Hình ảnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ theo từng vị trí, giai đoạn!

hình ảnh trẻ bị chân tay miệng

Hàng năm, số ca bệnh nhi mắc bệnh chân tay miệng ngày càng tăng cao và trở nên vô cùng phổ biến ở thời điểm hiện tại. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh hình ảnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ cùng các thông tin hữu ích về cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh, cha mẹ đừng bỏ lỡ!

Chân tay miệng là bệnh gì?

Chân tay miệng là bệnh nhiễm trùng xảy ra phổ biến ở trẻ em. Bệnh đặc trưng bởi các nốt mụn nước, vết loét, phát ban xuất hiện quanh miệng, trong niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối,…

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng dễ lây nhiễm bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus coxsackievirus a16 và enterovirus 71. Đây là bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết từ nốt mụn nước, giọt bắn sau khi ho, hắt hơi,… Do vậy, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên thường gặp nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh có xu hướng bùng phát mạnh mẽ vào khoảng tháng 9 – 12 và tháng 3 – 5 hàng năm do thời tiết thay đổi bất thường tạo điều kiện cho virus phát triển.

Khi mắc bệnh, trẻ nhỏ thường xuất hiện một số biểu hiện dưới đây:

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Đau họng.
  • Khó chịu.
  • Ăn không ngon miệng.
  • Mệt mỏi.
  • Đốm đỏ, phồng rộp, mụn nước xuất hiện trong miệng của trẻ, trên lưỡi, nướu, vòm họng,…
  • Phát ban, nổi mụn nước trên da, nhất là khu vực lòng bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, mông, quanh miệng,…

Hình ảnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ theo từng vị trí

Để hiểu rõ hơn về các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ, cha mẹ có thể tham khảo một số hình ảnh chân tay miệng theo từng vị trí thường gặp hiện nay.

Vị trí tay

Hình ảnh nốt ban đỏ xuất hiện ở lòng bàn tay trẻ
Caption: Hình ảnh nốt ban đỏ xuất hiện ở lòng bàn tay trẻ

Hình ảnh các nốt mụn nước màu đỏ xuất hiện ở mu bàn tay của trẻ bệnh tay chân miệng
Caption: Hình ảnh các nốt mụn nước màu đỏ xuất hiện ở mu bàn tay của trẻ bệnh tay chân miệng

Một số trẻ cũng xuất hiện nốt mụn nước ở ngón tay và các kẽ ngón tay
Caption: Một số trẻ cũng xuất hiện nốt mụn nước ở ngón tay và các kẽ ngón tay

Vị trí chân

Ban đỏ xuất hiện ở lòng bàn chân trẻ bị tay chân miệng
Caption: Ban đỏ xuất hiện ở lòng bàn chân trẻ bị tay chân miệng

Ngón chân của trẻ bị chân tay miệng có thể xuất hiện nốt phồng rộp
Caption: Ngón chân của trẻ bị chân tay miệng có thể xuất hiện nốt phồng rộp

xem thêm  Mách bạn bí quyết làm trắng da đơn giản tại nhà với cây cỏ sữa

Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở cẳng chân trẻ
Caption: Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở cẳng chân trẻ

Vị trí miệng

Mụn nước xuất hiện ở quanh miệng và cằm
Caption: Mụn nước xuất hiện ở quanh miệng và cằm

Hình ảnh chân tay miệng ở miệng, môi, mũi của trẻ
Caption: Hình ảnh chân tay miệng ở miệng, môi, mũi của trẻ

Vết loét miệng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng
Caption: Vết loét miệng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng

Các đốm đỏ xuất hiện ở niêm mạc má trong
Caption: Các đốm đỏ xuất hiện ở niêm mạc má trong

Ban đỏ xuất hiện ở vòm miệng khiến trẻ cảm thấy đau rát, khó chịu
Caption: Ban đỏ xuất hiện ở vòm miệng khiến trẻ cảm thấy đau rát, khó chịu

