Người lớn hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? Lưu ý khi sử dụng thuốc hắt hơi sổ mũi

hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì

Hắt hơi sổ mũi là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp chống lại những tác nhân gây hại. Mặc dù không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống. Vì thế, rất nhiều người thắc mắc người lớn hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? Hay ho sổ mũi uống thuốc gì? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi ở người lớn

Trước khi trả lời câu hỏi người lớn hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì, chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi ở người lớn. Hắt hơi sổ mũi không phải là bệnh, mà chỉ là một triệu chứng. Hắt hơi sổ mũi là phản xạ tự nhiên có lợi giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân có hại từ bên ngoài, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh. Mặc dù có lợi nhưng nếu hắt hơi sổ mũi diễn ra quá nhiều sẽ gây khó chịu.

Nguyên nhân hàng đầu gây hắt hơi sổ mũi ở người lớn là bệnh cảm cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Triệu chứng hắt hơi sổ mũi thường đi kèm với đau họng, sốt, đau đầu, ho, nghẹt mũi và khàn tiếng. Hắt hơi sổ mũi cũng có thể là dấu hiệu viêm mũi dị ứng.

xem thêm  Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu và lần 2 có khác nhau?

Ngoài ra, có một số yếu tố thuận lợi gây hắt hơi sổ mũi ở người lớn mà chúng ta cần lưu ý:

  • Thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ môi trường quá thấp.
  • Môi trường ô nhiễm và tiếp xúc với hóa chất, chất thải.
  • Niêm mạc mũi yếu.
  • Suy dị ứng với khói bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng.
  • Ảnh hưởng của chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Cảm cúm là nguyên nhân thường gặp gây hắt hơi sổ mũi ở người lớn

Người lớn hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?

Câu hỏi người lớn hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Các bệnh lý thường không chỉ gây hắt hơi sổ mũi đơn thuần mà còn gây nên các triệu chứng khác như ho, nhức đầu, đau nhức cơ, sốt. Vì vậy, hắt hơi sổ mũi ở người lớn cần có sự phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Dưới đây là các loại thuốc phổ biến được sử dụng:

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin là loại thuốc giúp giảm triệu chứng hắt hơi sổ mũi hiệu quả. Các sản phẩm trị hắt hơi, sổ mũi, ho trên thị trường thường chứa hoạt chất kháng histamin như brompheniramine, chlorpheniramine. Tuy nhiên, loại thuốc này có tác dụng phụ là gây buồn ngủ. Vì vậy, khi dùng thuốc này không nên lái xe, sử dụng máy móc phức tạp hay làm những việc đòi hỏi sự tập trung.

Thuốc hạ sốt giảm đau

Thuốc hạ sốt giảm đau không trực tiếp giảm triệu chứng hắt hơi sổ mũi, nhưng nó giúp kiểm soát nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Một số loại thuốc thường được chỉ định như paracetamol, ibuprofen, aspirin. Khi sử dụng loại thuốc này, cần lưu ý tới tác dụng phụ như ảnh hưởng đến chức năng gan, làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

xem thêm  8 Thảo Dược Tuyệt Vời Cho Làn Da Tươi Sáng

Thuốc giảm ho

Triệu chứng hắt hơi sổ mũi thường đi kèm với ho, vì vậy thuốc giảm ho là lựa chọn không thể thiếu. Thuốc giảm ho có tác dụng ức chế trung tâm ho ở hệ thần kinh trung ương, giúp giảm ho. Các loại thuốc này bao gồm codein, dextromethorphan, pholcodine.

Thuốc thông mũi

Triệu chứng nghẹt mũi thường đi kèm với hắt hơi sổ mũi, vì vậy thuốc thông mũi là cần thiết. Thuốc này có tác dụng co mạch, giảm sưng và giảm viêm niêm mạc mũi. Các loại thuốc thông mũi thường sử dụng bao gồm ephedrine, phenylephrine, pseudoephedrine.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc hắt hơi sổ mũi

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc trên, cần lưu ý những điều sau đây sau khi dùng thuốc hắt hơi sổ mũi:

  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng kháng sinh để trị hắt hơi sổ mũi hoặc cảm cúm. Kháng sinh chỉ diệt vi khuẩn, không diệt virus. Chỉ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp cảm cúm kèm bội nhiễm mới sử dụng kháng sinh.
  • Không tự ý sử dụng thuốc không kê đơn, đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ.
  • Thuốc hắt hơi sổ mũi có thể tương tác với các thuốc khác, cần thận trọng để tránh vấn đề không mong muốn.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc hoặc tăng giảm liều thuốc.
  • Khi triệu chứng không cải thiện hoặc nặng nề hơn, hoặc kèm theo triệu chứng nguy hiểm khác, cần đi khám ngay để được bác sĩ thăm khám và xử trí kịp thời.
xem thêm  Sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh, không nên lạm dụng

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi người lớn hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì, cũng như nắm được những lưu ý khi sử dụng thuốc. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn.

Chúc bạn nhiều sức khỏe và đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà thuốc Long Châu!

Tham khảo 1 số loại thuốc: