GDCD 9 bài 1: Chí công vô tư

giáo dục công dân 9 bài 1

GDCD 9 bài 1: Chí công vô tư là một phần lý thuyết quan trọng được học trong bài 1 GDCD 9. Bài học này giúp học sinh hiểu về phẩm chất đạo đức và ý nghĩa của chí công vô tư, cùng với cách rèn luyện phẩm chất này. Dưới đây là chi tiết của bài học.

I. Lý thuyết GDCD 9 bài 1

1. Thế nào là chí công vô tư?

  • Chí công vô tư là một phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

Ví dụ: Lớp trưởng lớp công bằng khi báo cáo về tình hình của lớp; cô giáo chủ nhiệm lớp em công bằng khi nhận xét về từng bạn…

2. Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư

  • Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

  • Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng.

3. Rèn luyện chí công vô tư như thế nào?

  • Học sinh cần có thái độ ủng hộ, học tập và quý trọng người có phẩm chất chí công vô tư.

  • Đấu tranh với những hành vi vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng khi giải quyết các công việc.

A. TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC VỀ TÔ HIẾN THÀNH

  1. Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá?

Trả lời:

  • Khi Tô Hiến Thành bị bệnh nặng, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo.
  • Trần Trung Tá thì mải việc chống giặc nơi biên cương, không có điều kiện gần gũi Tô Hiến Thành.
  1. Vì sai Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước?

Trả lời:
Vì Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác được công việc chung của đất nước chứ không vì vị nể tình thân mà tiến cử người không phù hợp.

  1. Qua việc chọn người của Tô Hiến Thành, em hiểu gì về ông? Việc làm của ông biểu hiện đức tính gì?

Trả lời:
Qua việc chọn người của Tô Hiến Thành chứng tỏ ông là người thật sự công bằng, không thiên bị, giải quyết công việc theo lẽ phải và hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung. Việc làm của ông biểu hiện đức tính chí công vô tư.

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC “ĐIỀU MONG MUỐN CỦA BÁC HỒ”

  1. Bác Hồ mong muốn điều gì?

Trả lời:
Điều mong muốn của Bác Hồ là Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được ấm no hạnh phúc.

  1. Mục đích mà Bác Hồ theo đuổi là gì?

Trả lời:
Mục đích mà Bác Hồ theo đuổi:

  • “Phấn đầu cho quyền lợi của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân”.
  • “Làm cho ích quốc, lợi dân”.
  1. Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Trả lời:
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt vời của một con người đã dành trọn đời mình đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc, của đất nước và cho hạnh phúc của nhân dân. Đối với Bác, dù làm bất cứ công việc gì, bất kì ở đâu và bao giờ Người cũng chỉ theo đuổi một mục đích là “làm cho ích quốc, lợi dân”.

  1. Theo em, điều mong muốn của Bác Hồ đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân đối với Bác?

Trả lời:
Chính nhờ phẩm chất cao đẹp đó, Bác được nhân dân tin yêu, kính trọng, khâm phục, tự hào, gần gũi,…

  1. Việc làm của Bác Hồ biểu hiện đức tính gì?

Trả lời:
Việc làm của Bác Hồ biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất đạo đức chí công vô tư.

C. NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Chí công vô tư là gì?

Trả lời:
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân.

  1. Theo em, có phải trong cuộc sống ai cũng cần có chí công vô tư không?
xem thêm  Những điểm đến hấp dẫn trong chuyến du lịch Tết Nguyên Đán 2024 Đà Nẵng - Hội An - Bà Nà - Huế

Trả lời:
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết của tất cả mọi người.

  1. Chí công vô tư được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:
Chí công vô tư không chỉ biểu hiện qua lời nói mà còn phải được biểu hiện qua việc làm và hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ở mọi nơi, mọi lúc.

  1. Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư? Hành vi nào thể hiện không chí công vô tư?
  • Giải quyết công việc công bằng
  • Giải quyết công việc vì mục đích riêng
  • Dùng xe ôtô của cơ quan chở gia đình về quê ăn tết
  • Cố gắng vươn lên thành đạt bằng tài năng
  • Sử dụng điện, nước ở cơ quan để giặt, ủi áo quần cho bản thân
  • Dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo

Trả lời:

  • Hành vi thể hiện đức tính chí công vô tư: (a), (d), (e)
  • Hành vi thể hiện đức tính không chí công vô tư: (b), (c), (đ)
  1. Theo em, một người luôn cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng, bằng sức lực và trí tuệ của mình một cách chính đáng để đem lại lợi ích cho cá nhân, thì người đó có phải là không chí công vô tư không? Cho ví dụ?

Trả lời:
Một người luôn cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng, bằng sức lực và trí tuệ của mình một cách chính đáng để đem lại lợi ích cho cá nhân, thì không phải biểu hiện của hành vi không chí công vô tư.

Ví dụ: Người đó mong muốn làm giầu chính đáng, mong muốn thành đạt và có kết quả cao trong học tập và công tác ….

  1. Những người có biểu hiện như thế nào được xem là những kẻ đạo đức giả (giả danh chí công vô tư)?

Trả lời:
Những người khi nói có vẻ chí công vô tư, song trong hành động và việc làm lại thể hiện tính ích kỉ, tham lam, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, cộng đồng hay vì tình cảm riêng tư mà thiên lệch trong giải quyết công việc.

  1. Em hãy nêu ví dụ về lối sống chí công vô tư mà em gặp trong đời sống hàng ngày?

Trả lời:

  • Hai bạn mắc khuyết điểm như nhau, cô giáo chủ nhiệm đã xử lí công bằng mức hình thức kỉ luật, không thiên vị bạn nào, trong hai bạn có thể một người là con của một giáo viên trong trường
  • Bác An ở cạnh nhà em hiến đất để xây dựng trường mầm non
  • Đội thanh niên tình nguyên dạy học miễn phí ở các lớp học tình thương
  1. Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư?

Trả lời:

  • Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
  • Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng
  1. Để rèn luyện phẩm chất đạo đức chí công vô tư, mỗi người chúng ta phải như thế nào?

Trả lời:
Để rèn luyện phẩm chất đạo đức chí công vô tư, mỗi người chúng ta:

  • Phải có nhận thức đúng để có thể phân biệt được các hành vi thể hiện sự chí công vô tư (hoặc không chí công vô tư)
  • Phải có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư. Đồng thời dám phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết mọi công việc.

D. BÀI TẬP

  1. Trong những hành vi sau đây, theo em, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư, hành vi nào không chí công vô tư? Vì sao?
  • Mai là học sinh giỏi của lớp 9A nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân
  • Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những người bạn chơi thân với mình
  • Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi đã cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo vệ ông trong mọi công việc.
  • Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra
  • Để chấn chỉnh nề nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới
  • Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho công việc kinh doanh nhưng khi Nhà nước có chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở đường, bà Nga vui vẻ chấp hành
xem thêm  Tẩm quất: Bí quyết giảm đau hiệu quả cho bạn

Trả lời:

  • Hành vi thể hiện đức tính chí công vô tư: (d); (e):
    • Việc làm của Lan (d) thể hiện sự công bằng, không thiên vị
    • Việc làm của bà Nga (e) là đặt lợi ích của tập thể, của cộng đồng lên trên lợi ích của cá nhân
  • Những hành vi (a), (b), (c), (đ) thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân hay do tình cảm riêng tư chi phối mà giải quyết công việc một cách thiên lệch, không công bằng.
  1. Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây? Tại sao?
  • Chỉ những người có chức, có quyền mới cần chí công vô tư
  • Người sống chí công vô tư chỉ thiệt thòi cho mình
  • Học sinh còn nhỏ tuổi thì không rèn luyện được phẩm chát chí công vô tư
  • Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân
  • Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm

Trả lời:

  • Tán thành với quan điểm (d), (đ)
  • Không tán thành với các quan điểm sau:
    • Quan điểm (a): Vì chí công vô tư là phẩm chất đạo đức đẹp và cần thiết đối với tất cả mọi người chứ không phải chỉ với người có chức, quyền
    • Quan điểm (b): Vì chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. Mọi người đều chí công vô tư thì đất nước sẽ giàu mạnh, xã hội tốt đẹp, công bằng, cuộc sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
    • Quan điểm (c): Vì phẩm chất chí công vô tư được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ, khi còn là học sinh thông qua lời nói và việc làm hàng ngày, trong quan hệ đối xử với mọi người xung quanh (trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội…)
  1. Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây (im lặng, phản đối hay đồng tình) và giải thích vì sao em làm vậy?
  • Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em.
  • Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng, song ý kiến đó lại bị đa số các bạn trong lớp phản đối.
  • Trong danh sách đề cử đi dự hội nghị (Cháu ngoan Bác Hồ) của thành phố, một số bạn biết Trang hoàn toàn xứng đáng, song lại không đồng ý cử Trang vì Trang hay phê bình mỗi khi các bạn đó mắc khuyết điểm

Trả lời:
Em không đồng tình với các việc trên, vì tất cả các việc làm đó không thể hiện sự chí công vô tư.

  • Trường hợp (a): Ông ba sai nhưng vì nể không dám chỉ ra cái sai của ông Ba như vậy, mình trở thành kẻ đồng lõa, dung túng với cái sai của ông Ba
  • Trường hợp (b), (c): Ý kiến của Trung đúng; hành vi của Trang đúng; mình phải đứng về phía lẽ phải, bảo vệ cho Trung và Trang, như vậy mới là người thấu tình, đạt lí, chí công vô tư.
  1. Hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn, một thầy cô giáo hoặc những người xung quanh mà em biết?

