Máu báo thai: Tất cả những gì bạn cần biết

Nếu bạn đang có nghi ngờ về việc mình có thể mang thai và gặp hiện tượng chảy máu không bình thường gần kỳ kinh, đó có thể là máu báo thai. Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất, nhưng nhiều người thường nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt thông thường. Vậy làm thế nào để phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt sinh lý? Hãy cùng tìm hiểu thêm về máu báo thai: nguyên nhân, thời điểm xuất hiện và cách nhận biết chính xác nhất.

Máu báo thai là gì? Tại sao có hiện tượng chảy máu báo thai?

Máu báo thai hay chảy máu cấy ghép là một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà phụ nữ có thể nhận biết. Hiện tượng chảy máu báo thai gây ra bởi quá trình phôi thai làm tổ tại thành tử cung, gây tổn thương và chảy máu. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ mang thai đều bị chảy máu báo thai sau khi cấy ghép, chỉ có khoảng chưa đến 1/4 phụ nữ mang thai gặp tình trạng này.

Đối với những phụ nữ đã từng mang thai trước đó, nhiều người cho rằng họ chỉ gặp phải chảy máu báo thai trong lần mang thai đầu tiên hoặc lần kế tiếp. Dấu hiệu này thường gây nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt do thường đi kèm với các triệu chứng như đau lưng, đau bụng, và nhiều hơn nữa.

Máu báo thai xuất hiện sau quan hệ mấy ngày?

Máu báo thai xuất hiện sau 1 đến 2 tuần kể từ thời điểm quan hệ không an toàn (không sử dụng biện pháp tránh thai) và kéo dài trong 1-2 ngày, tối đa là 4 ngày. Ngày bắt đầu của chu kỳ kinh gần nhất được coi là thời điểm bắt đầu thai kỳ, với tuổi thai là 0 tuần 0 ngày. Khoảng hai tuần sau đó, quá trình rụng trứng xảy ra, có nghĩa là quá trình thụ tinh có thể xảy ra nếu quan hệ tình dục diễn ra vào khoảng thời gian này.

Máu báo thai chỉ xuất hiện sau khi trứng đã được thụ tinh và xuất hiện khoảng 1 đến 2 tuần sau quan hệ tình dục (3 đến 4 tuần của thai kỳ). Các triệu chứng mang thai sớm khác cũng bắt đầu vào khoảng thời gian này. Các hiện tượng xuất huyết khác ngoài thời gian chảy máu cấy ghép và kinh nguyệt, gọi chung là “chảy máu bất thường”, có thể do các nguyên nhân như quan hệ tình dục, mang thai ngoài tử cung, sảy thai tự nhiên, nhau tiền đạo, polyp cổ tử cung, và ung thư cổ tử cung.

xem thêm  Tạo ánh nhìn quyến rũ với bộ đôi Mascara và Bút kẻ mắt

Để nhận biết chính xác được máu báo thai, hãy xem tiếp các đặc điểm chính để phân biệt máu báo thai so với các loại xuất huyết bất thường khác.

Đặc điểm của máu báo thai: màu gì, có nhiều không, mấy ngày thì hết?

Máu báo thai thường có màu hồng nhạt hoặc nâu, và thường chỉ xuất hiện dưới dạng xuất huyết với lượng ít, vài giọt, sau đó giảm dần và tự hết trong vòng từ 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, máu báo thai có thể kéo dài đến 4 ngày.

Lượng máu báo thai cũng tùy thuộc vào số lượng lớp niêm mạc tử cung bong tróc ra, do đó thời gian kéo dài cũng khác nhau ở mỗi người và mỗi lần mang thai.

Sự khác biệt giữa máu báo thai và máu kinh nguyệt là gì?

Máu báo thai dễ bị nhầm lẫn với một kỳ kinh nguyệt vì chúng xảy ra cùng một lúc. Vậy máu báo thai màu gì? Máu báo thai xuất hiện khi nào? Dưới đây là cách phân biệt cơ bản nhất qua các đặc điểm sau:

  • Máu báo thai thường có màu hồng nhạt hoặc nâu, trong khi máu kinh nguyệt thường có màu đỏ tươi.
  • Máu báo thai xuất hiện sau quan hệ tình dục an toàn khoảng 1-2 tuần, trong khi máu kinh nguyệt xuất hiện theo chu kỳ kinh nguyệt thông thường.
  • Máu báo thai có lượng ít và giảm dần trong vòng 1-2 ngày, trong khi máu kinh nguyệt có lượng nhiều và kéo dài từ 3-7 ngày.

