng thường có biểu hiện ngứa khắp người. Các bệnh lý về da này cũng liên quan nhiều đến chức năng gan, thận bị suy yếu. Nếu người bệnh không điều trị hiệu quả bệnh gan, thận có thể gây viêm da, tổn thương da nặng nề.

xem thêm  Tin tức: Bật mí cách tính lượng calo cần thiết mỗi ngày để giảm cân

Ngứa do bệnh về máu, tiểu đường

Một số bệnh lý về máu như tăng histamin trong máu, đa hồng cầu, rối loạn sản tủy… cùng với lượng đường trong máu tăng cao làm mạch máu bị tổn thương. Tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn chính là một trong những biểu hiện của bệnh về máu.

Cách xử lý khi bị ngứa nhưng không nổi mẩn

Theo dõi các triệu chứng

Khi bị ngứa, bạn cần xem xét những vấn đề nào có thể gây ra triệu chứng này, chẳng hạn như hiện tại có phải là thời điểm giao mùa hay không, có ăn những thực phẩm nào có thể gây dị ứng không hay những món ăn lạ bạn chưa từng ăn, bạn có vừa đổi sang dùng loại mỹ phẩm mới không, gần đây bạn có thường xuyên bị căng thẳng không… Nếu đây là những nguyên nhân gây ngứa không nổi mẩn, bạn cũng không cần lo lắng, chỉ cần giữ ấm cơ thể, loại bỏ nguyên nhân có thể gây dị ứng, giữ tinh thần vui vẻ… tình trạng ngứa có thể được cải thiện sớm.

Nên đến bệnh viện để điều trị

Nếu tình trạng bị ngứa khắp người còn kèm theo một số triệu chứng khác như nổi mụn, đau rát, nổi mẩn… thì rất có thể đây là triệu chứng của một số bệnh lý về da. Bạn nên đi khám bệnh để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Tuy các loại bệnh lý về da không gây nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm, có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Nguy hiểm hơn khi tình trạng ngứa khắp người là dấu hiệu của những bệnh lý về gan, thận, bệnh tiểu đường. Bạn cần đi khám sớm tránh ủ bệnh lâu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Nếu bị ngứa do tiêm thuốc trị bệnh gan, thận, người bệnh có thể chườm lạnh hoặc thoa kem Hydrocortison để làm giảm cơn ngứa khó chịu. Tuy nhiên, nếu vết tiêm có dấu hiệu nổi mẩn ngứa, sưng to hoặc có mủ, bạn cần đến bệnh viện ngay vì có thể đây là phản ứng hiếm gặp khi cơ thể phản ứng với thuốc.

xem thêm  Dầu mầm lúa mạch ORGANIC (Wheatgerm oil): Bí mật làn da và tóc tuyệt vời

Lưu ý khi tự chữa tại nhà

Khi bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân, bạn không được gãi để tránh gây tổn thương da và khiến cho da càng ngứa nghiêm trọng hơn. Nên mặc đồ rộng rãi, nghỉ ngơi, thư giãn nhiều.

Nhiều người hay dùng các phương pháp dân gian để trị ngứa. Các phương pháp này thường sử dụng riêng lẻ một thảo dược nên hiệu quả không cao. Bài thuốc có thể phù hợp với người này nhưng không hợp với người kia. Một số bài thuốc phối hợp không đúng vị có thể gây phản tác dụng và gây dị ứng. Trong mỗi thảo dược thường có dược tính chưa được tách chiết có thể gây độc cho cơ thể. Do đó, người bệnh nên thận trọng trước khi áp dụng hoặc nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Nhìn chung, việc điều trị tình trạng bị ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn đỏ cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Trong trường hợp triệu chứng ngứa kéo dài hai tuần không có dấu hiệu thuyên giảm, cơ thể trở nên mệt mỏi, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

FAQs

fim24h

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp