1. Ngứa họng ho xuất phát từ đâu?
Ho chính là một phản xạ xảy đến đột ngột và lặp lại nhiều lần, có thể kéo dài đến nhiều ngày. Tác dụng của nó là làm sạch đường hô hấp, loại bỏ các chất bài tiết hay chất kích thích đến từ môi trường bên ngoài.
Cổ họng là một trong những cơ quan phòng vệ của cơ thể trước các tác động bên ngoài lẫn bên trong. Có nhiều bệnh ở cổ họng gây ra các triệu chứng như ngứa, ho, đau rát.
Thông thường, nguyên nhân gây ra triệu chứng này xuất phát từ các lý do sau:
Môi trường sống
Một môi trường chứa đầy khói và bụi bẩn chưa bao giờ là an toàn đối với cơ thể. Hằng ngày bạn phải hít thở trong một bầu không khí ô nhiễm sẽ dẫn đến hiện tượng bạn bị ngứa vùng họng, ho, có thể là ho khan hoặc ho có đờm. Bạn còn có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là phổi.
Thời tiết thay đổi
Sự thay đổi của thời tiết là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến Ngứa họng ho. Bạn không thể thay đổi được những bất thường của thời tiết mà chỉ có thể tìm cách hạn chế những tác động của nó đến cơ thể. Những cơn mưa bất chợt hoặc sự nóng lạnh thay đổi đột ngột sẽ khiến bạn có cảm giác ngứa cổ họng, viêm họng, thậm chí đau rát cuống họng. Các triệu chứng có thể xuất hiện và trở nặng vào các thời điểm giao mùa hoặc khi bạn di chuyển đến các khu vực có khí hậu thay đổi.
Thói quen sinh hoạt
Các thói quen như hút thuốc lá, uống rượu bia, nước ngọt, nước đá, ăn đồ lạnh, đồ cay nóng cũng là nguyên nhân dẫn đến tổn thương cổ họng.
Vệ sinh răng miệng
Chăm sóc sức khỏe răng miệng chưa đúng cách cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm niêm mạc họng. Duy trì thói quen đánh răng và súc miệng bằng nước muối 2 lần/ 1 ngày sẽ giúp bạn nhanh chóng cắt đứt cơn ho hoặc tình trạng viêm cổ họng.
Công việc
Do tính chất công việc đòi hỏi bạn phải nói nhiều, nói to mỗi ngày như ca sĩ, giáo viên, nhà diễn thuyết,… có thể dẫn đến tổn thương họng. Ban đầu sẽ có biểu hiện ngứa họng ho rồi đến đau rát, khó nuốt sau là các cơn ho dai dẳng.
2. Ngứa họng ho cảnh báo bạn điều gì?
Xuất phát từ các bệnh lý của cơ thể cũng gây ra triệu chứng ngứa họng ho. Do đó khi bạn có biểu hiện ngứa cổ họng, ho bạn có thể bị các bệnh sau:
Viêm họng, đau họng
Triệu chứng ban đầu của các bệnh lý này chính là ngứa họng và ho. Nếu bạn không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những cơn ho kéo dài, tình trạng viêm, sưng cổ họng sẽ trở nên nặng hơn.
Cảm lạnh, cảm cúm
Đây là những căn bệnh hầu như ai cũng trải qua, nhất là khi thời tiết thay đổi và người có sức đề kháng yếu rất dễ bị bệnh. Triệu chứng của bệnh có thể biểu hiện từ nhẹ cho đến nặng như ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt.
Viêm phổi, viêm phế quản
Khi bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp thường có các biểu hiện như: ngứa họng, ho khan, ho có đờm, đau rát họng và sốt.
Trào ngược dạ dày, thực quản
Bạn sẽ thấy hơi khó hiểu vì sao ngứa họng ho lại liên quan đến trào ngược dạ dày, thực quản. Điều này được lý giải như sau: Khi lượng axit trong dạ dày, thực quản dư thừa dẫn đến trào ngược lên sẽ gây ra các kích thích ở vùng họng tạo cảm giác ngứa, xuất hiện ho khan hoặc ho có đờm.