Các vị trí khác

Ngoài các vị trí thường gặp kể trên, bệnh tay chân miệng còn biểu hiện ở một số vị trí khác như đầu gối, vùng da đầu, mông, đùi,…

Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở đầu gối
Caption: Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở đầu gối

Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở mông
Caption: Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở mông

Vùng da dầu của trẻ bị tay chân miệng
Caption: Vùng da dầu của trẻ bị tay chân miệng

Hình ảnh chân tay miệng theo từng giai đoạn

Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ tiến triển theo 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn bệnh có biểu hiện khác nhau, theo dõi các triệu chứng từng giai đoạn sẽ giúp cha mẹ kịp thời nhận biết sớm bệnh và có biện pháp chăm sóc điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm.

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần, tính từ lúc cơ thể bệnh nhân bắt đầu tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đến lúc bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Ở giai đoạn này, hầu hết trẻ không có biểu hiện các dấu hiệu rõ rệt nên thường khó phát hiện bệnh.

Giai đoạn ủ bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng

Giai đoạn khởi phát

Sang đến giai đoạn khởi phát, trẻ đã có thể xuất hiện một số triệu chứng như sốt nhẹ đến sốt cao, đau rát họng, đau miệng, nước bọt tiết nhiều hơn, chán ăn, ăn kém, tiêu chảy,… Giai đoạn này thường diễn ra trong khoảng từ 1 – 2 ngày tùy theo sức đề kháng của trẻ. Tuy nhiên, các dấu hiệu này chưa phải là dấu hiệu điển hình cho bệnh tay chân miệng nên nhiều bậc cha mẹ thường hay nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp khác.

Giai đoạn khởi phát, trẻ có biểu hiện sốt

Giai đoạn toàn phát

Ở giai đoạn toàn phát, trẻ đã bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu điển hình như nổi đốm đỏ, mụn nước ở miệng, có thể xuất hiện các vết loét trong miệng, sốt cao (từ 38 – 39 độ C). Ngoài ra, giai đoạn này trẻ đã có biểu hiện phát ban. Các nốt đỏ tập trung khu vực lòng bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, đôi khi xuất hiện ở mông,…

Giai đoạn toàn phát, trẻ xuất hiện các nốt ban đỏ đặc trưng ở tay, chân, miệng

Giai đoạn toàn phát thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày. Ở cuối giai đoạn này, các nốt ban đỏ dần xẹp lại và để lại vết thâm trên da bé.

Giai đoạn lui bệnh

Giai đoạn lui bệnh là giai đoạn trẻ hồi phục sức khỏe trở lại, thường ít gặp biến chứng. Tuy nhiên, giai đoạn này chỉ xảy ra nếu trẻ được chăm sóc và điều trị hợp lý.

xem thêm  Đạp xe và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới

Mặc dù đã lui bệnh, nhưng trẻ vẫn có nguy cơ cao mắc bệnh trở lại và tái đi tái lại nhiều lần do virus gây bệnh lần sau khác với chủng virus gây bệnh trước đó.

Hướng dẫn chăm sóc khi trẻ bị chân tay miệng

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu tay chân miệng, cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Đối với trường hợp chân tay miệng thể nhẹ, tức là chỉ có loét miệng, tổn thương da và có đi kèm hoặc không sốt, trẻ có thể được theo dõi và chăm sóc tại nhà. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc trẻ khi bị tay chân miệng cha mẹ có thể tham khảo.

Cách ly trẻ

Cha mẹ nên cho trẻ nghỉ học ở nhà, đồng thời tránh cho chúng chơi cùng những đứa trẻ khác trong khoảng 10 – 14 ngày kể từ khi phát hiện bệnh. Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ nên đeo khẩu trang y tế cho bản thân và cho trẻ bệnh. Sau khi tiếp xúc với trẻ nên rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn để tránh virus lây lan sang mọi người xung quanh.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên báo cho cơ sở y tế địa phương, nhà trẻ hoặc trường học để có phương án vệ sinh các khu vực, dụng cụ,… mà trẻ đã tiếp xúc, cũng như theo dõi sức khỏe của các bé đã tiếp xúc với trẻ mắc bệnh.