Trả lời:
Hôm trả bài kiểm tra một tiết môn Giáo dục công dân, B và H đều bị điểm kém vì cả hai bài kiểm tra có nội dung sai hoàn toàn giống nhau. Mặc dù biết B là con một giáo viên trong trường nhưng cô giáo vẫn có thái độ nghiêm khắc không bênh vực B. Việc làm của cô thể hiện sự chí công vô tư, đánh giá công bằng đối với những học sinh mắc khuyết điểm dù đó là con của đồng nghiệp.

  1. Chính quyền thông báo vườn ông A, ông B và ông C thuộc khu vực phải di dời, giải tỏa để mở đường giao thông. Diện tích vườn bị giải tỏa của cả 3 nhà đều bằng nhau nhưng vì ông A là anh của chủ tịch xã nên số tiền chính quyền đền bù cho nhà ông A nhiều hơn số tiền của ông B và ông C. Sau khi nhận tiền, ông A chấp nhận di dời nhà đi chỗ khác. Ông B và C kiên quyết không di dời với lí do là chính quyền đã trả tiên đền bù không công bằng, do đó việc giải phóng mặt bằng để xây dựng đã bị chậm tiến độ. Ông A cho rằng ông B và ông c đã không chí công vô tư, vì lợi ích của bản thân mà ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng.

Em có đồng ý với ý kiến của ông A hay không? Tại sao?

Trả lời:
Em không đồng ý với ông A bởi vì chính quyền địa phương đã không xử sự một cách công bằng mà có sự thiên vị vì động cơ cá nhân. Để thể hiện sự chí công vô tư, chính quyền phải đền bù cho ông B và ông C giống như ông A

  1. Sau khi ông M lên làm giám đốc một công ty nhà nước, ông đã đưa con cháu và người thân vào làm việc trong công ty do mình quản lý dù họ không có đủ năng lực. Hàng ngày, ông luôn nhắc nhở các nhân viên của mình phải làm việc một cách chí công vô tư, đặt lợi ích của công ty lên trên lợi ích cá nhân.
xem thêm  Tết Nên Đi Du Lịch Nước Ngoài Ở Đâu Vừa Đẹp Vừa Tiết Kiệm?

Theo em, ông M có phải là người chí công vô tư hay không? Tại sao?

Trả lời:
Ông M không phải là người chí công vô tư bởi vì ông đã xử sự không công bằng khi đưa những người thân của mình, không có đủ năng lực vào làm việc tại công ty do ông quản lí.

II. Giải GDCD 9 bài 1

  • Giải bài tập SGK GDCD 9 bài 1: Chí công vô tư
  • Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 1: Chí công vô tư

III. Trắc nghiệm GDCD 9 bài 1

Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào?
A. Trung thành.
B. Thật thà.
C. Chí công vô tư.
D. Tiết kiệm.

Câu 2: Biểu hiện của chí công vô tư là?
A. Không phân biệt nam hay nữ.
B. Không phân biệt giàu hay nghèo.
C. Không phân biệt tôn giáo.
D. Cả A, B, C.

Câu 3: Biểu hiện không phải là chí công vô tư là?
A. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.
B. Giao công việc cho nam nhiều hơn nữ.
C. Chỉ phạt những học sinh vi phạm, không phạt học sinh là cháu của giáo viên.
D. Cả A, B, C.

Câu 4: Không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân được gọi là?
A. Đức tính khiêm nhường.
B. Đức tính tiết kiệm.
C. Đức tính trung thực.
D. Đức tính Chí công vô tư.

Câu 5: Trong giờ sinh hoạt lớp, vì chơi thân với E nên bạn lớp trưởng Q bao che lỗi cho E, không báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Q là người không công bằng.
B. Q là người trung thực.
C. Q là người láu cá.
D. Q là người khiêm nhường.

Câu 6: Để chấn chỉnh nề nếp, kỉ cương trong xí nghiệp, ông D xử lí các trường hợp vi phạm không phân biệt người nhà hay người ngoài. Việc làm đó thể hiện?
A. Ông D là người Chí công vô tư.
B. Ông D là người trung thực.
C. Ông D là người thật thà.
D. Ông D là.người tôn trọng người khác.

Câu 7: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện Chí công vô tư?
A. Quân pháp bất vị thân.
B. Tha kẻ gian, oan người ngay.
C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
D. Bề trên ở chẳng kỉ cương/Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

Câu 8: Vì Q là con của thầy Hiệu trưởng trong trường nên các điểm các môn của bạn luôn luôn đạt điểm cao hơn so với các bạn học giỏi trong lớp mặc dù bạn là người học bình thường, không có gì nổi bật. Việc làm đó thể hiện?
A. Không thật thà.
B. Không thẳng thắn.
C. Không trung thực.
D. Không công bằng.

Câu 9: Chí công vô tư có ý nghĩa là?
A. Đem lại lợi ích cho tập thể.
B. Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
C. Đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội.
D. Cả A, B, C.

Câu 10: Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư học sinh cần phải làm gì?
A. Ủng hộ, quý trọng người Chí công vô tư.
B. Phê phán các hành động thiếu công bằng.
C. Không cần rèn luyện.
D. Cả A và B.