Mụn nhọt là loại mụn như thế nào?
Mụn nhọt không chỉ xuất hiện trên mặt như các loại mụn trứng cá, mụn bọc, mụn ẩn,… mà còn xuất hiện ở bất cứ bộ phận ngoài da nào trên cơ thể. Nhọt thường là các vết đỏ sưng to, gây đau nhức nghiêm trọng và cần được quan tâm chăm sóc kỹ hơn.
Mụn nhọt có thể bị lây lan sang vùng da lân cận. Giai đoạn đầu, mụn nhọt là những vết nốt, sờ vào mềm mềm nhưng nhô lên khỏi bề mặt da và có màu đỏ. Qua 1 – 2 ngày, các vết tổn thương này phát triển to hơn và có thể xuất hiện ngòi mủ bên trong. Ở giai đoạn này, chúng ta sẽ cảm thấy đau và khó chịu kể cả khi không chạm vào. Đợi đến khi nhọt to đến cực đại thì sẽ vỡ ra phần mủ trắng, da sẽ từ từ được phục hồi.
Tuy nhiên, vì nhọt này không xuất hiện ở những nơi dễ thấy mà xuất hiện ở những khu vực nhạy cảm như nách, sau cổ, mông, đùi – những vị trí tiết nhiều mồ hôi và thường bị quần áo cọ xát, vì thế nên sẽ khó khăn hơn cho người bệnh khi muốn điều trị mụn nhọt sao cho lành bệnh sớm.
Vì sao mụn nhọt lại xuất hiện?
Hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn; các biến đổi trong quá trình sừng hóa nang lông; ảnh hưởng của vi khuẩn, là 3 nguyên nhân hình thành mụn. Trong đó, mỗi cm2 trên da chúng ta có tới gần 1 triệu vi khuẩn, được chia thành rất nhiều loại với tác hại hoặc lợi ích khác nhau. Chúng tồn tại trong nang lông với một lượng nhất định. Một trong những loại được quan tâm nhất với tên gọi vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes (P.acnes).
P. acnes được xem là nguyên nhân gây mụn vì nó thường hiện hiện ở những thanh thiếu niên gặp phải tình trạng mụn và không xuất hiện ở những trường hợp bình thường.
Có nhiều nguyên nhân có thể tạo ra môi trường thuận lợi hình thành mụn nhọt, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bí tắc lỗ chân lông
Lỗ chân lông có ở khắp bề mặt da, có nhiệm vụ giúp da được thoáng khí. Nếu như không vệ sinh sạch sẽ cho da, để tế bào chết còn bám trên da, nhiều mồ hôi,… sẽ khiến lỗ chân lông bị bít. Một số nguyên nhân khiến lỗ chân lông bị tắc là:
- Không thay quần áo ướt và nhiều mồ hôi.
- Chưa tẩy sạch tế bào chết và bụi bẩn ra khỏi cơ thể.
- Mặc quần áo quá chật hoặc bó trong thời gian dài.
Viêm nang lông
Trong các nguyên nhân gây nhọt thì viêm nang lông là phổ biến nhất. Khi lỗ chân lông bị cọ xát nhiều dẫn đến có hiện tượng đỏ ngứa, nếu không sạch sẽ vi khuẩn gây bệnh sẽ tấn công ngay vào vị trí này và gây bệnh. Nguyên nhân khiến chúng ta bị viêm nang lông là do mặc quần áo có chất liệu vải thô cứng, thường xuyên cọ sát vào da. Những chất liệu vải không nên mặc quá thường xuyên hoặc mặc lâu đó polyester và nylon.
Bệnh dày sừng nang lông
Khác với viêm nang lông, dày sừng nang lông là những vết thô ráp, sần sùi thường có ở các vị trí mông, sau bắp tay hoặc mặt trước đùi. Bệnh này thường có ở trẻ nhỏ và đỡ dần khi lớn. Tuy vậy mẹo điều trị mụn nhọt trong trường hợp này cũng không quá khó khi chỉ gây bất tiện, không nguy hiểm.
