Thưởng thức tinh hoa món ăn ngày Tết của người Nhật Bản

Dịp Tết ở Nhật là khoảng thời gian để người dân xứ Phù Tang đoàn viên bên chiếc bàn sưởi kotatsu, theo dõi các chương trình đặc sắc trên tivi và thưởng thức những món ăn ngày Tết đầy ý nghĩa. Một truyền thống rất thú vị ở nước Nhật là cùng nhau ăn các món ăn ngày Tết để tỏ lòng biết ơn và cầu chúc cho một năm mới an khang và thịnh vượng. Cùng Điểm tin phim-review phim chất lượng và tổng hợp tin tức giải trí khám phá những tinh hoa trong món ăn ngày Tết của đất nước mặt trời mọc nhé!

Osechi Ryori – Món ăn ngày Tết không thể thiếu của người Nhật

Osechi ( お節料理) trước đây được mang tên 御節供 – Gosechiku là vật phẩm dâng lên thần thánh vào ngày Ngũ tiết hằng năm. Từ thời Edo được trở nên phổ biến hơn trong dịp lễ tết, được gọi là Osechi Ryori và trở thành bữa ăn truyền thống của Nhật Bản dành riêng cho ngày đầu năm mới.

image

Osechi sẽ bao gồm rất nhiều món khác nhau đựng trong chiếc hộp sơn mài nhiều tầng được gọi là Jubako. Người Nhật Bản có một quan niệm rất thú vị về chiếc hộp sơn mài Jubako đó là nếu đựng những món ăn ngày tết trong chiếc hộp này thì sẽ mang lại nhiều phước lành cho năm mới. Vì Osechi chính là những món ăn dâng lên các vị thần năm mới và được xem như một loại bùa may để cầu mong hạnh phúc cho gia đình. Vậy nên việc đặt các món ăn cầu may này trong chiếc “Jubako” – sẽ còn mang ý nghĩa “May mắn chồng may mắn” và “Hạnh phúc chồng hạnh phúc”.

Thông thường, một hộp Jubako gồm có 4 khay, mỗi khay sẽ chứa những món ăn khác nhau và tượng trưng cho một điều phước lành:

  • Khay đầu tiên trong cỗ tết Osechi chính là những món ăn để thưởng thức cùng rượu như Kuromame (đậu đen bung), Kazunoko (trứng cá trích muối), Tazukuri (cá sấy)… thay cho lời chúc năm mới an lành.
  • Khay thứ hai sẽ tập trung vào những món ngọt dịu như Kobumaki (rong biển cuộn), Kurikinton (bánh làm từ hạt dẻ), Datemaki (trứng cuộn)…
  • Món chính của khay này là những đồ nướng với nguyên liệu hải sản như tôm, cá, mực… tượng trưng cho ý nghĩa “Niềm hạnh phúc từ biển”.
  • Bao gồm những món kho từ nguyên liệu rau củ như hạt sen, củ sen, nấm, cà rốt,… tượng trưng cho ý nghĩa “Niềm hạnh phúc từ núi”.
xem thêm  Những món ăn đặc trưng Tết Nguyên đán ở cả ba miền

Ngày nay để giản lược hơn, đã có những hộp Jubako chỉ có 2 hoặc 3 khay. Về cơ bản Osechi là bữa ăn tùy vào từng gia đình và sở thích nên sẽ có những cách thể hiện và bài trí khác nhau.

Tinh hoa món ăn ngày Tết trong Osechi Ryori

1. Datemaki – Trứng cuộn

Món này được làm bằng cách thêm trứng đánh và nước dùng Dashi vào chả cá thịt trắng hoặc chả tôm rồi trộn đều, sau đó tẩm vị bằng cách cho thêm rượu Mirin và đường, cuối cùng là đem nướng. Vị ngọt và dễ ăn nên món này rất được trẻ con yêu thích, trứng Datemaki sau khi chiên vừa tới sẽ được cuộn tròn lại thành từng lớp và cắt nhỏ để thưởng thức. Hình dáng nổi bật của những miếng trứng cuộn khiến nhiều người liên tưởng đến những cuộn sớ (văn thư được sử dụng ở Nhật vào ngày xưa), do đó, Datemaki là một món ăn tượng trưng cho “hi vọng đỗ đạt, thành công trong học vấn”.

image

2. Kuri Kinton – Khoai lang hạt dẻ

Kuri Kinton là một món ngọt kết hợp giữa hạt dẻ đã được ninh ngọt sẵn cùng khoai (thường là khoai lang) nghiền nhuyễn. Là một món rất được yêu thích trong Osechi Ryori, đặc biệt hơn, màu vàng của món Kuri Kinton làm người ta liên tưởng đến những đồng tiền vàng nên đây là món ăn ngày Tết tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu có. Ngoài dịp Tết, Kuri Kinton cũng được ăn như một món Wagashi – món ngọt truyền thống Nhật Bản.

image

3. Namasu – Salad cà rốt, củ cải

Kohaku Namasu là món đồ chua được làm từ cà rốt và củ cải trắng cắt sợi rồi ngâm với giấm đường. Món này có vị chua chua ngọt ngọt rất hấp dẫn. Màu trắng kết hợp cùng màu đỏ là biểu tượng của điều tốt lành nên đây là món ăn chứa đựng mong muốn bình an, may mắn. Người Nhật thường nói rằng sở dĩ cà rốt và củ cải trắng được cắt sợi là để tái hiện hình ảnh những sợi dây buộc trên những phong bì chúc phúc ở Nhật (gọi là “Mizuhiki”).

xem thêm  Khám phá món ngon ẩm thực Trung Quốc trong ngày Tết

image

4. Chikuzenni/Nishime – Món ăn om rau củ

Chikuzen-ni là một món ăn ngày Tết được chế biến bằng cách hầm, món ăn sẽ có vị mặn và ngọt dịu được làm bằng cách xào các nguyên liệu như thịt gà, cà rốt, củ sen, rễ cây ngưu bàng, bột khoai Konnyaku… rồi nấu với đường và nước tương.

image

5. Tazukuri – Cá mòi rang bọc sốt ngọt

Tazukuri là một món ăn ngày Tết sở hữu vị mặn ngọt được làm bằng cách rim cá mòi nhỏ đã phơi khô cùng với nước tương, rượu Mirin, đường… Món Tazukuri trong Osechi Ryori thể hiện mong muốn “mùa màng bội thu”, “ngũ cốc dồi dào”.

image

6. Kuromame – Đậu đen ninh

Kuromame là món đậu đen được ninh rất ngọt vậy nên đây là món ăn rất được trẻ con yêu thích. “Mame” trong tiếng Nhật vừa có nghĩa là “hạt đậu”, vừa có nghĩa là “sinh lực, cường tráng, khỏe mạnh”. Ngoài ra cũng có những cách chơi chữ như “Mame ni hataraku” (làm việc siêng năng), “Mame ni kurasu” (sống thanh đạm) cho thấy người Nhật coi trọng lối sống chăm chỉ, giản dị. Từ ngày xưa, Kuromame đã là món ăn không thể thiếu trong Osechi Ryori.

image

7. Kazunoko – Trứng cá trích

Một túi trứng cá trích có vô số trứng cá con, nên món này tượng trưng cho lời chúc “con cháu đầy nhà”, “gia đình thịnh vượng”. Có 2 loại là trứng cá trích muối (gọi là “Shio Kazunoko”) và trứng cá trích phơi khô cho đến khi chúng dính chặt vào nhau thành một khối (gọi là “Hoshi Kazunoko”).

image

8. Kamaboko – Chả cá

Kamaboko là chả cá được làm từ các loại cá thịt trắng như cá tuyết. Phần màu hồng tượng trưng cho “sự may mắn”, “xua đuổi tà ma”, còn phần màu trắng tượng trưng cho “sự linh thiêng” và “sự thanh khiết”. Hình dạng nửa vòng tròn của Kamaboko giống như hình ảnh mặt trời mọc, tượng trưng cho “bình minh ngày đầu năm mới”.

image

9. Ebi no Umani – Tôm hầm

Món tôm được ninh với các gia vị đặc trưng của Nhật (như nước dùng Dashi, rượu nấu ăn, rượu Mirin, nước tương, đường…). Hình ảnh râu dài và lưng cong của tôm được xem là biểu tượng của những người sống thọ. Chính vì vậy mà món ăn này chứa đựng lời chúc cho “sự trường thọ”.

xem thêm  Những món ăn ngon nhất trong ngày Tết Việt Nam

image

10. Su Renkon – Củ sen muối

Được ngâm, tẩm ướp cùng với nước giấm ngọt, vị chua ngọt hòa quyện, mang đến cảm giác thanh và giúp tăng thêm độ ngon cho những đồ ăn chính khác, đây chính xác là món ăn phụ cho những ngày đầu năm mới. Thông qua những lỗ trên củ sen, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy bên kia. Vì vậy, món ăn này tượng trưng cho tương lai hạnh phúc không có trở ngại.

image

11. Tataki Gobo – Rễ cây ngưu bàng

Tataki Gobo là món rễ cây ngưu bàng luộc, có vị ngọt nhẹ nhàng và ăn rất giòn. Do rễ cây ngưu bàng phát triển mạnh mẽ trong lòng đất nên được coi là biểu tượng của “sự trường thọ”, thể hiện mong muốn “sống lâu sống khỏe”. Ngoài ra, hình ảnh rễ cây ngưu bàng cắm sâu vào đất cũng mang ý nghĩa “gia đình an cư, yên ổn”.

image

Tại Điểm tin phim-review phim chất lượng và tổng hợp tin tức giải trí, Osechi được lấy cảm hứng từ văn hoá ăn mừng năm mới của xứ sở Phù Tang, Điểm tin phim-review phim chất lượng và tổng hợp tin tức giải trí đã sáng tạo Osechi Ryori đầy mới lạ nhưng đủ đầy ý nghĩa phước lành với hơn 7 món ăn mang vẹn tròn hương vị thuần túy từ Mì Soba chứa điềm lành, Tôm Ngọt tượng trưng cho sức khoẻ dồi dào, Trứng Cuộn thể hiện mong ước phát triển học thức và Bào Ngư, Bạch Tuộc chứa đựng niềm hạnh phúc của đại dương sâu thẳm, còn Sushi bò Wagyu chứa đựng tinh túy từ núi non đất trời Nhật Bản, tất cả được Điểm tin phim-review phim chất lượng và tổng hợp tin tức giải trí bài trí sắc sảo và thể hiện tâm niệm chúc một năm mới phồn thịnh, an lành và hạnh phúc.

image

Không chỉ thưởng thức hương vị nguyên bản từ món ăn ngày Tết của người Nhật, tinh thần hân hoan mùa lễ hội cũng được Điểm tin phim-review phim chất lượng và tổng hợp tin tức giải trí gói gọn đủ đầy trong thực đơn mùa lễ hội độc nhất:

  • Season’s Greetings In The Sky Set – 1.690.000 VNĐ/người
  • Osechi & Wine – 990.000VNĐ+/người.