Kiểm soát triệu chứng sốt

Giúp trẻ hạ nhiệt bằng cách chườm ấm

Triệu chứng sốt xuất hiện khá phổ biến ở trẻ bệnh tay chân miệng. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt không kê đơn Paracetamol (liều 10 – 15 mg/kg, mỗi 4 – 6 giờ/lần, một ngày không dùng quá 4 lần). Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp chườm ấm cho trẻ, nhất là các vùng như cổ, nách, bẹn,…

Trẻ sốt cao thường đi kèm nguy cơ mất nước. Do vậy, cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước, có thể cho trẻ uống dung dịch Oresol (theo nhu cầu) để bổ sung nước và điện giải. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý pha loãng dung dịch theo đúng chỉ dẫn ghi trên bao bì ngoài của gói để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Vệ sinh cho trẻ đúng cách

Vệ sinh cho trẻ đúng cách là điều hết sức quan trọng nhằm làm giảm triệu chứng bệnh, đồng thời ngăn ngừa bội nhiễm và giảm nguy cơ lây lan bệnh. Cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Cho trẻ súc miệng nước muối sinh lý (dung dịch NaCl 0,9%), thực hiện ngày 3-4 lần vào các thời điểm như sau khi ăn, trước khi đi ngủ, sau khi thức dậy,…

  • Nếu trẻ chưa thể tự súc miệng thì cha mẹ có thể dùng một miếng gạc sạch thấm nước muối rồi vệ sinh răng miệng cho trẻ. Lưu ý không chà sát mạnh vì có thể khiến các vết loét bị vỡ và làm tổn thương trở nên trầm trọng hơn.

  • Tắm cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng sát khuẩn hoặc dùng nước sạch, kết hợp bôi Betadin 3% ngoài da vào vùng da tổn thương để phòng ngừa nhiễm trùng.

  • Quần áo, tã lót,… của trẻ nên được ngâm bằng dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2%.

  • Các vật dụng cá nhân của trẻ như bát, đũa, bình sữa,… sau khi trẻ sử dụng cần luộc nước sôi và để riêng, tránh để chung với vật dụng của mọi người trong gia đình.

xem thêm  Cường giáp: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bệnh tay chân miệng đúng cách

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bệnh tay chân miệng là biện pháp hiệu quả giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh. Chế độ dinh dưỡng của trẻ cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Đảm bảo bữa ăn của trẻ có đầy đủ và cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng, không cần quá kiêng khem để bù lại các chất dinh dưỡng mất đi.

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản,… cung cấp sắt và kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.

  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi,… để cung cấp các vitamin khoáng chất thiết yếu, hỗ trợ phục hồi và làm lành các tổn thương, đồng thời nâng cao sức đề kháng của trẻ.

  • Ưu tiên chế biến những món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.

  • Hạn chế cho trẻ ăn những đồ ăn cứng, gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu,…

Theo dõi diễn biến bệnh của trẻ

Bệnh tay chân miệng có thể gây nhiều biến chứng phức tạp nếu không phát hiện sớm và xử lý đúng cách. Do vậy, ngoài việc thực hiện các biện pháp chăm sóc điều trị tại nhà, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của trẻ.

Khi trẻ có một số biểu hiện bất thường dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức:

  • Sốt cao và kéo dài trên 48 giờ, mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt nhưng không hạ sốt
  • Trẻ quấy khóc nhiều, dễ giật mình
  • Trạng thái li bì, mệt mỏi, run tay chân, đi loạng choạng
  • Khó thở, thở khò khè, thở nhanh,…

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến các bậc cha mẹ những hình ảnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ theo từng vị trí cũng như từng giai đoạn. Qua đây, mong rằng các bậc phụ huynh đã có cái nhìn trực quan nhất về dấu hiệu bệnh chân tay miệng cũng như các biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Tài liệu tham khảo: