Trong giai đoạn giao mùa và dịch bệnh, việc bổ sung kẽm để đề kháng cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Vì thế vấn đề uống kẽm đúng cách như thế nào đang được nhiều người quan tâm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Tác dụng của việc uống kẽm đúng cách
Khi được bổ sung đúng cách, kẽm sẽ phát huy được tối đa những công dụng vốn có của nó như:
- Kẽm Zinc giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, giúp các tổn thương mau lành
- Kẽm giúp trẻ em tăng trưởng chiều cao và cân nặng.
- Phụ nữ có thai được cung cấp đầy đủ kẽm thì sẽ giảm buồn nôn, mệt mỏi, hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh
- Đối với nam giới, kẽm đóng vai trò quan trọng trong cân bằng chức năng tuyến tiền liệt, tăng cường sinh lực cho phái mạnh.
- Kẽm oxide có khả năng làm dịu da tốt và thường được dùng để điều trị bệnh zona thần kinh, bôi ngoài vết mụn, giảm mụn, ngăn ngừa lão hóa da
- Ngoài ra khoáng chất này còn hỗ trợ quá trình tái tạo collagen, sửa chữa ADN trong cơ thể
Uống kẽm buổi sáng hay tối?
Quyết định uống kẽm vào buổi sáng hay tối phụ thuộc vào cách thức cơ thể bạn phản ứng với việc bổ sung. Uống kẽm vào buổi sáng có thể tăng cường hấp thụ khi dạ dày trống rỗng và cung cấp năng lượng cho ngày mới, trong khi uống vào buổi tối có thể giảm thiểu rối loạn tiêu hóa và hỗ trợ giấc ngủ.
Nên uống vào buổi sáng nhưng không được uống vào sáng sớm khi bụng đói vì có thể gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, thời điểm tốt nhất uống kẽm đúng cách là 2 giờ sau bữa ăn sáng. Trong trường hợp bạn bị đau dạ dày thì có thể uống kẽm trong bữa ăn. Không nên uống kẽm vào buổi tối vì lúc này cơ thể sẽ không kịp hấp thụ hết trước khi ngủ, có thể gây tồn đọng trong cơ thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.
Khi cơ thể bị thiếu kẽm chỉ nên uống 2 – 3 kẽm ZinC tháng sau đó ngưng, không nên uống quá liều lượng cho phép và cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn tăng/giảm liều lượng.
Uống kẽm đúng cách khi kết hợp với những nguyên tố vi lượng khác
Vitamin A, B6 và C khi kết hợp uống cùng với kẽm sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ của cơ thể với các chất này.
Uống kẽm cùng với vitamin A sẽ giúp kích hoạt các enzyme cơ thể cần để di chuyển vitamin A từ gan và giữ cân bằng độ pH của máu.
Kẽm và vitamin B6 sẽ hỗ trợ nhau trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein và tổng hợp DNA. Vì thế khi uống kết hợp chất 2 vi chất này sẽ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt liên quan mắt, gan thận và giúp vết thương mau lành.
Uống kẽm đúng cách cùng vitamin C sẽ giúp sức đề kháng được tăng lên gấp 2 lần, đồng thời phòng ngừa các cảm cúm, cảm lạnh và nhiễm trùng hiệu quả. Vitamin C nhân đôi tác dụng của kẽm khi kích thích quá trình lành lại của vết thương và có tác dụng hiệu quả trong việc trẻ hóa làn da, chống oxy hóa hiệu quả.
Tuy nhiên để kết hợp những dưỡng chất này trong khi uống thì bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được tư vấn về liều lượng cũng như cách sử dụng sao cho hợp lý, tránh trường hợp quá nhiều kẽm mà không đủ các loại vitamin trên và ngược lại.
Muốn uống kẽm đúng cách thì cần tránh những loại thuốc sau
Kháng sinh: Uống kẽm cùng với các thuốc kháng sinh có thể cản trở sự hấp thụ của cơ thể đồng thời ức chế khả năng chống lại vi khuẩn của các thuốc kháng sinh. Vì thế cách uống kẽm đúng cách là bạn nên uống trước 2 giờ trước hoặc 4-6 giờ sau khi uống kháng để tránh tương tác thuốc này.
Thuốc trị viêm khớp dạng thấp: Những thành phần trong loại thuốc này có thể gây ức chế tác dụng của kẽm, vì thế bạn cũng nên uống kẽm cách xa hai tiếng khi muốn uống thuốc này.
Thuốc lợi tiểu: Uống kẽm cùng với thuốc lợi tiểu sẽ làm cơ thể đào thải kẽm nhanh hơn thông qua nước tiểu khi cơ thể chưa kịp hấp thụ. Vì thế nên tránh uống hai loại thuốc này cùng lúc với nhau.
Đồng thời bạn cũng không nên sử dụng những thực phẩm sau khi uống kẽm:
- Cám gạo
- Thực phẩm giàu chất xơ
- Thực phẩm chứa phốt pho như sữa hay thịt gia cầm
- Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
- Các loại ngũ cốc
Những thực phẩm này có chứa nhiều Phytates, một chất sau khi vào cơ thể sẽ liên kết với kẽm và ức chế cơ thể hấp thu khoáng chất này. Vì thế sau khi uống kẽm thì bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm này, ít nhất là trong vòng 2 giờ sau khi uống kẽm.
Nên cho trẻ uống kẽm đúng cách như thế nào để khỏe mạnh
Khi trẻ có biểu hiện thiếu kẽm hoặc biếng ăn, tiêu chảy kéo dài thì mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được thăm khám. Nếu trẻ được chỉ định uống kẽm hằng ngày thì mẹ có thể trẻ có thể kéo dài 2-3 tháng, tùy thuộc vào tình trạng thực tế của trẻ. Với những trẻ em dưới 6 tháng tuổi bị thiếu kẽm thì trẻ nên bổ sung 10mg kẽm/ngày và trẻ từ trên 3 tuổi cần được bổ sung 20mg kẽm/ngày trong 14 ngày liên tiếp.
Ngoài ra mẹ cũng nên tìm hiểu việc nên cho bé uống kẽm vào lúc nào trong ngày. Theo những chuyên gia dinh dưỡng thì không nên uống kẽm khi trong dạ dày đang có thức ăn. Nên cho trẻ uống kẽm vào buổi sáng trước bữa ăn 30 phút – 1 giờ hoặc sau bữa ăn 1-2 giờ.
Những trường hợp không được bổ sung kẽm
Một số bệnh khi uống kẽm có thể gây tương tác với thuốc kẽm như:
- Đang dùng những loại thuốc điều trị bệnh, thuốc không kê toa hoặc những loại thuốc đông ý có chứa thảo dược, thực phẩm chức năng.
- Phụ nữ đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.
- Bị dị ứng với thuốc kẽm, thực phẩm hoặc các chất khác có liên quan đến kẽm.
- Có nồng độ đồng trong máu thấp.
Vì thế khi bạn nằm trong những trường hợp này sẽ thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để có cách cho thuốc và chữa trị bệnh đúng cách.
Uống kẽm đúng cách là không uống cùng những chất kích thích
Uống kẽm cùng uống rượu bia có thể gây ra những tương tác thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc làm cho thuốc không có tác dụng gì, thậm chí gây độc cho cơ thể. Những hậu quả khi uống kẽm cùng với rượu bia như: Buồn nôn và ói mửa, nhức đầu chóng mặt và ngất xỉu. Ngoài ra uống rượu bia cùng bất kì loại thuốc nào cũng gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như làm tổn thương gan, tim mạch, suy hô hấp.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp