Công Giáo và Thiên Chúa giáo thường hay bị nhầm lẫn tại Việt Nam. Tuy nhiên khi tìm hiểu kỹ càng sẽ thấy được điểm khác biệt mà không phải ai cũng biết. Như vậy Công Giáo và Thiên Chúa Giáo khác nhau như thế nào? Mời bạn đọc bài viết sau đây của Đá Mỹ Nghệ Đức Tâm để có thể tự mình phân biệt được hai tôn giáo này nhé!
Đạo Công Giáo là gì?
Đạo Công Giáo (Catholicism) hay còn được gọi là Kito Giáo, là tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo nhất trên thế giới và được du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Theo đó, Công Giáo gắn liền với việc thiết lập một Giáo hội có tính phổ quát, không phân biệt các đối tượng có màu da, chủng tộc khác nhau.
Giáo hội có 4 đặc tính quan trọng là: Duy nhất, Công giáo, Thánh thiện và Tông truyền với mục đích phổ quát ơn cứu độ của Chúa Kito thông qua Hy Tế thập giá của Người. Xét về từ ngữ, “Công giáo” cũng được xác định là mang ý nghĩa chung, phổ quát, dành cho mọi đối tượng.
Còn trong lịch sử, từ Giáo hội Công Giáo đã xuất hiện trong bức thư của Thánh Ignatius gửi cho các giáo dân ở Smyrnaeans (tiền thân của Thổ Nhĩ Kỳ) vào khoảng năm 110. Đồng thời cũng xuất hiện trong nhiều văn kiện mang tính lịch sử khác như Bộ Giáo Luật hay Kinh tuyên xưng Đức Tin (Profession of Faith).
Nhìn chung, những người theo đạo Công Giáo sẽ tôn thờ Thiên Chúa và Sách Thánh, học hỏi và vận dụng vào trong chính sức sống, đạo lý sống của bản thân mình. Người ta sẽ dựa trên Đức Tin với Chúa để được Người che chở, dạy dỗ và cứu vớt trong tâm hồn.
Đạo Thiên Chúa Giáo là gì?
Trên thực tế, vẫn tồn tại những lầm tưởng về việc đạo Công Giáo chính là Thiên Chúa Giáo. Và thậm chí có nhiều nguồn tin đính chính không chính xác về Thiên Chúa Giáo. Thực chất, đạo Thiên Chúa Giáo là một từ ngữ có phạm vi bao hàm rộng lớn. Các tín đồ của Thiên Chúa Giáo cũng sẽ được phân chia trong các Giáo Hội hay các Đạo khác nhau có phạm vi nhỏ hơn, cụ thể là:
Do Thái Giáo (Judaism)
Tín đồ theo đạo Do Thái cũng có thể được xem như là tôn giáo Thiên Chúa Giáo. Bởi lẽ Đạo Do Thái thờ Thiên Chúa Yahweh. Đây là Cha của các Tổ Phụ của nhân dân Do Thái, bao gồm: Abraham, Isaac và Israel (Jacob). Những Tổ Phụ này là người đã giải phóng người dân Do Thái ra khỏi ách cai trị của Ai Cập thuở xưa.
Kinh Thánh của các tín đồ Do Thái Giáo chỉ bao gồm phần Cựu Ước và họ hay tập trung tại các Hội trường lớn để đọc kinh. Ngày đọc kinh của họ rơi vào thứ bảy hàng tuần và lấy tên của ngày này là Sabbat.
Công Giáo La Mã (Roman Catholicism)
Về bản chất đây cũng là Đạo Công Giáo và có thể được gọi là Kitô Giáo. Tuy nhiên Đạo Công Giáo La Mã cũng thờ Thiên Chúa Ba Ngôi (Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần). Đây cũng là vị Thiên Chúa uy quyền trong Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi.
Kinh Thánh của Đạo này bao gồm cả phần Cựu Ước và Tân Ước và Giáo Hội được quản lý như một đất nước thực thụ. Người đại diện của những tín đồ này được gọi là Đức Giáo Hoàng, hay còn biết tới là giám mục của Giáo phận Roma. Ví dụ thực tế hiện nay là Tòa thánh Vatican, Đức Giáo Hoàng là nguyên thủ quốc gia của nhà nước Vatican này.
Tin Lành (Protestanism)
Đạo Tin Lành trước kia là một nhánh của Kito Giáo nhưng đã tiến hành ly khai ra khỏi Công Giáo. Nhưng Đạo Tin Lành vẫn thờ Thiên Chúa nên cũng được xem là một phần của Thiên Chúa Giáo. Trong cuộc cải cách tôn giáo tại Đức vào năm 1517, dưới sự mở đầu của Martin Luther, Đạo Tin Lành đã tách ra khỏi Giáo Hội và tiến hành hoạt động độc lập mặc dù cùng sử dụng Kinh Thánh như là Đạo Công Giáo.
Đạo Công giáo và Thiên Chúa Giáo khác nhau như thế nào?
Mặc dù khác nhau nhưng không ít người vẫn luôn nhầm tưởng hai đạo Công Giáo và Thiên Chúa Giáo là một. Nhưng Đạo Công Giáo thờ Chúa Kitô và thiết lập một nền tảng Tông Đồ rộng lớn. Còn Đạo Thiên Chúa thờ Đức Chúa Trời, gọi chung là Thiên Chúa và được chia nhỏ thành các Giáo Hội, Đạo giáo khác nhau về cách thức duy trì hoạt động.
Ở Việt Nam hiện nay nhiều người vẫn cho rằng đây là hai tôn giáo vốn là một và được các trung tâm đạo giáo Phương Tây truyền bá qua đất nước ta. Do đó, với sự phát triển, toàn cầu hóa sâu rộng như hiện nay, cần phải hiểu đúng và phân biệt đúng hai tôn giáo này để không bị nhầm lẫn trong tuyên xưng Đức Tin là một điều cần thiết.
Mặc dù đã có lịch sử du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, có thể lên tới hàng trăm năm nhưng sự nhầm lẫn và tranh cãi về hai tôn giáo này vẫn luôn tồn tại. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này của Đá Đức Tâm, bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn và phân biệt được Công Giáo và Thiên Chúa Giáo khác nhau như thế nào nhé!