Bác sĩ cũng lưu ý rằng nếu bạn có hiện tượng ra máu do mang thai nhưng máu báo thai kéo dài quá lâu hoặc đi kèm triệu chứng bất thường khác, bạn nên tới cơ sở y tế kiểm tra để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến phôi thai như thai lưu, sẩy thai.

Ra máu báo thai có đau bụng, đau lưng không?

Thông thường, ra máu báo thai không đi kèm với triệu chứng đau bụng hay đau lưng. Tuy nhiên, điều này có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người phụ nữ. Có một số trường hợp có cảm giác đau nhẹ ở vùng bụng dưới. Nếu bạn gặp phải hiện tượng này, không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu ra máu báo thai kèm theo đau bụng dữ dội hoặc triệu chứng bất thường khác, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Ra máu báo thai thử que được chưa?

Nếu bạn bị chảy máu cấy ghép và nghĩ rằng mình có thể mang thai, nhiều người sẽ muốn kiểm tra bằng que thử thai. Tuy nhiên, nếu sử dụng que thử thai quá sớm, kết quả có thể không chính xác. Có nhiều loại que thử hiện nay, nhưng nhìn chung, phản ứng dương tính (hiển thị 2 vạch) sẽ xảy ra một tuần sau kỳ kinh nguyệt dự kiến. Vì vậy, bạn hãy thử vào đúng thời điểm, nếu nhận được kết quả khả quan, hãy đi khám phụ sản càng sớm càng tốt. Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ về những việc nên làm khi thấy hiện tượng ra máu báo thai:

  • Sử dụng băng vệ sinh hằng ngày để giữ bộ phận sinh dục sạch sẽ.
  • Mua que thử thai và tiến hành thử thai tại nhà vào sáng sớm (ít nhất 1 tuần sau kỳ kinh nguyệt dự kiến).
  • Lên kế hoạch thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.
xem thêm  Trước và sau tiêm vaccine Covid-19 nên ăn gì, kiêng gì?

Tại sao ra máu báo thai nhưng thử que vẫn chỉ thấy 1 vạch?

Có rất nhiều trường hợp chia sẻ rằng đã chắc chắn là máu báo thai và thực hiện đúng toàn bộ các chỉ dẫn trên que thử thai nhưng kết quả vẫn âm tính (chỉ thấy 1 vạch). Đây là trường hợp hoàn toàn bình thường và bạn không cần quá lo lắng. Nguyên nhân của hiện tượng này thường là do:

1. Thử thai quá sớm

Thử thai quá sớm khiến nồng độ hCG (một loại hormone trong cơ thể tăng cao khi mang thai) còn thấp, chưa đủ để phản ứng với que thử. Bạn có thể kiên nhẫn chờ thêm vài ngày để thử lại thì kết quả sẽ hiển thị rõ hơn.

2. Sử dụng que thử thai sai cách

Sử dụng que thử thai sai cách cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả. Một số lỗi thường gặp khi sử dụng que thử thai như lấy mẫu thử không đúng, chưa ngâm nước tiểu đủ thời gian, hoặc que thử thai hết hạn sử dụng. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từng loại sản phẩm trước khi thử thai bằng que.

3. Sử dụng que thử thai khi nước tiểu loãng

Thử thai khi nước tiểu loãng cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra, làm giảm nồng độ hCG. Để có kết quả chính xác, bạn nên thử vào buổi sáng sớm khi thức dậy và không uống nước.

4. Máu báo thai là dấu hiệu của hiện tượng khác

Nếu sau 1 tuần thử que và kết quả vẫn chỉ thấy 1 vạch, có thể máu báo thai không phải là dấu hiệu của thai nghén. Bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra bởi bác sĩ.