Viêm mũi, viêm xoang
Do các lỗ thông giữa các xoang nên khi bạn có biểu hiện ngứa họng ho vẫn có thể nghi ngờ bị viêm mũi, viêm xoang. Đi kèm theo đó có thể là chảy nhiều dịch mũi.
Nhiễm khuẩn hoặc virus
Mũi và miệng là con đường xâm nhập vào cơ thể của vi khuẩn, virus. Khi tấn công vào cơ thể sẽ gây ra các tổn thương ở đường hô hấp và họng. Vì vậy khi bạn có triệu chứng ngứa họng, ho hoặc đau vùng họng, dịch đờm tiết nhiều, sốt thì có thể nghĩ đến trường hợp cơ thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
3. Làm thế nào để phòng chứng ngứa họng ho hiệu quả?
Hạn chế tối đa những nguyên nhân gây bệnh là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Một số mẹo dưới đây có thể hỗ trợ bạn trong việc phòng các triệu chứng như ngứa họng, ho khan, đau, viêm họng:
- Vệ sinh răng miệng, vùng họng đúng cách, đánh răng và súc miệng bằng nước muối 2 lần/1 ngày vào buổi sáng và trước khi ngủ.
- Tập các thói quen bảo vệ vùng họng khoa học: giữ ấm cổ khi trời lạnh, không uống nước đá lạnh, ăn đồ lạnh nhiều ngày nóng, hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, đồ cay nóng, không hút thuốc lá.
- Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế bụi bẩn.
- Ăn thức ăn mềm để hạn chế các tổn thương niêm mạc.
- Cung cấp tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể.
Khi bạn đã có các biểu hiện ho khan, đau họng có thể thử các phương pháp sau:
- Ngậm một thìa mật ong nguyên chất, có thể pha với nước ấm để ngậm trong khoảng từ 10 – 15 phút, thực hiện 2 lần mỗi ngày.
- Súc miệng nhiều lần trong ngày với nước muối hoặc nước súc miệng.
- Sử dụng kẹo ngậm ho, siro ho hoặc xịt mũi.
- Thường xuyên uống nước ấm với mật ong hoặc gừng, chanh có thể giúp bạn trị được biểu hiện ngứa họng ho, đau rát cổ họng.
- Chưng chanh, quất với mật ong hoặc đường phèn là phương pháp trị ho nhanh chóng.
- Thoa dầu nóng vào lòng bàn chân, cổ họng, mát xa nhẹ nhàng và mang tất khi ngủ để giữ ấm chân.
- Ngậm ô mai gừng cũng được xem là các trị ngứa cổ họng và các cơn ho về đêm.
Ngứa họng ho tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra không ít phiền toái khi mắc phải bệnh. Trường hợp nếu bạn có biểu hiện ho kéo dài lâu ngày không khỏi thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra để chẩn đoán, điều trị kịp thời. Ngoài ra, hãy xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng, đẩy lùi mọi bệnh tật. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe, hãy gọi ngay vào hotline 1900 56 56 56, nhân viên tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC của chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp giúp bạn.
FAQs
Q: Ngứa họng ho kéo dài là triệu chứng của bệnh gì?
A: Ngứa họng ho kéo dài có thể là triệu chứng của viêm họng, đau họng, cảm lạnh, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, trào ngược dạ dày, thực quản, viêm mũi, viêm xoang, nhiễm khuẩn hoặc virus.
Q: Làm thế nào để phòng tránh ngứa họng ho?
A: Để phòng tránh ngứa họng ho, bạn có thể thực hiện các biện pháp như vệ sinh răng miệng, vùng họng đúng cách, tập các thói quen bảo vệ vùng họng khoa học, đeo khẩu trang khi ra ngoài, ăn thức ăn mềm, cung cấp đủ nước cho cơ thể.