Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần: Những điều bạn cần biết

dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần

Cơn thiếu máu thoáng qua thường khiến nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó chính là triệu chứng cảnh báo đột quỵ và có thể coi những cơn thiếu máu này là đột quỵ nhẹ.

Những cơn thiếu máu diễn ra rất nhanh chóng, thường chỉ trong khoảng từ 10 đến 20 phút và không kéo dài quá 1 giờ. Tuy vậy, nhiều người chủ quan và bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này.

Một số bệnh nhân bị đột quỵ sau khoảng 3 tháng tính từ khi xảy ra những cơn thiếu máu thoáng qua. Ngoài ra, cũng có những trường hợp bị đột quỵ sau khoảng 1 tuần, tức là cơn thiếu máu thoáng qua chính là dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần. Cụ thể, bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng như sau:

  • Cảm giác nặng, tê, yếu, thậm chí liệt một bên tay chân.
  • Méo miệng, bị liệt một bên mặt.
  • Tri giác thay đổi, thậm chí rơi vào tình trạng hôn mê.
  • Thay đổi dáng đi, suy giảm khả năng phối hợp vận động.
  • Rối loạn giọng nói, nói khó, một số trường hợp không thể nói chuyện được.
  • Chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu.
  • Đau đầu nhẹ.
  • Rối loạn trí nhớ.
  • Co giật.

Tuy vậy, có những trường hợp không mắc những triệu chứng điển hình hoặc biểu hiện không rõ ràng. Nhiều bệnh nhân bị tê yếu chân tay nhưng không nhận ra cho đến khi gặp phải những tình huống nhất định, ví dụ như đánh rơi đũa khi đang ăn cơm, viết nguệch ngoạc, không thể kiểm soát được khả năng vận động của tay.

xem thêm  Không Ngủ Đủ, Tăng Cân Và Béo Bụng Là Chuyện Thực Tế

Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp bất ngờ bị đớ lưỡi, không nhớ tên của người thân khi đang trao đổi với bác sĩ về vấn đề sức khỏe của bản thân.

Một số bệnh nhân cảm thấy chóng mặt giống như bị cúp điện trong căn phòng, tuy nhiên, sau đó cơ thể lại trở về trạng thái bình thường. Đây cũng là lí do tại sao nhiều người chủ quan và bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.

Các bác sĩ khuyên rằng, nếu bạn có tiền sử về các bệnh như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường và có những dấu hiệu trên thì càng cần phải thận trọng.

Phương pháp xử trí đối với bệnh nhân đột quỵ

Khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và chỉ định bệnh nhân thực hiện một số biện pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ sọ não để xác định rõ tình trạng của người bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để đánh giá mức độ bệnh và từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Nên cẩn trọng với những cơn thiếu máu thoáng qua

Đối với những bệnh nhân bị đột quỵ dạng nhồi máu não, phương pháp thường được áp dụng là dùng thuốc để làm tan cục máu đông, và trong trường hợp cần thiết, có thể can thiệp thủ thuật để lấy huyết khối.

xem thêm  Nổi hạch ở nách phải nữ giới: Đặc điểm, nguyên nhân và cách điều trị

Thời gian lý tưởng để điều trị chỉ trong vòng 4,5 giờ – được tính từ khi xuất hiện những dấu hiệu ban đầu của đột quỵ đến khi đưa vào bệnh viện. Đây là khoảng thời gian mà các tế bào não chưa hoại tử hoàn toàn và não bộ có thể tái tưới máu, triệu chứng bệnh cũng có thể được cải thiện.

Sau thời gian 4,5 giờ, khả năng đột quỵ hồi phục gần như không còn. Chính vì thế, đối với những bệnh nhân đột quỵ, thời gian chính là yếu tố quan trọng và quyết định về cơ hội sống và mức độ hồi phục. Chỉ cần nhanh một phút, bạn cũng có thể bảo vệ được 2 triệu tế bào thần kinh.

Những lưu ý quan trọng giúp phòng ngừa bệnh đột quỵ

Tình trạng đột quỵ rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp dù may mắn được cứu sống nhưng vẫn phải đối mặt với những di chứng nặng nề và chi phí điều trị cao. Do đó, ngoài việc nhận biết dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần, chúng ta cũng nên quan tâm đến phương pháp phòng ngừa đột quỵ. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

  • Kiểm soát huyết áp: Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ. Hãy kiểm soát ổn định huyết áp, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp.
  • Kiểm soát đường huyết: Tiểu đường là nguy cơ hàng đầu gây tắc nghẽn động mạch và nhồi máu não. Kiểm soát đường huyết để phòng ngừa đột quỵ.
  • Kiểm soát mỡ máu và lượng cholesterol máu.
  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá gây nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó cũng gây đột quỵ. Hãy từ bỏ thói quen này để bảo vệ sức khỏe.
  • Duy trì chế độ ăn lành mạnh, khoa học, ăn nhiều rau, củ, quả và hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, muối và đường.
  • Thường xuyên vận động thể chất để cải thiện sức khỏe.
  • Kiểm soát cân nặng để phòng ngừa nguy cơ bệnh tật.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả tình trạng đột quỵ.
xem thêm  Quai bị ở nam giới: Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Để tìm hiểu thêm về đột quỵ hoặc có nhu cầu thăm khám, kiểm tra sức khỏe, mời quý khách hàng liên hệ tới fim24h – đường dẫn chuyển hướng đến trang web https://fim24h.com.