Để mụn nhọt không còn là nỗi lo, chúng ta nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho da, tránh ăn các đồ ăn cay nóng. Hạn chế, không để stress trong thời gian dài, giữ cho cơ thể không bị bí bách. Lưu ý không được mặc quần áo và giặt đồ chung với người bị mụn nhọt hoặc các bệnh về da. Trong trường hợp không may gặp phải hiện tượng này, chúng ta cần theo dõi và áp dụng các cách điều trị phù hợp.
Cách điều trị mụn nhọt ở nhà hiệu quả
Mụn nhọt không khó để có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu không biết chữa trị đúng cách thì sẽ để lại những hậu quả như mủ bị vỡ sớm, vết thâm lưu lại khó phai. Để khắc phục nỗi lo ấy, dưới đây là phương pháp trị mụn nhọt bạn nên sử dụng.
Các cách điều trị mụn nhọt có thể thực hiện tại nhà:
- Nguyên tắc đầu tiên là làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn và các tế bào chết thường xuyên. Không để da quá khô, mặt khác cần hạn chế, hoặc giảm hoạt động của tuyến bã nhờn bằng cách cân bằng độ pH để giảm bít tắc và tăng cường lớp bảo vệ trên da. Có thể ức chế hệ miễn dịch quá nhạy cảm bằng cách sử dụng các thành phần có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa viêm như Vitamin C, A, E, hoặc các chất kiềm chế hệ miễn dịch như: kẽm, Vitamin C, Vitamin E.
- Ngoài ra, có thể tiêu diệt vi khuẩn mụn P.acnes tại chỗ bằng cách bôi mỡ kháng sinh; sử dụng ánh sáng xanh; hoặc sử dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên có tính chống oxy hóa như: mật ong tươi, nha đam, tràm trà, sữa ong chúa,… Trong khẩu phần ăn hàng ngày, nên uống nhiều nước, ăn trái cây có tính hàn và tránh ăn đồ ăn nóng.
- Tuyệt đối không nặn, bóp dịch mủ ra ngoài khi nhọt chưa lành hẳn. Vì sẽ khiến vi khuẩn phát tán theo vết thương hở và lan đến khu vực lân cận. Không sờ tay lên mặt, nhất là các vết mụn, nếu cần thì phải rửa tay thật sạch. Hạn chế mặc quần áo chật hoặc va chạm mạnh khiến nhọt bị vỡ.
Trong trường hợp bị nặng, điều trị không khỏi mà còn mọc nhọt nhiều hơn, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn về tình hình bệnh của mình. Các cách điều trị mụn nhọt khi bị nặng có thể là:
- Nhọt tự lành dần.
- Giữ vệ sinh và tạo điều kiện an toàn nhất cho nhọt lành nhanh hơn mà không để lại thâm sẹo về sau.
- Khi mụn nhọt mọc nhiều không thể kiểm soát, hãy chủ động tìm đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.
FAQs
Q: Mụn nhọt có thể điều trị ở nhà không?
A: Có, mụn nhọt có thể điều trị tại nhà nếu được thực hiện đúng cách và tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh da.
Q: Tôi nên tránh những thức ăn gì khi bị mụn nhọt?
A: Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng và nên uống nhiều nước, ăn trái cây có tính hàn.
Q: Tôi có thể nặn mụn nhọt không?
A: Tuyệt đối không nặn, bóp dịch mủ ra ngoài khi nhọt chưa lành hẳn, để tránh vi khuẩn phát tán và gây nhiễm trùng.
Kết luận
Trên đây là thông tin về mụn nhọt và cách điều trị mụn nhọt sao cho hiệu quả. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và có thêm kiến thức để chăm sóc da một cách đúng cách. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập fim24h.