Một số dấu hiệu mang thai sớm khác

Ngoài hiện tượng chảy máu cấy ghép, còn có những dấu hiệu khác cho thấy bạn đang mang thai. Ví dụ như tăng dịch tiết âm đạo, có thể bị đau đầu, cảm thấy chướng bụng, buồn nôn, sốt hoặc cảm thấy buồn ngủ. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác có thể cho bạn biết mình đã có tin vui hay chưa như:

  • Cơ thể mệt mỏi, ốm nghén: Đây là triệu chứng điển hình của việc mẹ đang mang thai, tuy nhiên, không phải ai cũng gặp phải ở tuần thứ 13 hoặc 14 của thai kỳ.
  • Táo bón: Mang thai làm nồng độ hormone progesterone trong máu mẹ bầu tăng cao, làm thức ăn tiêu hóa chậm hơn, dẫn đến hiện tượng đầy bụng và táo bón.
  • Đi tiểu thường xuyên: Áp lực tuần hoàn khiến thận của mẹ bầu phải làm việc nhiều hơn. Hiện tượng này có thể xuất hiện từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 sau khi thụ tinh.
  • Ngực căng tức: Nội tiết tố thay đổi làm cho tuyến ngực của mẹ bầu thay đổi. Ngực căng to, sờ vào mềm, đau hoặc ngứa trong 1 – 2 tuần. Quầng ngực chuyển màu sậm hơn.
xem thêm  1 Ly Cà Phê Sữa Có Bao Nhiêu Calo? Uống Nhiều Cà Phê Có Giảm Cân Không?

Câu hỏi thường gặp về máu báo thai

Khi mình chảy máu ngoài kỳ kinh làm sao để biết chắc chắn đó là máu báo thai?

  • Trường hợp cả 2 tháng bạn vẫn có kinh bình thường và không có quan hệ tình dục, nếu chảy chút xíu máu, đó không phải là máu báo thai.
  • Bạn đã sử dụng thuốc tránh thai và có quan hệ an toàn, trường hợp này cũng không phải là máu báo thai.
  • Chảy máu ngoài kỳ kinh có rất nhiều nguyên nhân như: rụng trứng, hormone trong cơ thể chưa ổn định (thường gặp ở bạn nữ ở độ tuổi dậy thì), quan hệ gây trầy xước “cô bé”, sắp tới kỳ kinh nguyệt, và một số bệnh lý liên quan khác tới “cô bé”.

Khi gặp trường hợp chảy máu ngoài kỳ kinh để chắc chắn có thai, bạn nên sử dụng que thử thai.

Ai có thể xuất hiện hiện tượng chảy máu báo thai?

Theo thống kê, chỉ có khoảng 25% phụ nữ xuất hiện máu báo thai có dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn quan hệ không an toàn sau 7 – 17 ngày và không thấy xuất hiện máu báo thai, trường hợp này vẫn có khả năng mang thai.

Máu báo thai có dịch nhầy hay không?

Ra máu báo thai thường không kèm theo dịch nhầy, nhưng có thể lẫn chút dịch âm đạo do sự phát triển của các tế bào bên trong tử cung khi hình thành phôi thai. Nếu nhận thấy lượng máu chảy ra nhiều kèm các triệu chứng bất thường như đau bụng dữ dội, sốt, chóng mặt, bạn cần thăm khám bác sĩ gần nhất để có những chẩn đoán y tế chính xác nhất.

Máu báo thai được xem là một trong những dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất. Nếu bỏ qua những dấu hiệu mang thai sớm, các bác sĩ sẽ khó có thể dự đoán chính xác tình trạng sức khỏe của mẹ và bé trong giai đoạn thai kỳ. Vì vậy, bạn nên lưu tâm nhé, nhất là khi mình đang nôn nao chờ đón một thành viên mới đến với gia đình nhỏ của mình. Bạn có thể tìm hiểu thêm những kiến thức và thông tin về quá trình mang thai.

Xem thêm các sản phẩm Huggies và các bài viết hữu ích khác trong giai đoạn Thụ thai:

  • Ra máu báo thai có đau bụng không?
  • Trễ kinh bao lâu thì có thai?
  • Que thử thai 2 vạch báo hiệu điều gì?

Discreet hyperlink: fim24h.