Đái tháo đường không phụ thuộc insulin: Nguyên nhân và triệu chứng

đái tháo đường không phụ thuộc insulin

Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), có hơn 371 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh đái tháo đường. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên hơn 550 triệu người vào năm 2030. Đáng chú ý, có hơn 90% người đang sống chung với bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (đái tháo đường type 2) nhưng có đến một nửa trong số đó không biết về tình trạng bệnh của mình.

Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là gì?

Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin – còn gọi là đái tháo đường type 2, hoặc tiểu đường khởi phát ở người lớn là một bệnh mãn tính, gây ra do tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose trong máu, khiến lượng đường trong máu tăng cao có thể tổn thương nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể.

Đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường type 2 là người ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, trẻ em và thanh thiếu niên có tình trạng thừa cân, béo phì cũng là một nhóm đối tượng nguy cơ cao.

Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin hay còn được gọi là đái tháo đường type 2

Triệu chứng của bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin

ThS.BS Trần Nguyễn Quỳnh Trâm, Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, các triệu chứng bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin thường tiến triển chậm. Trên thực tế, người bệnh có thể sống chung với bệnh lý này trong nhiều năm mà không hề hay biết. Khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh có thể gặp phải tình trạng:

  • Khô miệng, khát nước
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Tăng cảm giác đói
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi
  • Mắt mờ
  • Vết thương lâu lành
  • Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân
  • Vùng da ở nách và cổ có dấu hiệu đen sạm

Vết thương lâu lành là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin

Theo bác sĩ Quỳnh Trâm, tuyến tụy tạo ra một loại hormone gọi là insulin, giúp các tế bào chuyển hóa glucose trong thức ăn thành năng lượng. Ở người bệnh đái tháo đường type 2, mặc dù insulin vẫn tiết ra đầy đủ nhưng cơ thể sử dụng rất kém insulin. Nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh vẫn chưa được biết.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường type 2 không phụ thuộc insulin

Có rất nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin. Nếu có càng nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2 càng cao, cụ thể là:

  • Độ tuổi: nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin tăng lên khi bạn lớn tuổi, đặc biệt là sau 45 tuổi
  • Di truyền: gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường

– Các yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khỏe và tiền sử bệnh:

  • Tiền tiểu đường
  • Bệnh tim và mạch máu
  • Huyết áp cao
  • Chỉ số HDL cholesterol thấp
  • Triglycerides cao
  • Thừa cân/ béo phì
  • Sinh con nặng hơn 4kg
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Trầm cảm

– Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường liên quan đến thói quen và lối sống hàng ngày:

  • Ít hoặc không tập thể dục
  • Hút thuốc lá
  • Thường xuyên căng thẳng
  • Ngủ quá ít hoặc quá nhiều

Các biến chứng

Bệnh tiểu đường tiểu đường type 2 không phụ thuộc insulin ảnh hưởng đến nhiều cơ quan chính bao gồm tim, dây thần kinh, mắt, thận… Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng là các yếu tố nguy cơ của các bệnh mãn tính nghiêm trọng khác. Do đó, việc kiểm soát bệnh tiểu đường có thể làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng hoặc bệnh lý đi kèm.

xem thêm  Bí quyết làm trắng răng tại nhà khoa để sở hữu nụ cười tươi sáng

Các biến chứng tiềm ẩn của bệnh tiểu đường thường gặp là:

