Do giá thành rẻ, hương vị thơm ngon và dễ chế biến, khoai tây đã trở thành một nguyên liệu không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, thực phẩm này thường dễ mọc mầm khi được dự trữ ở nơi ẩm ướt, điều này gây lãng phí. Vì vậy, nhiều người thắc mắc liệu khoai tây mọc mầm có ăn được không, có gây độc không và có an toàn để tiêu thụ hay không. Bạn sẽ tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này.
Khoai tây mọc mầm có ăn được không?
Theo nhiều nghiên cứu, khoai tây mọc mầm không an toàn để tiêu thụ. Trên thực tế, mỗi củ khoai tây chứa một lượng nhỏ chất glycoalkaloid, có tác dụng làm hạ đường huyết, tăng cường sức đề kháng và cholesterol trong cơ thể con người.
Tuy nhiên, khi mầm khoai tây nhú lên, hàm lượng chất này sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Lúc này, khoai tây trở thành chất độc gây hại cho cơ thể con người. Vì vậy, khi thấy khoai tây mọc mầm, bạn nên vứt bỏ ngay.
Khoai tây mọc mầm có tác hại như thế nào?
Khoai tây mọc mầm mang lại nhiều tác hại cho cơ thể con người. Dưới đây là một số triệu chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi tiêu thụ khoai tây mọc mầm:
Ngộ độc thực phẩm
Nếu tiêu thụ một lượng ít, chất solanine và chaconine có trong mầm khoai tây chỉ gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,… Đây chỉ là những biểu hiện nhẹ nhất, cho thấy người dùng đã bị ngộ độc khoai tây mọc mầm.
Rối loạn hệ thần kinh trung ương
Với những người yếu đuối như người già, trẻ em và người bị bệnh, tiêu thụ khoai tây mọc mầm có thể gây rối loạn hệ thần kinh trung ương. Điều này có thể nhận biết qua các dấu hiệu như: đau đầu, mê sảng, lú lẫn, sốt theo cơn, hạ nhiệt cơ thể,… Các triệu chứng này thường kéo dài từ 1 – 3 ngày.
Ảnh hưởng đến tính mạng con người
Nếu tiêu thụ một lượng lớn, người tiêu dùng cần được cấp cứu ngay lập tức để bảo toàn tính mạng. Theo nghiên cứu mới nhất tại một trường đại học ở Mỹ, nếu chất độc ngấm sâu vào hệ thần kinh trung ương, chức năng hô hấp của phổi dừng hoạt động ngay lập tức, cơ tim bị tổn thương dẫn đến ngừng đập.
Một người bình thường, nặng 45kg có thể tử vong nếu ăn khoảng 450g khoai tây mọc mầm.
Dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Các bà bầu cần đặc biệt chú ý khi sử dụng khoai tây. Nếu tiêu thụ khoai tây mọc mầm, chất độc sẽ nhanh chóng hấp thụ vào mạch máu, từ mẹ sang con. Điều này gây tụt huyết áp, sốt cao cho bà bầu và có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Cách nhận biết khoai tây mọc mầm/nhiễm độc
Không chỉ khoai tây mọc mầm gây độc, bạn cũng nên vứt bỏ ngay khi thấy khoai tây bị dập nát hoặc xuất hiện những đốm xanh, đen trên vỏ. Điều này cho thấy thịt khoai chứa nhiều chất glycoalkaloid, tức là khoai đã bị đắng. Mặc dù bạn cắt bỏ mầm, mắt hoặc chế biến với nhiệt độ cao, lượng chất độc trong khoai không giảm đi.
Khoai tây mọc mầm xử lý như thế nào?
Nếu khoai tây mọc mầm nhiều, bạn có thể cắt bỏ phần mầm của củ. Sau đó, tận dụng khoai tây để hỗ trợ trong các công việc như:
- Dùng để chà bát, đĩa giúp loại bỏ dầu mỡ khó rửa sạch.
- Đặt cạnh bánh mì trong tủ lạnh để giữ kết cấu mềm, dẻo và vị thơm ngon.
- Loại bỏ các vết cặn bám cứng đầu trong các bình giữ nhiệt, ấm nước, bình trà,…
- Chườm vào chỗ bầm tím.
- Bón cây để giúp cây xanh tốt.
Những lưu ý khi bảo quản và chế biến khoai tây
Để hạn chế tình trạng khoai tây mọc mầm, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Bảo quản khoai tây ở nơi khô ráo, thoáng mát, đảm bảo nhiệt độ từ 12 – 14 độ C.
- Khoai tây có chỉ số đường huyết cao và tăng lượng insulin trong máu. Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ khoai tây.
- Bà bầu cần tránh tiêu thụ quá nhiều khoai tây vì dễ gây đầy bụng và khó tiêu.
- Không nấu chung khoai tây và cà chua, đặc biệt là cà chua xanh. Kết hợp hai loại thực phẩm này có thể gây đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa.
- Nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi tiêu thụ khoai tây như dị ứng da, ngứa ngáy, nổi mẩn, tiêu chảy, khó tiêu, đau đầu,… thì bạn có thể bị dị ứng với khoai tây.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về những hệ quả khôn lường từ việc ăn khoai tây mọc mầm và những lưu ý khi sử dụng khoai tây.