4 loại thuốc giảm đau bụng kinh tốt và cách sử dụng an toàn

đau bụng kinh uống thuốc gì

Hơn ½ phụ nữ bị đau bụng kinh từ 1-2 ngày mỗi tháng, theo ACOG. Mức độ cơn đau khác nhau tùy cơ địa mỗi người, nhiều trường hợp đau dữ dội và dai dẳng khiến chị em phải tìm đến thuốc giảm đau bụng kinh.

Có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh không?

Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến ở phụ nữ trong thời gian hành kinh. Mức độ cơn đau khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người, có người hoàn toàn không đau hoặc đau nhẹ ở vùng bụng dưới, có người lại đau dữ dội và dai dẳng gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và công việc thường ngày trong vài ngày.

Khi cơn đau bụng kinh vượt quá giới hạn chịu đựng, chị em thường nghĩ đến việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh. Bác sĩ Trần Thị Thanh Thảo chia sẻ, chị em chỉ nên sử dụng thuốc khi các liệu pháp tự nhiên không hiệu quả. Hầu hết các loại thuốc đau bụng kinh đều hoạt động dựa trên 2 cơ chế, đó là làm giãn cơ tử cung nhằm giảm tình trạng co thắt tử cung và ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin – nguyên nhân chính gây đau bụng kinh. Tuy nhiên, chị em cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn cách sử dụng thuốc trị đau bụng kinh an toàn nhất.

Chị em cần lưu ý, cơn đau bình thường sẽ bắt đầu khoảng 1-2 ngày trước khi có kinh hoặc ngay khi bắt đầu có kinh nguyệt, đau bụng kinh kéo dài khoảng 48-72 giờ và có thể đi kèm các triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau lưng hoặc đùi.

“Nếu nhận thấy cơn đau bụng kinh xuất hiện quá sớm và kéo dài dai dẳng so với cơn đau bụng kinh bình thường, đó có thể là dấu hiệu báo hiệu của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư tử cung… Lúc này chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra tìm nguyên nhân và điều trị hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản trong tương lai”, bác sĩ Thanh Thảo khuyến cáo.

có nên uống thuốc giảm đau trong kỳ kinh nguyệt
Cần cảnh giác những cơn đau bụng kinh xuất hiện quá sớm và kéo dài dai dẳng bởi đó có thể là dấu hiệu báo hiệu bệnh phụ khoa nguy hiểm

Các loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn và hiệu quả

Một số loại thuốc giảm đau bụng trong kỳ kinh gồm cả thuốc theo toa và thuốc không kê đơn (OTC). Với các loại thuốc OTC, chị em nên uống trước khi bắt đầu có kinh khoảng 1-2 ngày và tiếp tục uống trong 2-3 ngày đầu kỳ kinh để giảm cảm giác khó chịu của cơn đau bụng kinh.

xem thêm  5 Loại Quả Tuyệt Vời Giúp Bạn Có Giấc Ngủ Mơ Màng

Hiện nay, các loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn trên thị trường được chia thành các nhóm sau:

1. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

NSAIDs là nhóm thuốc đầu tiên được chỉ định để giảm đau bụng kinh bằng cách giảm tiết prostaglandin – một chất trung gian được sản xuất trong kỳ kinh để kích thích sự co bóp của tử cung. Tuy nhiên, thuốc NSAIDs có thể gây kích ứng dạ dày và có phản ứng với một số loại thuốc khác nên không phải ai cũng có thể sử dụng.

Những trường hợp có tiền sử bệnh lý viêm loét dạ dày, trào ngược, thận, tim, hen suyễn hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những tác hại không mong muốn.

2. Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau đơn thuần chứa hoạt chất paracetamol sẽ giúp làm dịu cơn đau bụng kinh khó chịu, phù hợp cho những chị em bị đau không quá nghiêm trọng hoặc không thể sử dụng nhóm thuốc NSAIDs. Những trường hợp có vấn đề dạ dày, thường bị buồn nôn, nôn hoặc có vấn đề sức khỏe khác cũng được chỉ định sử dụng nhóm thuốc giảm đau này.

Một cách khác để tăng hiệu quả giảm đau là phối hợp sử dụng paracetamol và cafein, tuy nhiên cần có chỉ định và hướng dẫn kỹ lưỡng của bác sĩ.

hoạt chất paracetamol
Hoạt chất paracetamol có trong thuốc giảm đau đơn thuần có thể làm dịu cơn đau bụng kinh

3. Thuốc chống co thắt

Đau bụng kinh xuất phát từ những cơn co thắt tử cung đột ngột, vì thế chị em có thể sử dụng thuốc chống co thắt để giảm sự khó chịu của triệu chứng. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại thuốc chống co thắt gồm:

  • Hyoscine: giúp giảm cơn quặn thắt do đau bụng nhanh chóng, tuy nhiên có thể gây ra các tác dụng phụ như khô miệng, táo bón… Ngoài ra, thuốc còn phản ứng hóa học với một số thuốc điều trị bệnh lý khác, do đó cũng cần có chỉ định của bác sĩ.
  • Alverin: giúp ức chế cơn co thắt nên cũng có tác dụng giảm cơn đau bụng kinh, tuy nhiên thuốc không được sử dụng cho bệnh nhân huyết áp thấp.

