Ẩm thực ngày Tết ở Việt Nam luôn phong phú với nhiều món ăn đặc biệt như bánh chưng, bánh tét, gỏi gà, thịt kho, canh khổ qua,… Nhưng không thể thiếu dưa món – món ăn kèm đơn giản, chống ngán hiệu quả. Hương vị đặc trưng của dưa món kết hợp với bánh chưng, bánh tét sẽ không thể nhầm lẫn. Và hôm nay, Điểm tin phim-review phim chất lượng và tổng hợp tin tức giải trí sẽ chia sẻ cách làm dưa món đậm vị để bạn thưởng thức trong những ngày lễ Tết sắp đến nhé!
Cách Làm Dưa Món Miền Trung Chuẩn Vị
Chuẩn bị nguyên liệu
- Cà rốt: 2 củ
- Củ cải trắng: 2 củ
- Đu đủ xanh: 1 trái
- Su hào: 2 củ
- Củ kiệu: 200g
- Ớt: 7 trái
- Tỏi: 1 củ
- Hành tím: 7 củ
- Nước mắm: 400ml
- Giấm: 150ml
- Đường: 350g
- Nước lọc: 150ml
- Muối: 1 ít
Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế rau củ
Sau khi mua về, gọt vỏ và rửa sạch các loại củ. Riêng đu đủ, bỏ phần hạt. Cắt lát, tỉa hoa hoặc cắt theo hình răng cưa để món ăn sau khi hoàn thành trông đẹp mắt hơn. Tỏi và hành tím lột vỏ và thái lát mỏng. Ớt để nguyên trái, bỏ cuống. Củ kiệu ngâm qua đêm với nước muối loãng sau đó cắt gốc và bỏ vỏ lụa.
Bước 2: Ngâm rau củ
Pha nước muối với tỉ lệ 2 muỗng cafe muối ăn với 1 lít nước, sau đó ngâm các nguyên liệu rau củ trong khoảng 20 phút. Ngâm riêng củ cải trắng trong khoảng thời gian 30 phút. Sau khi ngâm đủ thời gian, vớt ra, rửa sạch lại với nước và để ráo.
Bước 3: Phơi khô nguyên liệu
Trải đều rau củ ra khay hoặc rổ và phơi dưới ánh nắng trong 1 ngày để nguyên liệu héo lại, khối lượng còn 70% so với ban đầu. Để đảm bảo vệ sinh, sau khi phơi xong, rửa sơ với nước muỗi pha loãng và để ráo.
Bước 4: Pha nước ngâm
Pha nước ngâm bằng cách trộn nước mắm, đường, giấm và nước lọc trong một nồi. Đun sôi hỗn hợp, đun thêm 5 phút sau khi nước bắt đầu sôi. Tắt bếp và để hỗn hợp nguội hoàn toàn.
Bước 5: Ngâm dưa món
Sử dụng hũ thủy tinh đã được khử trùng bằng nước sôi để ngâm dưa món. Lần lượt xếp các nguyên liệu vào hũ theo lớp: củ quả, tỏi, ớt và củ kiểu. Dùng miếng nhựa hoặc vật nặng để nén phần rau củ xuống. Ngâm dưa món ở nhiệt độ phòng khoảng 3 ngày.
Thành phẩm
Dưa món khi hoàn thành vẫn giữ được màu sắc bắt mắt của các nguyên liệu và không bị thâm, vẫn giữ được độ giòn. Nước ngâm được pha đúng tỉ lệ tạo nên món ăn thấm đều, vị mặn, ngọt, chua hài hòa. Dưa món thường được ăn kèm với bánh tét, bánh chưng để cân bằng khẩu vị và chống ngán trong những ngày Tết. Đó cũng là một nét văn hóa ẩm thực thú vị của nước ta vào dịp đầu năm.
Lưu Ý Khi Làm Dưa Món
- Sử dụng hũ thủy tinh thay cho hũ nhựa để món ăn có hương vị ngon và bảo quản được lâu hơn.
- Bảo quản dưa món trong ngăn mát tủ lạnh để làm chậm quá trình làm chua và có thể dùng trong 1 tháng.
- Tránh để dưa món ở nhiệt độ phòng dưới ánh nắng trực tiếp. Bảo quản nơi thoáng mát để dưa món có thể giữ được trong khoảng 2 tuần.
- Đừng làm nước ngâm quá nhạt để tránh làm dưa món bị nhớt và nổi váng trắng.
- Khi dùng, sử dụng đũa sạch, khô ráo để gắp dưa món trong hũ và đậy nắp kín để hạn chế vi khuẩn làm hư món ăn.
Cảm ơn bạn đã tham gia cùng Điểm tin phim-review phim chất lượng và tổng hợp tin tức giải trí trong cách làm dưa món ngon giòn đậm đà cho Tết này. Chúc bạn thành công và có thêm một món chua ngọt, giòn giòn để thưởng thức cùng gia đình trong những ngày Tết.