Từ 1/7 hiệu trưởng không còn là công chức, giáo viên không còn biên chế suốt đời

giáo viên là viên chức hay công chức

Hiệu trưởng sẽ không còn là công chức, giáo viên không còn biên chế viên chức “suốt đời”… đó chính là những điểm mới nổi bật của Luật cán bộ, công chức 2008 sau khi được sửa đổi bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019.

Luật này sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/7/2020, đây được xem là công cụ, đòn bẩy quan trọng để hy vọng khi nó chính thức có hiệu lực thì nền giáo dục sẽ phát triển mạnh mẽ.

Hiệu trưởng sẽ chính thức không còn là công chức

Tại Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức. Ở khoản 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau: “2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.

Điều này nhằm thể chế hóa chủ trương “không thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị thực hiện phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước)” tại Nghị quyết 19/NQTW tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XII.

Như vậy, với việc Quốc hội chính thức thông qua Luật trên, hiệu trưởng chính thức không còn là công chức mà là viên chức được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý trường học hay còn gọi là viên chức quản lý.

Bên cạnh đó, nếu giáo viên được tuyển dụng từ 01/7/2020 sẽ là viên chức nếu sau đó được bổ nhiệm hiệu trưởng sẽ là viên chức quản lý. Khi đó, hiệu trưởng cũng như giáo viên sẽ phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng sẽ theo hợp đồng làm việc hoặc theo nhiệm kỳ. Sau đó, khi hợp đồng hết thời hạn, phải ký tiếp hợp đồng có thời hạn mới.

xem thêm  Doanh nhân tuổi Thìn: Điều hướng doanh nghiệp giỏi như thế nào?

Điều này chắc chắn sẽ được quy định cụ thể trong các văn bản dưới Luật, hy vọng chấm dứt việc hiệu trưởng là các “ông trời con” hay các hiệu trưởng được bổ nhiệm do nịnh nọt, chạy chọt…

Sẽ không còn đánh giá hiệu trưởng “hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực”

Hiện nay, hiệu trưởng được xếp là công chức nên được phân loại theo Luật công chức được đánh giá, phân loại cuối năm ở các mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ.

Sau này, khi hiệu trưởng sẽ là viên chức, khi đánh giá phân loại viên chức hàng năm sẽ được đánh giá theo 4 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, Luật trên cũng đã bỏ việc đánh giá hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế về năng lực đối với cán bộ, công chức.

Giáo viên sẽ là viên chức làm việc “có thời hạn”

Theo Luật trên, từ 01/7 hầu hầu hết các giáo viên được tuyển dụng vào ngành giáo dục sẽ ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng.

Sau khi hết thời hạn hợp đồng, giáo viên sẽ phải ký kết lại hợp đồng mới với cấp có thẩm quyền tuyển dụng (Ủy ban nhân dân cấp huyện/ tỉnh hoặc phòng/ Sở Giáo dục nếu được ủy quyền). Chính phủ sẽ quy định chi tiết điều này.

Giáo viên chỉ còn 3 trường hợp viên chức “suốt đời” (hợp đồng làm việc không xác định thời hạn).

Cũng theo Luật trên, theo đó hợp đồng làm việc không xác định thời hạn chỉ còn được áp dụng với 03 trường hợp sau: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020; Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức; Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Tiến tới trong tương lai sẽ chính thức không còn biên chế viên chức trong ngành giáo dục.

Hiệu ứng tích cực

Hiện nay, có nhiều giáo viên lo lắng, nhưng xin giáo viên yên tâm, việc này chỉ đối với các trường hợp ký hợp đồng làm việc sau ngày 01/7/2020, các trường hợp trước đó sẽ vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng không xác định thời hạn. Và những giáo viên đã ký hợp đồng cho dù có thời hạn nhưng hoàn thành tốt nhiệm vụ thì vẫn tiếp tục được ký hợp đồng và hưởng mọi chế độ, chính sách của giáo viên hiện nay.

xem thêm  Công đoàn Giáo dục Việt Nam: Tập huấn công tác nữ và Gặp mặt nữ cán bộ công đoàn chủ chốt ngành Giáo dục

Nhưng hiệu ứng tích cực sẽ rất nhiều, khi Luật trên có hiệu lực sẽ chấm dứt việc tuyển dụng, bổ nhiệm trái quy định hay việc hiệu trưởng, giáo viên sẽ luôn luôn cố gắng làm việc hết sức mình. Nếu hiệu trưởng hết nhiệm kỳ không được tín nhiệm từ lãnh đạo, giáo viên trong đơn vị, thì chắc chắn sẽ không được bổ nhiệm lại. Khi đó, sẽ phải xuống làm giáo viên hoặc không được ký lại hợp đồng làm việc, xem như bị sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc.