4. Thuốc tránh thai

Uống thuốc tránh thai hàng ngày không chỉ giúp chị em quan hệ tình dục an toàn và sinh nở có kế hoạch, mà còn là giải pháp giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Thuốc tránh thai sẽ ngăn cản quá trình rụng trứng, ngăn chặn sự phát triển của niêm mạc tử cung, nhờ đó lượng prostaglandin trong cơ thể sẽ giảm đi.

xem thêm  Ước tính cân nặng thai nhi trong sản khoa - Bệnh viện Hùng Vương

Chị em cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc tránh thai đúng cách, tránh các tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, thay đổi tâm trạng, tăng cân…

giảm đau bụng bằng thuốc tránh thai hàng ngày
Thuốc tránh thai hàng ngày cũng là giải pháp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Những lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh

Mặc dù thuốc giảm đau bụng kinh cho hiệu quả giảm đau nhanh chóng và có thể sử dụng khi đến kỳ kinh, tuy nhiên chị em không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Những trường hợp có tiền sử bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe đang điều trị cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc chữa đau bụng kinh an toàn, tránh nguy hiểm đến sức khỏe và khả năng sinh sản trong tương lai.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Khi đã sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh nhưng triệu chứng không được cải thiện, chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám tìm nguyên nhân. Bởi có thể nguyên nhân gây ra cơn đau bụng kinh này xuất phát từ bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, hẹp cổ tử cung… cần điều trị sớm để không ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.

box bác sĩ thanh thảo
ThS.BS Trần Thị Thanh Thảo, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM có nhiều năm kinh nghiệm sẵn sàng đồng hành cùng chị em để đưa ra giải pháp giảm đau bụng kinh tốt nhất

Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phác đồ thăm khám và điều trị cá thể hóa… giúp phát hiện sớm những tình huống đau bụng kinh thứ phát do bệnh lý, nhờ đó can thiệp điều trị sớm và hiệu quả, bảo vệ sức khỏe và thiên chức làm mẹ của chị em.

Để đặt lịch khám với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!

Các phương pháp giảm đau bụng kinh khác

Bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh theo chỉ định của bác sĩ, chị em cần thay đổi lối sống lành mạnh kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện điều độ, nghỉ ngơi hợp lý… để tăng cường sức đề kháng, nhờ đó cải thiện được triệu chứng đau bụng kinh. Cụ thể là:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhất là các nhóm chất vitamin A, E, B6, B12, magie, sắt, kali…; không ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, các thức ăn chế biến sẵn; tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, caffeine…
  • Tập thể dục thể thao điều độ, lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng và vừa sức trong thời gian hành kinh.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, có thể áp dụng các liệu pháp thư giãn như thiền, yoga… để tinh thần thoải mái và tích cực.
  • Sử dụng túi chườm nóng hoặc miếng dán chuyên dụng để cải thiện cơn đau bụng kinh.
xem thêm  Các phương pháp điều trị viêm đại tràng

Tóm lại, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh đúng cách và an toàn, tránh những nguy hiểm cho sức khỏe và khả năng sinh sản. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, chị em có thể liên hệ đến fim24h để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!

FAQs

Q: Thuốc giảm đau bụng kinh có hiệu quả không?

A: Thuốc giảm đau bụng kinh có thể giúp giảm đi triệu chứng đau bụng kinh một cách hiệu quả, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Q: Khi nào cần sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh?

A: Chị em cần sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh khi các liệu pháp tự nhiên như thay đổi lối sống, nghỉ ngơi, tập thể dục không giúp giảm cơn đau hoặc khi cơn đau vượt quá giới hạn chịu đựng.

Q: Thuốc tránh thai có giúp giảm đau bụng kinh không?

A: Có, thuốc tránh thai hàng ngày không chỉ giúp giảm đau bụng kinh mà còn ngăn chặn quá trình rụng trứng và phát triển của niêm mạc tử cung, từ đó giảm lượng prostaglandin trong cơ thể.

Q: Thuốc giảm đau bụng kinh có tác dụng phụ không?

A: Một số loại thuốc giảm đau bụng kinh có thể gây ra tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, buồn nôn, táo bón… Chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để tránh những tác dụng không mong muốn.

Conclusion

Trên đây là một số loại thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả và an toàn mà chị em có thể sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề nào, đừng ngại liên hệ đến fim24h để được tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia Sản Phụ khoa.