Thực hư công dụng thần kỳ của “miếng dán thải độc”

miếng dán kinoki

Miếng dán thải độc gan bàn chân chữa bách bệnh?

Chỉ cần gõ cụm từ “miếng dán thải độc” sẽ hiện ra hàng ngàn kết quả liên quan. Miếng dán này không chỉ bán rộng rãi trên các trang web mà còn bán trên các nền tảng xã hội khác như: Facebook, fanpage, Shopee…

Trong hầu hết các bài đăng bán sản phẩm này đều đính kèm những lời quảng cáo có cánh. Cụ thể, một shop bán hàng Nhật xách tay quảng cáo: “Miếng dán thải độc xách tay từ Nhật Bản là giải pháp tuyệt vời giúp cơ thể đào thải các độc tố, đồng thời tăng cường chức năng xương khớp, phòng chống bệnh tật”.

Ngoài khả năng thải độc, miếng dán thần thánh này còn có tác dụng giảm đau và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương, bệnh gout…

Khi chúng tôi tỏ ra nghi ngờ về công dụng, nhân viên tư vấn tại shop này cho hay: “Đây toàn là những sản phẩm của những nước tiên tiến. Như bên Nhật Bản, miếng dán chân này nhiều người ưa chuộng. Do chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành nên đây chủ yếu là hàng xách tay từ Nhật về, số lượng không có nhiều. Muốn mua số lượng lớn cũng không được”.

Tại một trang web khác, miếng dán thải độc bàn chân lại được giới thiệu là “giúp cơ thể dễ dàng đào thải độc tố và các chất cặn bã qua gan bàn chân. Bạn sẽ không cảm thấy đau đớn hay khó chịu như các biện pháp khác. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể được cải thiện rất nhiều, giúp phòng ngừa mụn nhọt, ban nóng, da dẻ thêm tươi tắn và mịn màng. Không chỉ có chức năng thải độc, sản phẩm còn xoa dịu những cơn đau nhức ở các bộ phận khác như bắp chân, tay, lưng, bụng, bắp, cơ; giúp giảm sưng viêm do mụn nhọt, ban ngứa vì suy giảm chức năng gan…”.

Những loại miếng dán thải độc này được rao bán rầm rộ trên mạng với giá dao động từ 450.000đ-800.000đ/hộp/10 miếng của Nhật Bản. Ngoài ra còn có miếng dán thải độc của Thái Lan với mức giá khá rẻ, chỉ 300.000đ/hộp 10 miếng, nếu mua với số lượng lớn giá chỉ 250.000đ/hộp.

Anh Lê Thanh Chương (ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) kể rằng, khoảng vài tháng trước anh nghe một người bạn kể về tác dụng thần thánh của miếng dán thải độc bàn chân nên đã mua thử. Miếng dán được quảng cáo là hàng xách tay từ Nhật nên anh Chương yên tâm dùng. Sáng hôm sau miếng dán từ gan bàn chân anh chuyển màu đen xì, nhớp nhớp dính.

Anh Chương tin rằng màu đen đó chính là những độc tố trong cơ thể anh được thải ra sau một đêm. Vì tin nên anh Chương đã rủ cả nhà dùng thử một thời gian dài, ngay cả đứa con gái mới 5 tuổi cũng được vợ chồng anh “thải độc”. Tuy nhiên, sau khoảng 3 đêm dán miếng dán vào gan bàn chân con gái thì bàn chân của bé đã bị bợt ra. Thấy vậy, vợ chồng anh ngay lập tức dừng áp dụng phương pháp thải độc này cho cả gia đình.

xem thêm  40 Lời chúc xông đất đầu năm độc đáo và ý nghĩa

Tương tự, chị Nguyễn Thị Thúy, (ở phường Phú La, Hà Đông, Hà Nội) cũng nghe theo lời bạn bè đã cho con trai đang tuổi dậy thì dùng miếng dán thải độc bàn chân suốt một thời gian dài với mong muốn độc tố sẽ hết để con chị sạch mụn trứng cá. Thế nhưng, dù tốn rất nhiều tiền cho loại sản phẩm này nhưng mặt con trai chị vẫn chi chít loại mụn bọc. Đến khi đưa con đến phòng khám da liễu, kể lại quá trình cho con dùng miếng dán thải độc bàn chân thì bác sĩ khẳng định nó chẳng có tác dụng gì hết. “Lúc đó tôi thực sự thấy mình quá ngu ngốc. Cứ đi tin theo mấy lời quảng cáo mà thực tế là nó không có cơ sở khoa học nào hết. Mà miếng dán đó có rẻ đâu, vì muốn mua loại đắt cho yên tâm nên tôi đã phải bỏ ra một số tiền không nhỏ. Cũng may, tiền thì mất nhưng tật chưa mang”, chị Thúy chia sẻ đầy nuối tiếc.

Nhiều người đã phải đến bệnh viện vì dùng “miếng dán thải độc”

Không phải đến nay các bác sĩ mới đưa ra những khuyến cáo không nên dùng miếng dán thải độc. Bởi, không những không có tác dụng tới sức khỏe con người mà nhiều người còn rước bệnh cho mình.

Bác sĩ Mai Thế Hùng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hay, gần đây có bệnh nhân tên L.V.T. (Kim Bảng, Hà Nam) đến khám với hai bàn chân tấy đỏ, bỏng rát, nổi mụn nước, đau đớn không thể đi lại được. Nguyên nhân là do bệnh nhân này thấy quảng cáo nói chỉ cần dán miếng dán thải độc trước khi đi ngủ thì tất cả những độc tố tồn tại lâu năm trong cơ thể sẽ được hút ra hết. Tin vào sự thần kỳ này, bệnh nhân nhân T. đã chăm chỉ dán vào gan bàn chân mỗi đêm trước khi đi ngủ. “Bệnh nhân dán vào gan bàn chân được 1 tuần thì bàn chân sưng đỏ, ngứa nhưng vẫn cố dán thêm vài ngày nữa. Cho đến ngày thứ 10, khi bóc miếng dán thì bàng hoàng phát hiện nhiều mụn nước đã vỡ có mủ. Vì quá đau đớn nên đã phải đến bệnh viện cầu cứu”, bác sĩ Hùng kể lại.