Việc này sẽ là đòn bẩy, động lực cho mọi hiệu trưởng nỗ lực hết mình, làm việc hết công năng, hiệu suất để chất lượng làm việc được nâng lên.

Hiệu trưởng sẽ không còn lo nịnh nọt, chạy chọt hay “thượng đội hạ đạp” mà phải làm việc sao cho dung hòa giữa cấp trên, cấp dưới cho phù hợp. Sẽ không còn hiệu trưởng là “ông trời con”.

Việc bỏ biên chế suốt đời đối với giáo viên cũng sẽ tạo nên hiệu ứng tích cực từ giáo viên. Giáo viên sẽ không dựa vào hai từ biên chế để làm việc ỳ ạch, không hiệu quả. Giáo viên sẽ cố gắng nỗ lực hết mình để làm việc tốt nhất.

Học sinh và gia đình sẽ được thừa hưởng những điều lợi từ các nội dung trên.

FAQs

1. Hiệu trưởng không còn là công chức, có ảnh hưởng gì đến vai trò của họ trong trường học?

Vai trò của hiệu trưởng trong trường học là cực kỳ quan trọng, hiệu trưởng sẽ quyết định sự thành bại của ngôi trường. Nếu hiệu trưởng không tốt, yếu kém, tham lam… thì trường đó xem như gặp “thảm họa”.

Hiện nay, nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm, thường là các hiệu trưởng yếu kém, trì trệ thì phải hết nhiệm kỳ mới có thể bãi nhiệm hoặc không bổ nhiệm lại. Nếu hiệu trưởng trên không bị kỷ luật đến mức cách chức, thì rất khó để thôi nhiệm vụ hiệu trưởng đối với các hiệu trưởng trên.

Nên chăng chúng ta thực hiện dân chủ trong trường học cho các trường học được bỏ phiếu tín nhiệm mỗi năm một lần đối với hiệu trưởng. Nếu hai năm liên tiếp mà hiệu trưởng được tín nhiệm trong hội đồng sư phạm dưới 50%, thì nên cho hiệu trưởng từ chức hoặc có cơ chế bãi nhiệm để tìm người xứng đáng hơn.

2. Có đánh giá năng lực cụ thể đối với hiệu trưởng và giáo viên không?

Công cụ đánh giá giáo viên hàng năm chưa hoàn thiện, chưa cụ thể và còn cào bằng. Việc đánh giá giáo viên để không ký lại hợp đồng sẽ khó tạo ra sự cạnh tranh công bằng, hợp lý. Vẫn còn trường hợp ký lại hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng do thương hay ghét của hiệu trưởng.

xem thêm  Bài Viết Mẫu Cho Cuộc Thi Viết Thư UPU Lần Thứ 52 Năm 2023: Làm Con Đường An Toàn Hơn Cho Trẻ Em

Như hiện nay, có trường hợp giáo viên làm việc trì trệ, kém hiệu quả, không được đồng nghiệp, học sinh kính trọng, quý mến… nhưng cuối năm do chạy theo thành tích hay giả dối trong đánh giá học sinh, nâng chất lượng học sinh lên cao mà được xếp loại hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Khó loại những giáo viên yếu kém đó.

Muốn thay đổi, để đạt hiệu quả tốt nhất, rất mong Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo có công cụ đánh giá cụ thể hơn, định lượng hơn đối với giáo viên cũng như hiệu trưởng. Như thế mới làm cho môi trường giáo dục cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Thúc đẩy giáo dục phát triển khi Luật trên có hiệu lực.

Conclusion

Từ ngày 1/7/2020, hiệu trưởng không còn là công chức, giáo viên không còn biên chế suốt đời. Luật cán bộ, công chức đã có sửa đổi, bổ sung nhằm thúc đẩy nền giáo dục phát triển mạnh mẽ.

Việc này sẽ đem lại hiệu ứng tích cực cho giáo viên và hiệu trưởng. Hiệu trưởng sẽ không còn lo nịnh nọt, chạy chọt hay “thượng đội hạ đạp”. Giáo viên sẽ nỗ lực hết mình để làm việc tốt nhất và không dựa vào biên chế để làm việc ỳ ạch.

Bên cạnh đó, công cụ đánh giá giáo viên và hiệu trưởng cần được cải thiện để tạo ra sự cạnh tranh công bằng. Đánh giá năng lực cụ thể và định lượng nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục được nâng cao.

Tổng hợp lại, hy vọng rằng Luật sửa đổi cán bộ, công chức sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và mang lại sự phát triển mạnh mẽ cho ngành giáo dục Việt Nam.