  • Bệnh tim mạch: tiểu đường làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ, cao huyết áp…
  • Bệnh thận: bệnh tiểu đường có thể gây ra biến chứng thận mãn tính hoặc suy thận giai đoạn cuối.
  • Tổn thương dây thần kinh ở các chi: lượng đường trong máu tăng cao có thể làm tổn thương hoặc phá hủy các dây thần kinh, gây ra các triệu chứng như ngứa ran, tê, rát, đau, nghiêm trọng nhất là mất cảm giác, thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và lan dần lên.
  • Tổn thương dây thần kinh ở các cơ quan khác: tổn thương các dây thần kinh ở tim có thể khiến nhịp tim không đều. Tổn thương dây thần kinh trong hệ tiêu hóa có thể gây ra các vấn đề như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Ở nam giới, tổn thương dây thần kinh có thể gây rối loạn cương dương.
  • Tổn thương mắt: bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và có thể làm hỏng các mạch máu ở võng mạc, gây mù lòa.
  • Các bệnh về da: người mắc bệnh tiểu đường dễ mắc các vấn đề về da hơn, cụ thể là nhiễm trùng da do vi khuẩn và nấm.
  • Cắt bỏ bộ phận trên cơ thể: nếu không được điều trị kịp thời, các vết thương trên cơ thể có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng buộc phải cắt bỏ, phần lớn là ngón chân, bàn chân hoặc cẳng chân.
  • Khiếm thính: nhiều nghiên cứu cho thấy người mắc bệnh đái tháo đường dễ gặp các vấn đề về thính giác.
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ: ngưng thở khi ngủ thường gặp ở những người sống chung với bệnh tiểu đường loại 2, nhất là người thừa cân, béo phì.
  • Chứng mất trí nhớ: đái tháo đường loại 2 làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các rối loạn khác gây ra chứng sa sút trí tuệ.

Xét nghiệm và chẩn đoán đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin thường được chẩn đoán bằng cách thực hiện xét nghiệm Hemoglobin (A1C) – còn gọi là HbA1C. Xét nghiệm này cho biết mức đường huyết trung bình của một người trong khoảng 2 – 3 tháng qua. Theo đó, kết quả xét nghiệm cho biết:

  • < 5,7% là bình thường, không mắc bệnh tiểu đường
  • Từ 5,7% – 6,4% được chẩn đoán là tiền tiểu đường
  • Từ 6,5% hoặc cao hơn được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường

Nếu xét nghiệm HbA1C không cho kết quả khả quan hoặc người bệnh mắc một số bệnh lý nào đó gây trở ngại cho phương pháp xét nghiệm này, bác sĩ có thể chẩn đoán bằng cách thực hiện các xét nghiệm khác bao gồm:

  • Kiểm tra lượng đường trong máu ngẫu nhiên: mức đường huyết được biểu thị bằng miligam đường/ decilit (mg/ dL) hoặc mmol đường/ lít máu (mmol/ L). Bất kể lần cuối bạn ăn là vào thời điểm nào, kết quả xét nghiệm biểu thị 200 mg/ dL (11,1 mmol/ L) hoặc cao hơn cho thấy bạn có khả năng mắc bệnh tiểu đường.
  • Kiểm tra đường huyết lúc đói: bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu khi bạn nhịn ăn sau một đêm, kết quả cho thấy:
    • Dưới 100 mg/ dL (5,6 mmol/ L) là bình thường
    • Từ 100 đến 125 mg/ dL (5,6 đến 6,9 mmol/ L) được chẩn đoán là tiền tiểu đường
    • Từ 126 mg/ dL (7 mmol/ L) hoặc cao hơn được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống: thường được thực hiện để chẩn đoán tiền đái tháo đường, đái tháo đường lâm sàng và đặc biệt là đái tháo đường thai kỳ. Bạn sẽ nhịn ăn qua đêm rồi được uống một dung dịch có vị ngọt, sau đó bác sĩ sẽ lấy máu và làm xét nghiệm. Kết quả cho thấy:
    • Dưới 140 mg/ dL (7,8 mmol/ L) là bình thường
    • Từ 140 đến 199 mg/ dL (7,8 mmol/ L và 11,0 mmol/ L) được chẩn đoán là tiền tiểu đường.
    • Từ 200 mg/ dL (11,1 mmol/ L) hoặc cao hơn sau hai giờ được chẩn đoán là bệnh tiểu đường.
  • Tầm soát đái tháo đường: tầm soát định kỳ bằng các xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2 ở người từ 45 tuổi trở lên và các đối tượng thuộc các nhóm sau:
    • Người dưới 45 tuổi bị thừa cân/ béo phì và có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tiểu đường
    • Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ
    • Người được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường
    • Trẻ em thừa cân/ béo phì và có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường type 2 hoặc các yếu tố nguy cơ khác
xem thêm  Biểu hiện và cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Điều trị đái tháo đường type 2

Hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin/ tiểu đường type 2. Để kiểm soát tình trạng đường huyết, người bệnh cần kết hợp giữa việc thay đổi lối sống và điều trị tốt các bệnh lý đi kèm.

