Phát Ban Sốt Xuất Huyết: Bạn Cần Biết Những Điều Này!

hết sốt nổi mẩn đỏ ở người lớn

Phát ban sốt xuất huyết là một triệu chứng của trường hợp mắc sốt xuất huyết thường xảy ra ở ngày thứ 7, dấu hiệu cho thấy sắp khỏi bệnh. Tuy không phải là một căn bệnh xa lạ nhưng được WHO xếp vào một trong mười mối đe dọa hàng đầu với sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để muỗi phát triển và truyền bệnh qua vết đốt. Do đó, việc phát hiện sớm các triệu chứng và tiếp cận với chăm sóc y tế thích hợp sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong xuống dưới 1%.

Sốt xuất huyết có phát ban không?

CÓ. Sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi virus Dengue và muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) là động vật trung gian truyền bệnh. Chúng hút máu người từ người bệnh, tự ủ bệnh 8 – 11 ngày sau đó truyền qua người khỏe mạnh bằng cách đốt (chích). Virus Dengue có 4 tuýp huyết thanh khác nhau gồm virus DEN – 1, DEN – 2, DEN – 3, DEN – 4. Do đó, một người có khả năng mắc bệnh tối đa 4 lần trong đời. Sau mỗi lần nhiễm bệnh và khỏi, người bệnh sẽ tự tạo miễn dịch chống lại tuýp huyết thanh đó nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm tiếp tục đối với các tuýp huyết thanh còn lại.

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng một nửa dân số trên thế giới có nguy cơ mắc sốt xuất huyết với ước tính khoảng 100-400 triệu ca nhiễm xảy ra mỗi năm. Sốt xuất huyết phổ biến ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, nhất là các khu vực đô thị và bán đô thị.

Ở Việt Nam, đây là bệnh lý phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ em với nhiều ca tử vong trong vòng 5 năm trở lại đây, diễn ra hầu như quanh năm, mùa mưa rất dễ bùng phát bệnh. Kể từ năm 2020, trên toàn quốc ghi nhận hơn 52.000 ca bị sốt xuất huyết, trong đó tử vong gồm 29 ca. Không dừng lại ở đó, đợt bùng phát vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt và đang có xu hướng gia tăng vào tháng 6 đến tháng 8/2022.

Bệnh có diễn biến khá thất thường và các dấu hiệu bệnh dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác. Sốt xuất huyết làm cơ thể phát ban, đây là triệu chứng thường gặp ở phần lớn các ca mắc sốt xuất huyết, tuy nhiên vẫn có trường hợp không phát ban khiến nhiều người bệnh chủ quan nghĩ là cảm cúm siêu vi thông thường.

Hầu hết các trường hợp mắc sốt xuất huyết cũng có thêm các triệu chứng điển hình như: sốt cao đột ngột lên 39 – 40 độ C, đau nhức cơ khớp, buồn nôn và ói mửa, chân tay lạnh,.. thậm chí có thể dẫn đến hội chứng sốc dengue, tụt huyết áp, xuất huyết nội tạng gây mất máu và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng cho bệnh sốt xuất huyết.

mũi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết nổi ban đỏ có nguy hiểm không?

CÓ. Sốt xuất huyết nổi ban đỏ nguy hiểm vì sau giai đoạn sốt cao thì đây là GIAI ĐOẠN NGUY HIỂM nhất của bệnh. Thời gian này người bệnh sẽ rất chủ quan do tình trạng sốt đã giảm đáng kể nhưng thực tế lại chính là giai đoạn cần theo dõi chặt chẽ nhất. Ở giai đoạn này, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu đi rất nhiều, các triệu chứng phát ban đỏ dày đặc hơn, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, thậm chí tiểu ra máu, rong kinh,..Lúc này nếu không được điều trị kịp thời để khắc phục tình trạng, người bệnh có thể tử vong do suy hô hấp hoặc suy tuần hoàn do xuất huyết nội.

xem thêm  Bị nám tàn nhang lâu năm có chữa được không?

Hiện chưa có bất kỳ loại thuốc điều trị đặc hiệu hay vắc xin dự phòng bệnh sốt xuất huyết tại nước ta, các phương pháp hiện có đều dùng với mục đích điều trị các triệu chứng do sốt xuất huyết gây ra, giúp giảm thiểu nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vậy nên, việc phát hiện sớm và tiếp cận với chăm sóc y tế thích hợp sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong xuống dưới 1%. Giai đoạn chuyển sang sốt xuất huyết nặng được đánh dấu bằng khó thở, xuất huyết niêm mạc, đau bụng dữ dội và nôn mửa kéo dài.

sốt xuất huyết phát ban

Nhận biết phát ban sốt xuất huyết

Tỷ lệ người mắc sốt xuất huyết đã gia tăng đáng kể trên toàn thế giới trong những thập kỷ gần đây, với các trường hợp được báo cáo cho WHO đã tăng từ 505.430 trường hợp vào năm 2000 lên 5,2 triệu vào năm 2019. Phần lớn các trường hợp không có triệu chứng hoặc nhẹ và tự kiểm soát, nhiều trường hợp còn bị chẩn đoán nhầm thành sốt phát ban hoặc cảm cúm siêu vi thông thường, do đó tỷ lệ mắc bệnh thực tế cao hơn con số được báo cáo.

Để nhận biết phát ban sốt xuất huyết chính xác, theo các bác sĩ chuyên khoa cách tốt nhất là nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để thăm khám, làm các xét nghiệm sốt xuất huyết giúp tìm virus dengue trong máu như: xét nghiệm NS1, kháng thể IgM và kháng thể IgG. Bên cạnh đó, một số các xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm chức năng gan, thận, điện giải sẽ giúp bác sĩ có căn cứ chuyên sâu chẩn đoán đúng bệnh, điều trị chính xác nhất và tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Sốt xuất huyết mấy ngày thì phát ban?

1. Thời gian ủ bệnh

Sau thời gian bị muỗi Aedes aegypti đốt, cơ thể người nhiễm bệnh sẽ có từ 3 – 14 ngày để ủ bệnh. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh không cố định mà còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như hệ miễn dịch của từng người. Khoảng thời gian này, các triệu chứng của sốt xuất huyết chưa rõ ràng để nhận biết.

2. Thời gian phát bệnh

Khi bệnh ủ “đủ chín”, người mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ bắt đầu phát ban ra ngoài trong vòng 7 – 10 ngày. Thời gian này các nốt phát ban sốt xuất huyết (hay còn gọi là sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ) sẽ xuất hiện trên da liên tục và ngày càng dày đặc hơn. Trong những ngày này, người bệnh thường trải qua ba giai đoạn:

Giai đoạn sốt

Giai đoạn sốt (thường là sốt cao 39 – 40 độ C): kéo dài từ 3 – 7 ngày. Người bệnh bên cạnh triệu chứng nhiệt độ cơ thể cao khiến cơ thể mệt mỏi do mất nước còn bị đau nhức cơ khớp, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn và ói mửa, có một số trường hợp đau vùng thượng vị kèm tiêu chảy. Cơ thể lúc này cũng bắt đầu nổi ban sốt xuất huyết, một vài trường hợp còn bị xuất huyết gây chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng…

Giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn nguy hiểm: rơi vào ngày thứ 4 kéo dài cho đến ngày thứ 7. Biểu hiện sốt đã giảm dần nhưng nổi ban sốt xuất huyết lại dày hơn, ngứa, khó chịu kèm theo việc cơ thể mệt mỏi li bì, không muốn ăn uống. Trong vòng 24 giờ, huyết tương bị rò rỉ và bệnh nhân bị giảm huyết áp. Những trường hợp nặng hơn chân răng có nguy cơ chảy máu hoặc bị chảy máu cam, thậm chí tiểu ra máu, rong kinh ở phụ nữ. Lúc này nếu không được điều trị kịp thời để khắc phục tình trạng, bệnh nhân có nguy cơ tử vong do suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp do xuất huyết nội.

xem thêm  Ốc sên - Thực phẩm bổ dưỡng và tiềm năng chất lượng

Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn hồi phục: nếu vượt qua được giai đoạn nguy hiểm nhất thì người bệnh sẽ hồi phục dần trong 2 – 3 ngày sau đó. Lúc này các nốt nổi ban sốt xuất huyết sẽ không xuất hiện thêm và các nốt cũ mờ dần, triệu chứng khó chịu kèm ngứa theo đó cũng giảm, cơ thể bớt mệt mỏi và ăn uống ngon miệng trở lại, huyết áp ổn định, đi ngoài nhiều hơn là những dấu hiệu khả quan cho thấy cơ thể sắp khỏi bệnh.

Sốt xuất huyết phát ban có ngứa không?

CÓ. Sốt xuất huyết phát ban có gây ngứa ngáy và khó chịu. Ngoài những triệu chứng đặc trưng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi thì ngứa ngáy cũng là một biểu hiện thường gặp của sốt xuất huyết. Có trường hợp người bệnh thức trắng cả ngày lẫn đêm vì tình trạng ngứa ngáy khắp cơ thể.

Nguyên nhân nổi ban sốt xuất huyết gây ngứa khi mắc bệnh là do dịch ngoại bào đang được tái hấp thu vào máu và mô da đang dần hồi phục lại các vết thương do phát ban gây ra. Điều này chứng tỏ người bệnh đang trong giai đoạn tiến triển tốt nên mới trở nên ngứa ngáy.

Mặt khác, sốt xuất huyết gây ra tình trạng ngứa ngáy còn có thể đến từ viêm gan cấp – hệ quả do virus Dengue, suy gan cấp do vấn đề sử dụng paracetamol để hạ sốt quá liều kéo theo đó là biểu hiện vàng da, ngứa da và rối loạn đông máu.

Bất kể nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng sốt xuất huyết phát ban ngứa thì người bệnh nên theo dõi các biểu hiện chặt chẽ, thực hiện các xét nghiệm được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa như xét nghiệm máu, đánh giá men gan, lượng tiểu cầu để đảm bảo bệnh luôn trong tầm kiểm soát.

Để làm giảm triệu chứng ngứa khi phát ban sốt xuất huyết bạn nên lưu ý: ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt uống nhiều nước và bổ sung nhiều vitamin C, tránh các thực phẩm khiến dị ứng nặng hơn như hải sản, thịt bò hoặc các thực phẩm trước đây người bệnh đã từng bị dị ứng. Bôi gel lô hội lên vùng da bị ngứa kết hợp mặc quần áo được làm từ chất liệu mềm mại, thoáng mát. Hạn chế tối đa việc đụng/ chạm, gãi vào vết phát ban vì nếu không may có thể bị nhiễm trùng,…

phát ban sốt xuất huyết có ngứa không

Sốt xuất huyết phát ban ở đâu?

Sau giai đoạn ủ bệnh, người mắc sốt xuất huyết bắt đầu phát bệnh ra ngoài trong vòng 7 – 10 ngày. Thời gian này các nốt phát ban sốt xuất huyết (hay còn gọi là sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ) sẽ xuất hiện trên da liên tục và ngày càng dày đặc hơn. Một số điểm trên cơ thể người bệnh có thể phát ban đó là:

  • Ở vùng da mặt và cổ ban đầu có thể bị đỏ lên như hiện tượng bị cháy nắng, khi sờ vào da sẽ thấy nhám và không được mềm mịn. Sau đó chúng dần lan ra khắp cơ thể và tay chân.
  • Ở vùng da nếp gấp xung quanh khu vực bẹn, nách, khuỷu tay, đầu gối, và cổ thường sẽ đỏ đậm hơn các vùng da còn lại.
  • Thời điểm này, khuôn mặt của người bệnh có thể bị đỏ lên bất thường, quanh miệng nhợt nhạt.

Sốt xuất huyết phát ban ngứa bao lâu thì khỏi?

Sốt xuất huyết phát ban ngứa bao lâu thì khỏi tùy thuộc vào thời điểm cơ thể người bệnh không xuất hiện thêm vết ban đỏ nào nữa. Thông thường khoảng từ 2 đến 3 ngày, một số trường hợp có thể lâu hơn, 1 tuần, hay thậm chí có khi lên đến vài tuần phụ thuộc vào cơ địa và hệ miễn dịch của từng người.

Về tổng thể, khi khỏi bệnh tình trạng sức khỏe sẽ phục hồi gần như hoàn toàn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học như thế nào để cơ thể được hồi phục tốt nhất có thể.

xem thêm  7 Cách làm đẹp với bã cà phê bạn không nên bỏ qua

Sốt xuất huyết phát ban kiêng gì để hết ngứa và mau khỏi?

Với thắc mắc “Sốt xuất huyết phát ban kiêng gì để hết ngứa và mau khỏi”, các bác sĩ chuyên khoa giải đáp như sau:

Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh không tránh khỏi các biểu hiện như: chán ăn, có vị đắng trong miệng,…bởi lúc này virus Dengue đã làm giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, hơn 70% người bệnh có thể tự theo dõi và chăm sóc ở nhà bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt lành mạnh và uống đủ nước để mau hết ngứa, làm giảm các biến chứng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe cũng như tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Sau đây là một vài loại thực phẩm mà các bác sĩ chuyên khoa khuyên sử dụng cho người mắc bệnh sốt xuất huyết: cháo súp, rau xanh, trái cây tươi (đặc biệt là trái cây chứa nhiều vitamin C), nước dừa, nước chanh, thực phẩm giàu protein,..

Song song đó, người bệnh sốt xuất huyết cũng nên kiêng một số thực phẩm không có lợi cho việc hồi phục. Tuy nhiên, không nên quá kiêng khem, cần cân đối chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bạn nên kiêng ăn các loại thực phẩm sau đây: đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống có ga, nước ngọt, đồ uống có chứa caffeine, thực phẩm có màu đen, đỏ hoặc sẫm màu như thịt heo, bò, gà các loại rau củ quả có màu đỏ như dền,…

Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm và phát ban sốt xuất huyết càng nguy hiểm hơn nếu không được kịp thời phát hiện. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng ngừa, do đó mỗi cá nhân cần chủ động và có ý thức trong việc phòng ngừa dịch sốt xuất huyết cho bản thân & cả cộng đồng. Nếu thấy cơ thể hoặc người thân có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Không nên chủ quan khi bị phát ban sốt xuất huyết, người dân còn cần phòng ngừa các căn bệnh hô hấp thường gặp khi thời tiết giao mùa xuân – hè như: cúm, viêm phổi, viêm mũi họng, phế cầu, ho gà,… Đây là những căn bệnh đã có vắc xin phòng ngừa hiệu quả cho trẻ em và người lớn. Do đó, mỗi cá nhân cần có ý thức trong việc chủ động phòng ngừa, không để nguy cơ bệnh chồng bệnh nhất là trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 đang có dấu hiệu tăng trở lại.

Q: Sốt xuất huyết có phát ban không?
A: CÓ. Sốt xuất huyết làm cơ thể phát ban, đây là triệu chứng thường gặp ở phần lớn các ca mắc sốt xuất huyết.

Q: Sốt xuất huyết phát ban ngứa bao lâu thì khỏi?
A: Sốt xuất huyết phát ban ngứa tùy thuộc vào thời điểm cơ thể người bệnh không xuất hiện thêm vết ban đỏ nào nữa. Thông thường khoảng từ 2 đến 3 ngày, một số trường hợp có thể lâu hơn, 1 tuần, hay thậm chí có khi lên đến vài tuần phụ thuộc vào cơ địa và hệ miễn dịch của từng người.

Q: Sốt xuất huyết phát ban có ngứa không?
A: CÓ. Sốt xuất huyết phát ban có gây ngứa ngáy và khó chịu cho người bệnh.

Q: Sốt xuất huyết phát ban ở đâu?
A: Sốt xuất huyết phát ban ở nhiều điểm trên cơ thể người bệnh, bao gồm vùng da mặt và cổ ban đầu, vùng da nếp gấp xung quanh khu vực bẹn, nách, khuỷu tay, đầu gối và cổ.