Vào tháng 11/2022, một bệnh nhân tên L.B.Đ (Cẩm Giàng, Hải Dương) cũng đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương khám với gan bàn chân không còn da và chảy nước vàng. Người bệnh này đã sử dụng miếng dán giải độc trong nhiều ngày và đến khi bóc miếng dán ra đã xé rách cả mảng da. Không biết thải độc được bao nhiêu độc tố trong cơ thể mà phải chịu đôi chân nhức nhối nhiễm trùng. Bác Sĩ Lê Ngọc Thái, Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho hay, đây không phải bệnh nhân duy nhất bị biến chứng khi sử dụng miếng dán thải độc bàn chân đến khám tại bệnh viện. Trước đó cũng có một số trường hợp nhưng nhẹ hơn. “Tôi khuyên mọi người không nên sử dụng bừa bãi những miếng dán kiểu như thế này. Đơn giản vì chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng thần kỳ của nó”, bác sĩ Thái nhấn mạnh.

xem thêm  Cách sử dụng Google Lens để giải bài toán nhanh

Tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Bạch Mai vào đầu năm 2022 cũng có một bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu giữa đêm do huyết áp tăng đột biến, người sốt cao, bứt rứt, khó thở. Khi được các bác sĩ thăm khám, người nhà bệnh nhân này cho biết, bệnh nhân được bạn tặng cho mấy miếng dán thải độc, tối tắm rửa xong là dán vào gan bàn chân để thải độc. Tuy nhiên, chỉ 1 tiếng sau khi dán đã có hiện tượng chóng mặt, tăng huyết áp và phải đi cấp cứu.

Các chuyên gia cho rằng, với người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng, việc sử dụng các giải pháp bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược “bôi, xoa, uống, dán” luôn được ưu tiên vì được xem như “ít có hại”. Chính vì tâm lý này, khi trên mạng xã hội xuất hiện sản phẩm “miếng hút thải độc” với công năng kỳ diệu chắc chắn sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm. Bác sĩ, thạc sĩ Nguyễn Quốc Khánh (Viện Y học cổ truyền Trung ương) cho hay: “Với y học hiện đại hay y học cổ truyền, thì bất cứ chỗ nào trên cơ thể cũng không thể dùng miếng dán hoặc xoa bóp mà có thể hút chất độc ra khỏi cơ thể được. Màu đen và dịch nhầy (khiến người dùng tin đó là độc tố) sau khi dán miếng dán qua đêm thực chất là phản ứng hóa học của miếng dán khi gặp độ ẩm. Nếu miếng dán lột ra để lâu không sử dụng vẫn đen vì nó gặp độ ẩm trong không khí”.

Theo bác sĩ Khánh, trên bao bì sản phẩm sẽ thấy thành phần miếng dán được ghi: dấm gỗ, dextrin, chitosan, tourmaline, bột ngọc trai, silica và axit glycolic… Trong đó silica là cát, còn dextrin và chitosan chính là chất biến thành nhớt nhớt, sền sệt khi lột ra do độ ẩm từ mồ hôi của cơ thể. Riêng axit glycolic là loại axit mạnh có độ hòa tan cao thường xuất hiện trong các sản phẩm tẩy da chết với liều lượng nghiêm ngặt, vì đây là một chất cực kỳ độc hại nếu quá liều lượng. Trên thực tế một số bệnh viện đã tiếp nhận nhiều ca dán miếng thải độc, sáng hôm sau gan bàn chân bị phỏng và da bị lột theo miếng dán.

xem thêm  Cách làm dương vật to - Thông tin mới nhất về thuốc tăng kích cỡ dương vật

“Cho đến nay, Bộ Y tế chưa cấp phép cho bất kỳ sản phẩm miếng dán thải độc nào, đồng nghĩa với việc các miếng dán thải độc trên thị trường là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, cho dù nó được quảng cáo “xách tay” mang về từ các quốc gia có nền y học tiên tiến”, bác sĩ Khánh nhấn mạnh.

FAQs

1. Miếng dán thải độc có tác dụng gì?
Miếng dán thải độc được quảng cáo là có khả năng thải độc, giảm đau và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương.

2. Có nên sử dụng miếng dán thải độc không?
Theo các chuyên gia, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng thần kỳ của miếng dán thải độc. Việc sử dụng miếng dán này có thể gây biến chứng và không có lợi cho sức khỏe.

3. Thành phần của miếng dán thải độc là gì?
Thành phần của miếng dán thải độc có thể bao gồm dấm gỗ, dextrin, chitosan, tourmaline, bột ngọc trai, silica và axit glycolic. Tuy nhiên, các thành phần này không được chứng minh là có tác dụng thải độc trong cơ thể.

Conclusion

Miếng dán thải độc đã trở thành một sản phẩm “thần kỳ” được rao bán rầm rộ trên mạng. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo rằng miếng dán này không có tác dụng thật sự và có thể gây biến chứng cho sức khỏe. Việc sử dụng miếng dán thải độc nên được cân nhắc kỹ lưỡng và không nên tin tưởng hoàn toàn vào những lời quảng cáo không có cơ sở khoa học.
For more information about health and wellness, visit fim24h.