1. Thay đổi lối sống

  • Giảm cân: nhiều nghiên cứu cho thấy, việc giảm ít nhất là 5% – 7% trọng lượng cơ thể mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị đái tháo đường type 2, đặc biệt là đối với những người thừa cân, béo phì.
  • Ăn uống lành mạnh: không có chế độ ăn uống cụ thể nào cho người bị tiểu đường type 2 nhưng việc áp dụng chế độ dinh dưỡng ít calo, ít chất béo, ít carbs, bổ sung nhiều chất xơ, trái cây giúp làm giảm lượng đường tiêu thụ vào cơ thể một cách đáng kể.
  • Tập thể dục: mỗi ngày dành khoảng 30 – 60 phút hoạt động thể chất giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
  • Theo dõi lượng đường trong máu: để kiểm soát mức độ ảnh hưởng của việc ăn uống, sinh hoạt và các bệnh lý kèm theo đối với sức khỏe, từ đó điều chỉnh cho phù hợp.

2. Sử dụng thuốc

Những người mắc bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin cũng có thể được kê đơn thuốc viên hoặc thuốc tiêm tùy vào tình trạng bệnh. Metformin là một trong những loại thuốc thường được kê đơn cho người mắc bệnh tiểu đường type 2, giúp cơ thể đáp ứng tốt hơn với insulin. Ngoài ra, còn có các phương pháp điều trị bằng thuốc khác bao gồm: Byetta, Victoza, Bydureon. Một số người mắc bệnh tiểu đường type 2, thường là những người đã mắc bệnh trong nhiều năm cũng có thể chuyển sang tiêm insulin.

Các biện pháp phòng ngừa

Xây dựng lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 không phụ thuộc insulin cũng như làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của tiền tiểu đường thành bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa:

1. Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, khoa học

  • Chọn các loại thực phẩm ít chất béo, mỡ động vật, ít calo
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc
  • Tránh sử dụng đồ uống có đường, có cồn
  • Hạn chế thịt đỏ, thực phẩm chứa nhiều đường…

2. Vận động, tập luyện thể dục thể thao

Tập luyện thể dục thể thao giúp các tế bào nhạy cảm hơn với insulin, do đó chúng ta cần xây dựng chế độ luyện tập đều đặn, 5 ngày/ tuần, mỗi ngày tập ít nhất 30 phút bằng phương pháp đi bộ, chạy bộ, chạy xe đạp, bơi lội…

3. Tránh không hoạt động trong thời gian dài

Ngồi yên trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin, nhất là người làm trong môi trường công sở. Do đó, hãy cố gắng vận động cơ thể sau mỗi 30 phút và vận động trong ít nhất vài phút.

Phòng ngừa tiểu đường type 2 bằng cách tập luyện

Các câu hỏi thường gặp

1. Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin có nguy hiểm không?

Để trả lời cho câu hỏi “bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin có nguy hiểm không?”, ThS.BS Trần Nguyễn Quỳnh Trâm chia sẻ:

Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, thường phải sử dụng thuốc chống tiểu đường hoặc insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Mắc bệnh tiểu đường type 2 mà không được điều trị có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các bộ phận trên cơ thể bao gồm mắt, tim, thận, bàn chân…

Tuy nhiên, sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2 và các biến chứng của nó có thể được ngăn chặn nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu.

2. Ăn thịt đỏ có tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn quá nhiều thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, thịt cừu…) và thịt đỏ đã qua chế biến (xúc xích, thịt xông khói, giăm bông…) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Trong đó, người tăng lượng thịt đỏ lên nửa khẩu phần mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 48% so với những người không thay đổi chế độ ăn, còn những người giảm lượng thịt đỏ thì có nguy cơ thấp hơn.

xem thêm  Ung Thư Tuyến Giáp: Có Thể Chữa Khỏi và Phòng Ngừa

Thịt đỏ đã qua chế biến là thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Các chất bảo quản, chất phụ gia và hóa chất có trong loại thịt này có thể gây hại cho tuyến tụy (cơ quan sản xuất insulin) và tăng khả năng kháng insulin.

