Mã Ngành, Điều Kiện, Thủ Tục Thành Lập Công Ty Giáo Dục

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-giao-duc

Hướng dẫn cách thành lập công ty giáo dục: mã ngành kinh doanh giáo dục; điều kiện thành lập công ty giáo dục; loại hình, thủ tục thành lập công ty giáo dục.

Kinh doanh giáo dục là gì? Bao gồm những hình thức nào?

➤ Kinh doanh giáo dục là gì?

Kinh doanh giáo dục là loại hình kinh doanh sử dụng vốn đầu tư tư nhân để mang đến các dịch vụ liên quan đến mục đích giáo dục. Không chỉ đơn thuần là kinh doanh, mà đây còn là phương tiện để phát triển giáo dục tốt hơn, giúp đáp ứng tốt nhu cầu học tập đang ngày một tăng cao, nâng cao năng lực của mỗi người, từ đó, nâng cao chất lượng nguồn lao động. Chính vì vậy mà hiện nay loại hình kinh doanh giáo dục đang rất được nhà nước khuyến khích và ban hành khá nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển.

➤ Các hình thức kinh doanh giáo dục

Hiện nay, có khá nhiều hình thức kinh doanh giáo dục khác nhau được áp dụng. Song, tiêu biểu và phổ biến nhất là:

  • Giáo dục mầm non;
  • Trung tâm giáo dục;
  • Nhượng quyền giáo dục;
  • Khóa học ngắn hạn;
  • Dạy học trực tuyến.

Mã ngành giáo dục

Việc xác định, đăng ký đúng và đủ chi tiết mã ngành kinh doanh dịch vụ giáo dục ngay khi đăng ký thành lập sẽ giúp quá trình hoạt động về sau của công ty được đảm bảo, thuận lợi hơn. Dưới đây là bảng thông tin mã ngành giáo dục Anpha đã thống kê và chia sẻ để bạn tham khảo khi đăng ký thành lập công ty giáo dục.

Nhóm ngành Mã ngành Ngành nghề kinh doanh giáo dục
Giáo dục mầm non 8511 Giáo dục nhà trẻ
8512 Giáo dục mẫu giáo
Giáo dục phổ thông 8521 Giáo dục tiểu học
8522 Giáo dục trung học cơ sở
8523 Giáo dục trung học phổ thông
Giáo dục nghề nghiệp 8531 Đào tạo sơ cấp
8532 Đào tạo trung cấp
8533 Đào tạo cao đẳng
Giáo dục khác 8551 Giáo dục thể thao và giải trí
8552 Giáo dục văn hóa nghệ thuật
8559 Giáo dục khác chưa được phân vào đâu
Dịch vụ hỗ trợ giáo dục
xem thêm  Mâm Cỗ Cúng Giao Thừa Tết Giáp Thìn 2024: Bí Kíp Của Ngày Tết

Điều kiện thành lập công ty giáo dục

Kinh doanh giáo dục thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, để thành lập công ty giáo dục, ngoài việc thực hiện đúng các yêu cầu khi thành lập công ty nói chung như tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ, người đại diện pháp luật,… bạn cần đáp ứng thêm các điều kiện ngành nghề, cụ thể:

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-giao-duc

➤ Điều kiện ngành nghề đăng ký kinh doanh

Không nằm trong danh sách ngành nghề bị cấm, thuộc hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam hoặc được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành.

➤ Điều kiện về chứng chỉ

Tùy vào ngành nghề giáo dục bạn đăng ký là gì mà các loại chứng chỉ cần cung cấp sẽ khác nhau.

➤ Điều kiện về giấy phép đủ điều kiện hoạt động (giấy phép con)

Để công ty giáo dục có thể chính thức đi vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần có giấy phép đủ điều kiện hoạt động được cấp bởi Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp tỉnh/thành, nơi đặt trụ sở chính (tùy vào ngành nghề, lĩnh vực hoạt động cụ thể của công ty giáo dục).

➤ Điều kiện về vốn pháp định

Pháp luật hiện không có yêu cầu về vốn pháp định đối với việc thành lập công ty giáo dục. Tuy nhiên, trường hợp công ty giáo dục thành lập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì cần đáp ứng điều kiện về vốn pháp định.

Cụ thể, theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 143/2016/NĐ-CP, vốn pháp định khi thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp (không bao gồm giá trị về đất đai) cần đạt mức tối thiểu:

  • 5 tỷ đồng: Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
  • 50 tỷ đồng: Đối với trường trung cấp;
  • 100 tỷ đồng: Đối với trường cao đẳng.
xem thêm  20+ câu chúc năm mới ngắn gọn, ý nghĩa và độc đáo

➤ Điều kiện khác

Ngoài các điều kiện trên, bạn còn cần đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật…

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty giáo dục

1. Bước 1: Lựa chọn loại hình thành lập công ty giáo dục

Tùy vào số lượng thành viên góp vốn mà bạn có thể lựa chọn loại hình thành lập là công ty cổ phần, công ty TNHH hoặc doanh nghiệp tư nhân. Ở nội dung này, Anpha sẽ chia sẻ thủ tục thành lập công ty giáo dục theo 2 loại hình phổ biến hiện nay là công ty cổ phần và công ty TNHH.

2. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty giáo dục

Căn cứ theo quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

➤ Hồ sơ thành lập công ty cổ phần giáo dục

➤ Hồ sơ thành lập công ty TNHH giáo dục

3. Bước 3: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố

Sau khi hoàn thành việc chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty giáo dục, bạn tiến hành nộp hồ sơ đến Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo hình thức nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc hình thức nộp trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

4. Bước 4: Chờ nhận kết quả

Trong khoảng từ 3 – 5 ngày làm việc, kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ:

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký công ty giáo dục;
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT sẽ gửi văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Lúc này, bạn cần sửa đổi hồ sơ theo hướng dẫn và tiến hành nộp lại.
xem thêm  Gợi ý những bài thơ chúc Tết ông bà độc đáo và ý nghĩa nhất

Lưu ý: Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần đăng thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

5. Bước 5: Đăng ký hoạt động công ty giáo dục (giấy phép con)

Như đã đề cập ở trên, để công ty giáo dục có thể chính thức đi vào hoạt động, sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần thực hiện thêm thủ tục đăng ký hoạt động công ty giáo dục (tức xin giấy phép con – giấy phép đủ điều kiện hoạt động giáo dục). Tùy vào ngành nghề cụ thể bạn đăng ký là gì mà thủ tục này sẽ có sự khác nhau.

Ví dụ:

Nếu muốn xin giấy phép đủ điều kiện hoạt động công ty giáo dục mầm non tư thục thì về cơ bản, bạn cần thực hiện thủ tục theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ xin giấy phép đủ điều kiện hoạt động công ty giáo dục mầm non tư thục;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;
  • Bước 3: Chờ xử lý hồ sơ và nhận kết quả.

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký hoạt động công ty giáo dục mầm non tư thục.