3. Giảm cân có chữa khỏi đái tháo đường không?

Đái tháo đường là bệnh lý mãn tính nên giảm cân sẽ không giúp chữa khỏi bệnh nhưng làm giảm nguy cơ mắc biến chứng và tăng sản xuất insulin trong cơ thể. Để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh đái tháo đường, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể dục thể thao, tránh để cơ thể vượt quá cân nặng cho phép.

4. Người bệnh đái tháo đường type 2 nên ăn gì không nên ăn gì?

Hiểu về chế độ dinh dưỡng sẽ giúp cho người mắc bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin lựa chọn các thực phẩm nên ăn hoặc nên tránh, từ đó kiểm soát tốt lượng đường trong máu để ngăn ngừa các biến chứng.

Theo bác sĩ Quỳnh Trâm, người bị tiểu đường nên chọn các loại thực phẩm hạn chế làm tăng đường huyết, trong đó rau củ không tinh bột nên chiếm 50% khẩu phần ăn của người tiểu đường type 2, 50% còn lại dành cho các thực phẩm khác như các loại hạt, ngũ cốc, trái cây ít ngọt, chất béo lành mạnh, thịt, cá với lượng vừa phải. Ngoài ra, người bệnh cũng cần đảm bảo đủ 3 bữa ăn chính trong ngày và bổ sung thêm các loại muối khoáng, vitamin.

Bên cạnh đó, các loại thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột được xem là “khắc tinh” của người bệnh tiểu đường type 2. Do đó, các loại đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn, mỡ động vật, món ăn mặn, bánh kẹo ngọt, trái cây ngọt nhiều, rượu, nước giải khát có đường… là những thực phẩm nên tránh sử dụng để tránh tăng đường huyết đột ngột và gây nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

5. Bị đái tháo đường có cần kiêng uống rượu và hút thuốc?

Sử dụng rượu bia và thuốc lá không chỉ gây hại cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Rượu khiến cho các tế bào sản xuất insulin bị phá hủy và thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do biến chứng của đái tháo đường. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường nên tránh xa rượu bia và thuốc lá.

Uống rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh tự hào là địa chỉ uy tín, chất lượng trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý đái tháo đường nói chung và đái tháo đường type 2 nói riêng. Đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm của khoa với sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống máy xét nghiệm hiện đại như máy xét nghiệm huyết học Sysmex XN 1000, máy xét nghiệm huyết học Sysmex CS-1600, máy xét nghiệm Sinh hóa Roche Cobas 6000, hệ thống máy xét nghiệm nước tiểu: Roche Cobas u701, u601, u411 sẽ chẩn đoán chính xác, nhanh chóng phát hiện bệnh lý tiểu đường ngay cả khi chưa xuất hiện triệu chứng.

Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin diễn biến âm thầm, khó nhận biết vì hầu như không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu. Do đó, chúng ta cần duy trì lối sống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm này. Đối với những trường hợp đã được chẩn đoán đái tháo đường type 2, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ cũng như theo dõi sức khỏe thường xuyên để kiểm soát tốt đường huyết trong cơ thể.

FAQs

1. Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin có nguy hiểm không?

Để trả lời cho câu hỏi “bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin có nguy hiểm không?”, ThS.BS Trần Nguyễn Quỳnh Trâm chia sẻ:

Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, thường phải sử dụng thuốc chống tiểu đường hoặc insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Mắc bệnh tiểu đường type 2 mà không được điều trị có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các bộ phận trên cơ thể bao gồm mắt, tim, thận, bàn chân…

Tuy nhiên, sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2 và các biến chứng của nó có thể được ngăn chặn nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu.

2. Ăn thịt đỏ có tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn quá nhiều thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, thịt cừu…) và thị